hao hụt trong định mức

cogiao

Member
Hội viên mới
Em có nghiệp vụ này mún xin ý kiến các bác ;
Mua NVL A . hóa đơn ghi 20 000kg * 3 000 đ/kg chưa thuế VAT , thuế suất 10% . Thực tế nhập kho 18 000 kg , trong đó hao hụt trong định mức là 1.000 kg , phần vượt định mức là 1000 kg chưa xác định được nguyên nhân .
Xin hỏi phần hao hụt trong định mức hạch toán vào tài khoản nào ?
Cụ thể nghiệp vụ trên định khoản như thế nào ?
Thanks các bác !
 
Sửa lần cuối:
Ðề: hao hụt trong định mức

Hao hụt trong định mức không hạch toán.
Chia lại đơn giá nhập kho.
 
Ðề: hao hụt trong định mức

mình nghĩ là hao hụt trong định mức thì phải cho vào giá trị của NVL nhập kho ví dụ trong trường hợp trên định khoản
Nợ TK 152:19000*3000
Nợ TK 138:1000*3000
Nợ TK133:
Có TK111,331:
 
Ðề: hao hụt trong định mức

Sao lại thế ạ ? Bác nói rõ hơn cho em hỉu được ko ?
Giả sử 1000kg hao hụt ngoài định mức tìm ra lý do và bắt đền ông A là 500kgx3000=1,5tr.
Còn 500kg hao hụt ngoài định mức không rõ lý do.
Như vậy cty chi trả người bán 60tr, thu của A 1,5tr, nhập kho 18.000kg hàng.
Rõ ràng cty phải bỏ ra 58,5 tr để có 18.000 kg dùng cho SXKD.
Theo TT134 500kg mất không rõ lý do vẫn được tính chi phí hợp lý, 500kg bắt đền A thì không tính vào chi phí.

Để thuận tiện trong quản trị chi phí NVL, cty hạch toán phần 500kg hao hụt ngoài định mức không rõ lý do đó vào 642 nhằm mục đích: chỉ ghi nhận Nợ 152 với một mức giá chấp nhận được.
Nó nhằm mục đích phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sau này.
Nói cách khác, người ta xem 500kg mất đi đó là một khoản chi phí của giai đoạn quản lý.

Vậy đó, ta quan tâm quản lý cái bất ngờ ngoài dự tính thôi.
Phần còn lại đã là nằm trong ước tính trước rồi thì kệ nó.
Có bi nhiu xài bấy nhiu. Trừ phần đưa vào các TK khác, còn lại ghi Nợ 152.
  • Có 331: 20.000kg x 3.000 đ = 60.000.000 đ
  • Nợ 138: 500 kg x 3.000 đ = 1.500.000 đ
  • Nợ 642: 500 kg x 3.000 đ = 1.500.000 đ
  • Nợ 152: 18.000 kg x MMM = 57.000.000 đ
    ----------(MMM = 57.000.000 đ / 18.000 kg )
Bạn cũng có thể không tính riêng phần hao hụt ngoài định mức không rõ nguyên nhân mà tính chung nó vào Nợ 152 làm tăng thêm đơn giá nhập kho. Nhưng cách này khi DN nhỏ không quan tâm mấy đến kế hoạch hạ giá thành.
 
Ðề: hao hụt trong định mức

Nên sử dụng TK 627 thay vì 642
 
Ðề: hao hụt trong định mức

mình nghĩ là hao hụt trong định mức thì phải cho vào giá trị của NVL nhập kho ví dụ trong trường hợp trên định khoản
Nợ TK 152:19000*3000
Nợ TK 138:1000*3000
Nợ TK133:
Có TK111,331:

bạn ơi ! Thực tế nhập kho chỉ là 18 000 kg thui mà , còn lại 1000 kg hao hụt trong định mức và 1000kg hao hụt ngoài định mức.
 
Ðề: hao hụt trong định mức

bạn ơi ! Thực tế nhập kho chỉ là 18 000 kg thui mà , còn lại 1000 kg hao hụt trong định mức và 1000kg hao hụt ngoài định mức.

