Ðề: help me
góp ý chút he !
1.Theo chuẩn mực hàng tồn kho thì:
Nếu trong kỳ sp thực tế SX ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định CP SX chung cố định phân bổ vào CP chế biến cho mỗi đơn vị SP thep mức công suất bình thường . Khoản chênh lệch CP SX chung cố định chưa phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
2.
- Hao mòn TSCĐ: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định đó do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật..., trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.
- Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.
3.
Theo Thông tư 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng va trích khấu hao tài sản cố định, Điều 7. Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định thì
1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ;
2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm”
4.
TK 413 : dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.
5.
Khi thực hiện mua TSCĐ theo phương thức trả chậm trả góp thì nguyên giá của TSCĐ được xác định là số trả ngay theo hợp đồng phần lãi trả chậm được ghi nhận là chi phí tài chính.........