Hđ trên 20 triệu chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân

nhungkt66

New Member
Hội viên mới
Sếp e mới đi công tác về. Đưa cho e cái HĐ phòng khách sạn 21 triệu. Được sếp trả bằng chuyển khoản tài khoản cá nhân. Giờ e chuyển khoản lại tk cá nhân của sếp số tiền như trên. Thì có được khấu trừ VAT và đưa vào chi phí không. A/C nào gặp trường hợp này rồi tư vấn dùm e với. E cám ơn nhiều:cry7:
 
Ðề: Hđ trên 20 triệu chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân

theo mình chuyển cho sếp làm gì, chuyển cho đơn vị xuất hóa đơn rồi lấy tiền đấy trả sếp (nhờ người ta chuyển Tk cá nhân lại hoặc qua lấy về)
 
Ðề: Hđ trên 20 triệu chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân

Sếp e mới đi công tác về. Đưa cho e cái HĐ phòng khách sạn 21 triệu. Được sếp trả bằng chuyển khoản tài khoản cá nhân. Giờ e chuyển khoản lại tk cá nhân của sếp số tiền như trên. Thì có được khấu trừ VAT và đưa vào chi phí không. A/C nào gặp trường hợp này rồi tư vấn dùm e với. E cám ơn nhiều:cry7:
Điều 15/TT06. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.

a) Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, thẻ ngân hàng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).

Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không đủ điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên.
...
Như Vậy đối với hóa đơn trong trường hợp này DN bạn sẽ ko đủ điều kiện khấu trừ. tuy nhiên số tiền ko được khấu trừ đó bạn đưa vào chi phí (như trường hợp SD hóa đơn trực tiếp)
 
Ðề: Hđ trên 20 triệu chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân

ko bít sếp của bạn đi bao nhiu ngày, bao nhiu người mà tiền phòng lên tận 21 tr được nhỉ. phụ cấp lưu trú chỉ được 300k/người/ngày thui mà.
 
Ðề: Hđ trên 20 triệu chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân

Sếp e mới đi công tác về. Đưa cho e cái HĐ phòng khách sạn 21 triệu. Được sếp trả bằng chuyển khoản tài khoản cá nhân. Giờ e chuyển khoản lại tk cá nhân của sếp số tiền như trên. Thì có được khấu trừ VAT và đưa vào chi phí không. A/C nào gặp trường hợp này rồi tư vấn dùm e với. E cám ơn nhiều:cry7:

Tại TT 65/2013 , điểm C, khoản 9 điều 1 : " Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào....."

Tại điểm b, khoản 1 , Điều 9 của Luật thuế TNDN 2013 :... Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt ..."

Kết hợp quy định thanh toán qua ngân hàng của luật thuế GTGT và quy định "TT không dùng TM" của Luật thuế TNDN, theo tôi, nếu Bạn đi đăng ký số TK cá nhân của sếp trên Giấp phép Đăng ký kinh doanh thì sẽ được khấu trừ thuế . (Nhân tiện đi đăng ký số TK mở ở các ngân hàng khác mà chưa đăng ký luôn)
 
Ðề: Hđ trên 20 triệu chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân

Tại TT 65/2013 , điểm C, khoản 9 điều 1 : " Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào....."

Tại điểm b, khoản 1 , Điều 9 của Luật thuế TNDN 2013 :... Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt ..."

Kết hợp quy định thanh toán qua ngân hàng của luật thuế GTGT và quy định "TT không dùng TM" của Luật thuế TNDN, theo tôi, nếu Bạn đi đăng ký số TK cá nhân của sếp trên Giấp phép Đăng ký kinh doanh thì sẽ được khấu trừ thuế . (Nhân tiện đi đăng ký số TK mở ở các ngân hàng khác mà chưa đăng ký luôn)

Lần đầu tiên nghe thấy điều này...!
 
Ðề: Hđ trên 20 triệu chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân

Lần đầu tiên nghe thấy điều này...!

Chỉ vì cái này mới xuất hiện "chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt" trong Luật thuế TNDN 2013

---------- Post added at 02:53 ---------- Previous post was at 02:48 ----------

Điều 15/TT06. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào


[/I][/COLOR]
Như Vậy đối với hóa đơn trong trường hợp này DN bạn sẽ ko đủ điều kiện khấu trừ. tuy nhiên số tiền ko được khấu trừ đó bạn đưa vào chi phí (như trường hợp SD hóa đơn trực tiếp)
[/CENTER]

Luật thuế TNDN 2013 sẽ loại hóa đơn này khỏi CP được trừ khi tính thuế TNDN .

Tại điểm b, khoản 1, Điều 9, luật thuế TNDN 2013 quy định về Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế :
...
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
 
Ðề: Hđ trên 20 triệu chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân

....Nhân tiện đi đăng ký số TK mở ở các ngân hàng khác mà chưa đăng ký luôn

Đăng ký bổ sung TK ngân hàng này thì theo mẫu 08 của TT85/2007 cũ hay là TT80/2012 mới đối với DN thành lập và hoạt động trước 1/7/2012, đã đăng ký thuế theo mẫu TT85/2007 hả chú?
 
Ðề: Hđ trên 20 triệu chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân

Đăng ký bổ sung TK ngân hàng này thì theo mẫu 08 của TT85/2007 cũ hay là TT80/2012 mới đối với DN thành lập và hoạt động trước 1/7/2012, đã đăng ký thuế theo mẫu TT85/2007 hả chú?