1000kg hao hụt trong định mức bạn phải tính vào giá NVL. Giá của 1000kg hao hụt mất thì 18000kg phải chịu:
Bạn nhập kho: số lượng thì bạn vẫn nhập 18000kg nhưng giá trị thì phải là 19000*3000. Sau này tính giá xuất kho.
Còn hao hụt vượt định mức bạn cho vào 138 nhé. Khi nào xác định được nguyên nhân thì chuyển sau.
 
Ðề: hao hụt trong định mức

Em thấy thày giáo ở trên lớp của em nói là hao hụt trong định mức tính vào chi phí 632 . Nhưng em lại thấy trong quyển sách khác nói là cho vào TK 642 , bi h các bác lại bảo là ko hạch toán .... Túm lại là em vẫn chưa hỉu . Ai đó giải thích lại cho em với ạ .
Mà cụ thể là nghiệp vụ trên định khoản như thế nào ạ ?
Em cảm ơn !
 
Ðề: hao hụt trong định mức

Sau khi xem lại mình thấy nên hạch toán thế này:
Có 331 = 20000 kg x 3000 (A) x 110%
Nợ 1331 = A x 10%
Nợ 152 = 18000 kg x 3000
Nợ 632 = 1000 kg x 3000 ( hao hụt trong định mức )
Nợ 1381 = 1000 kg x 3000 ( hao hụt chưa xác định được nguyên nhân)
 
Ðề: hao hụt trong định mức

Em thấy thày giáo ở trên lớp của em nói là hao hụt trong định mức tính vào chi phí 632 . Nhưng em lại thấy trong quyển sách khác nói là cho vào TK 642 , bi h các bác lại bảo là ko hạch toán .... Túm lại là em vẫn chưa hỉu . Ai đó giải thích lại cho em với ạ .
Mà cụ thể là nghiệp vụ trên định khoản như thế nào ạ ?
Em cảm ơn !

Bạn không thể cho trực tiếp vào 632 vì còn phải tùy vào phương pháp tính giá xuất kho nữa chứ?
Thực ra thầy bạn nói ko sai hao hụt định mức phải cho vào khi tính giá xuất kho ==> giá vốn (632). Thực chất giá của 1000kg hao hụt định mức sẽ do 18000kg còn lại gánh. Mình định khoản như thế này:
Ntk 152: 19000*3000 (số lượng trong kho thực chất chỉ có 18000kg)
Ntk138: 1000*3000
NTK 1331:
Ctk 331:

Ví dụ dư đầu là : 37500k ( sản lượng là : 15000kg)
Xuất 17000kg
Nếu bạn xuất theo phương pháp bình quân gia quyền:
Giá xuất kho cho 1 kg sẽ là:
(37500k+19000*3k)/ (15000+18000) = 2.86k
Giá xuất kho: 2.86*17000=48620
Nếu bạn xuất theo phương FIFO:-( nếu kỳ này xuất 17000kg)
giá xuất kho = 37500k+(19000*3k/18000)*2000= 43834
Nếu xuất kho theo phương pháp LIFO:
(19000*3k/18000)*17000= 53833
Như vậy đó.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: hao hụt trong định mức

Bạn không thể cho trực tiếp vào 632 vì còn phải tùy vào phương pháp tính giá xuất kho nữa chứ?
Thực ra thầy bạn nói ko sai hao hụt định mức phải cho vào khi tính giá xuất kho ==> giá vốn (632). Thực chất giá của 1000kg hao hụt định mức sẽ do 18000kg còn lại gánh. Mình định khoản như thế này:
Ntk 152: 19000*3000 (số lượng trong kho thực chất chỉ có 18000kg)
Ntk138: 1000*3000
Ctk 331:
Ctk3331:Ví dụ dư đầu là : 37500k ( sản lượng là : 15000kg)
Xuất 17000kg
Nếu bạn xuất theo phương pháp bình quân gia quyền:
Giá xuất kho cho 1 kg sẽ là:
(37500k+19000*3k)/ (15000+18000) = 2.86k
Giá xuất kho: 2.86*17000=48620
Nếu bạn xuất theo phương FIFO:-( nếu kỳ này xuất 17000kg)
giá xuất kho = 37500k+(19000*3k/18000)*2000= 43834
Nếu xuất kho theo phương pháp LIFO:
(19000*3k/18000)*17000= 53833
Như vậy đó.

Em cảm ơn nhìu ! Cũng hiểu ra 1 chút rùi nhưng mà anh hay chị post sơ suất kỹ thuật rùi . Em mua hàng hóa cơ mừ . Nợ 133 chứ ? hiii...
Thế mà hôm trước ở chỗ thực tập của em các anh chị kế toán tranh luận sôi nổi về vấn đề này mà bất phân thắng bại ...
 
Ðề: hao hụt trong định mức

Làm sao đưa vào 152 phần hao hụt trong định mức khi thực tế không có nhập. Thủ kho chỉ xác nhận khối lượng thực thôi.
 
Ðề: hao hụt trong định mức

Làm sao đưa vào 152 phần hao hụt trong định mức khi thực tế không có nhập. Thủ kho chỉ xác nhận khối lượng thực thôi.

Thủ kho chỉ xác nhận số thực nhập ( số lượng). Còn kế toán ghi giá trị số lượng đó đúng không. Bạn vẫn chưa hiểu ý mình rùi. Thực nhập vẫn là 18000kg nhưng giá trị của khối lượng đó lại là : 19000kg*3000.
 
Ðề: hao hụt trong định mức

Bạn có thể nói rõ hơn là nguyên vật liệu đã xuất vào sản xuất chưa. Khi mua về nhập kho nguyên liệu nếu có sự chênh lệch giữa SL trên Hđơn và SL thực tế thì phản ánh phần chênh lệch vào TK138 (2000kg) chờ xử lý. Nếu ban đầu nhập kho là đúng và sau đó xuất cho sản xuất. Nếu tổng hao hụt thực tế là 2000kg, trong đó 1000kg là hao hụt trong định mức cho phép thì phản ánh vào 627 (tức cấu thành nên giá thành của sản phẩm sau này), còn 1000kg còn lại phản ánh trực tiếp vào 632 (giá vốn hàng bán)
 
Ðề: hao hụt trong định mức

các anh chị cho em hỏi cái, hao hụt ngoài định mức sẽ ảnh hưởng thế nào tới giá trị nguyên vật liệu và giá đơn vị? cảm ơn các anh chị nhiều
 
Ðề: hao hụt trong định mức

Theo mình nên hạch toán thế này:
Nợ 152= 19000 kg x 3000
Nợ TK1331= 19000 kg x 3000 x10%
Nợ 1388= 500 kg x 3000 x 110% ( phần bắt đền A )
Nợ 1381= 500 kg x 3000 x 110% ( phần hao hụt chưa rõ nguyên nhân)
Có 331= 20000 x3000x 110%
sau đó khi xác định được tiếp nguyên nhân thì hạch toán tiếp tương ứng, còn o xác định được nguyên nhân thì sẽ cho vào 811 nhưng o được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế
còn khi làm phiếu nhập kho thì chỉ nhập theo số lượng là 18000kg theo đúng thực tế nhung giá trị thì phải là 19000kg x 3000
 
Sửa lần cuối:
Ðề: hao hụt trong định mức

Sau khi xem lại mình thấy nên hạch toán thế này:
Có 331 = 20000 kg x 3000 (A) x 110%
Nợ 1331 = A x 10%
Nợ 152 = 18000 kg x 3000
Nợ 632 = 1000 kg x 3000 ( hao hụt trong định mức )
Nợ 1381 = 1000 kg x 3000 ( hao hụt chưa xác định được nguyên nhân)

Mình xem trong tài khoản 152
1.1. Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hoá đơn, thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,. . . nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có):
Vậy nên phần hao hụt trong định mức khi nhập mua ngoài không cho vào 632, mà cho vào 152(Nợ 152: 18.000 kg x MMM = 57.000.000 đ)

15. Đối với nguyên liệu, vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê:
- Nếu giá trị nguyên liệu, vật liệu hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép (Hao hụt vật liệu trong định mức), ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top