Không biết ngoài đó thế nào, trong này tôi chỉ đăng ký tại Phòng ĐKKD , sử dụng mẫu PHỤ LỤC III-10 : THÔNG BÁO THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ
Hỏi qua thuế có phải dùng mẫu 08 hay không , họ bảo thôi.
 
Ðề: Hđ trên 20 triệu chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân

Tại TT 65/2013 , điểm C, khoản 9 điều 1 : " Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào....."

Tại điểm b, khoản 1 , Điều 9 của Luật thuế TNDN 2013 :... Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt ..."

Kết hợp quy định thanh toán qua ngân hàng của luật thuế GTGT và quy định "TT không dùng TM" của Luật thuế TNDN, theo tôi, nếu Bạn đi đăng ký số TK cá nhân của sếp trên Giấp phép Đăng ký kinh doanh thì sẽ được khấu trừ thuế . (Nhân tiện đi đăng ký số TK mở ở các ngân hàng khác mà chưa đăng ký luôn)

bạn có thể giải thích rõ điều này dc k. nếu bạn lấy tk cá nhân của xếp đi đăng ký kinh doanh thì trên hợp đồng mở tài khoản với ngân hàng sẽ có ngày lập tài khoản ấy với tư cách pháp nhân là công ty là ngày chuyể đổi, như vậy tức là sau ngày giám đốc chuyển tiền đi,
chưa kể trường hợp tk cá nhân của xếp với tk của cty cùng 1 ngân hàng như vậy tk của xếp sẽ không thể chuyển thành tài khoản của cty dc

---------- Post added at 10:34 ---------- Previous post was at 10:29 ----------

Sếp e mới đi công tác về. Đưa cho e cái HĐ phòng khách sạn 21 triệu. Được sếp trả bằng chuyển khoản tài khoản cá nhân. Giờ e chuyển khoản lại tk cá nhân của sếp số tiền như trên. Thì có được khấu trừ VAT và đưa vào chi phí không. A/C nào gặp trường hợp này rồi tư vấn dùm e với. E cám ơn nhiều:cry7:

mình nghĩ trường hợp này bạn làm như trường hợp xếp tạm ứng tiền đi công tác ấy, làm 1 cái giấy tạm ứng, rồi xuất tiền cho xếp bằng tiền mặt, xong bạn làm biên bản thanh toán tam ứng. thế là ok
 
Ðề: Hđ trên 20 triệu chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân

trên 20 thì bắt buộc phải chuyển khoản em ơi.
 
Ðề: Hđ trên 20 triệu chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân

bạn có thể giải thích rõ điều này dc k. nếu bạn lấy tk cá nhân của xếp đi đăng ký kinh doanh thì trên hợp đồng mở tài khoản với ngân hàng sẽ có ngày lập tài khoản ấy với tư cách pháp nhân là công ty là ngày chuyể đổi, như vậy tức là sau ngày giám đốc chuyển tiền đi,
chưa kể trường hợp tk cá nhân của xếp với tk của cty cùng 1 ngân hàng như vậy tk của xếp sẽ không thể chuyển thành tài khoản của cty dc


Hiện nay đang khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt (với mọi hình thức có thể ) nên trong còm của tôi, TK cá nhân của giám đốc có ý nghĩa cũng sẽ là một TK ngân hàng độc lập và giống như mọi TK khác mà chủ TK mang tên Cty trong trường hợp ta đăng ký nó .

P/S : Khi tôi thực hiện việc ĐK số TK ngân hàng cho các DN , Phòng ĐKKD có đề nghị nên đăng ký thêm số TK cá nhân nếu có của các chủ DN, vì xét thấy không tiện nên thôi.
 
Ðề: Hđ trên 20 triệu chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân

=>Trường hợp này k dc khấu trừ VAT. số thuế vAT k dc khấu trừ đó bạn cộng vào Nguyên giá.
Và thủ tục làm chứng từ đi công tác, bạn cần có quyết định đi công tác, giấy đi đường...giấy tạm ứng tiền cho sếp đi ctac..
 
Ðề: Hđ trên 20 triệu chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân

VAT thì không dc khấu trừ roài, còn để tính vào chi phí thì cũng chưa chắc được vì tận 21tr cơ mà. tối đa cho phí lưu trú công tác chỉ 300/ngày. 21 tr là công tác tận 70 ngày cơ ah :sorrynha:
 
Ðề: Hđ trên 20 triệu chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân

Chỉ vì cái này mới xuất hiện "chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt" trong Luật thuế TNDN 2013

---------- Post added at 02:53 ---------- Previous post was at 02:48 ----------



Luật thuế TNDN 2013 sẽ loại hóa đơn này khỏi CP được trừ khi tính thuế TNDN .

Tại điểm b, khoản 1, Điều 9, luật thuế TNDN 2013 quy định về Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế :
...
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
Quy định về việc trên 20tr nếu thanh toán không qua NH thì không đươc hoàn thuế VAT thì có từ lâu rồi chứ không phải mới có đây.

đăng ký số TK cá nhân của sếp trên Giấp phép Đăng ký kinh doanh thì sẽ được khấu trừ thuế . -> Cái này chỉ áp dụng được với loại hình DNTN mà thôi.
 
Ðề: Hđ trên 20 triệu chuyển khoản bằng tài khoản cá nhân

Chỉ vì cái này mới xuất hiện "chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt" trong Luật thuế TNDN 2013


Quy định về việc trên 20tr nếu thanh toán không qua NH thì không đươc hoàn thuế VAT thì có từ lâu rồi chứ không phải mới có đây.

Đúng là "ông nói gà, bà nói vịt"
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top