Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

binhnt

Member
Hội viên mới
Các bạn có thể chỉ giúp mình cách hạch toán hao hụt nguyên vật liệu trong sản xuất không ? Thanks a lot !
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

Câu hỏi hay thế này mà đến bây giờ vẫn chưa có ai cho ý kiến nhỉ ??
Thôi để Bao công tôi thử ý kiến xem thế nào.
Thường thì các công ty sản xuất vẫn có thiết lập hao hụt nguyên vật liệu. Và cứ căn cứ vào bảng định mức hao hụt này mà phang thôi
Nhưng cũng có công ty không thiết lập bảng định mức hao hụt này, thế cũng không sao.
Còn về hạch toán giá tri nguyên liệu hao hụt:
Theo ý của Bao công tôi thì hạch toán thẳng vào giá vốn
Nợ TK 632
Có TK 152
Còn không muốn linh tinh như thế thì cứ làm theo kiểu cổ điển là ghi PXK 5kg NVL nhưng thực xuất kho chỉ 4.8 kg NVL chẳng hạn ==> Số chênh lệch này bù trừ cho phần hao hụt, và thật ra thì cũng chìm vào giá vốn cả thôi.
Chào thân ái
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

Câu hỏi hay thế này mà đến bây giờ vẫn chưa có ai cho ý kiến nhỉ ??
Thôi để Bao công tôi thử ý kiến xem thế nào.
Thường thì các công ty sản xuất vẫn có thiết lập hao hụt nguyên vật liệu. Và cứ căn cứ vào bảng định mức hao hụt này mà phang thôi
Nhưng cũng có công ty không thiết lập bảng định mức hao hụt này, thế cũng không sao.
Còn về hạch toán giá tri nguyên liệu hao hụt:
Theo ý của Bao công tôi thì hạch toán thẳng vào giá vốn
Nợ TK 632
Có TK 152
Còn không muốn linh tinh như thế thì cứ làm theo kiểu cổ điển là ghi PXK 5kg NVL nhưng thực xuất kho chỉ 4.8 kg NVL chẳng hạn ==> Số chênh lệch này bù trừ cho phần hao hụt, và thật ra thì cũng chìm vào giá vốn cả thôi.
Chào thân ái

Theo mình thì phải có bảng đăng ký định mức hao hụt nguyên vật liệu doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế
Theo Anh Bao thì mức hao hụt ngoài định mức đã đăng ký thì có được đưa vào chi phí hoặc giá vốn không.
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

Theo mình thì phải có bảng đăng ký định mức hao hụt nguyên vật liệu doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế
Theo Anh Bao thì mức hao hụt ngoài định mức đã đăng ký thì có được đưa vào chi phí hoặc giá vốn không.

* Bảng định mức thì doanh nghiệp tự xây dựng bạn ah, ko phải nộp cho cơ quan thuế.

* Có được đưa vào CP hay ko thì bạn coi thử TT134 nhé:
* Thông tư 134 /2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007
2. Những khoản chi phí sau đây không tính vào chi phí hợp lý:
2.2. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý, bị tổn thất hoặc bị hư hỏng đã được các tổ chức, cá nhân bồi thường.

Mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh do cơ sở kinh doanh tự xây dựng. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành. Trường hợp cơ sở kinh doanh không xây dựng mức tiêu hao hợp lý thì mức tiêu hao được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, lĩnh vực, quy mô tương tự.
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

cho em chen ngang mot chút, sao các pác đưa phần hao hụt trong sản xuất vào thẳng giá vốn nhỉ? ở nơi em nếu mà hao hụt trong định mức thì hạch toán nhhư thế này nợ 627/có 3381, sau đó cuối kỳ 3381 xem là một khoản thu nhập khác, không biết em làm vậy có đúng không ? vì phần hao hụt trong định mức được xem là một khoản chi phí để tính giá thành rồi, có ai có cao kiến gì không? thời hạn nộp BCTC sắp đến không biết em làm thế có sao không nhỉ?
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

cho em chen ngang mot chút, sao các pác đưa phần hao hụt trong sản xuất vào thẳng giá vốn nhỉ? ở nơi em nếu mà hao hụt trong định mức thì hạch toán nhhư thế này nợ 627/có 3381, sau đó cuối kỳ 3381 xem là một khoản thu nhập khác, không biết em làm vậy có đúng không ? vì phần hao hụt trong định mức được xem là một khoản chi phí để tính giá thành rồi, có ai có cao kiến gì không? thời hạn nộp BCTC sắp đến không biết em làm thế có sao không nhỉ?

Chính câu màu xanh thứ 2 đã trả lời cho câu hỏi màu xanh thứ nhất của bạn rồi.
Mà phần hao hụt sao bạn lại hạch toán vào 338 nhỉ.
Hao hụt là mất đi.
TK 338 là tài khoản PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC.
Trong đó tiểu khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền
Hai cái này khác nhau hoàn toàn mà bạn
Hay là bạn nhầm với TK 138 nhỉ ??
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

cho em chen ngang mot chút, sao các pác đưa phần hao hụt trong sản xuất vào thẳng giá vốn nhỉ? ở nơi em nếu mà hao hụt trong định mức thì hạch toán nhhư thế này nợ 627/có 3381, sau đó cuối kỳ 3381 xem là một khoản thu nhập khác, không biết em làm vậy có đúng không ? vì phần hao hụt trong định mức được xem là một khoản chi phí để tính giá thành rồi, có ai có cao kiến gì không? thời hạn nộp BCTC sắp đến không biết em làm thế có sao không nhỉ?

Hao hụt trong định mức thì hạch toán ngay khi đưa nguyên VL vào SX, bạn chú ý khi tính giá thành SP thì hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình SX được hạch toán thẳng vào giá trị NVL đưa vào thông qua bút toán
Nợ TK 621
Có TK 152( đã bao gồm cả hao hụt trong định mức)

Không hạch toán riêng
Nợ TK 627
Có TK 338

Đâu nhé!
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

* Bảng định mức thì doanh nghiệp tự xây dựng bạn ah, ko phải nộp cho cơ quan thuế.

* Có được đưa vào CP hay ko thì bạn coi thử TT134 nhé:

Trước đây mình có làm bảng định mức tiêu hao NVL rồi và bên thuế người ta cũng đòi một bản đó bạn. Vậy chắc là họ đòi ngoài quy định rồi phải ko.
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

À ! em quên nói rỏ cho Pác Baocong biet là em hạch toán thế này
khi NVL thừa trong định mức thì HTnợ 627/có 3381
Khi nguyên vật liệu thiếu so với định mức thì nơ 3381/có 627
mà ở chổ em tháng nào cũng có số thừa và thiếu trong định mức và bao giờ thừa cũng cao hơn số thiếu nên mới có chuyện cuối năm hạch toán vào thu nhập khác, mà năm nào cũng mời kiểm toán hết á, họ không nói gì em có hỏi thì họ nói hạch toán vậy ổn rồi , vậy là sao hở anh Bao, em mới vào nghề chưa lâu nên còn phải học hỏi nhiều lắm, chỉ giáo với nhé
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

À ! em quên nói rỏ cho Pác Baocong biet là em hạch toán thế này
khi NVL thừa trong định mức thì HTnợ 627/có 3381
Khi nguyên vật liệu thiếu so với định mức thì nơ 3381/có 627
mà ở chổ em tháng nào cũng có số thừa và thiếu trong định mức và bao giờ thừa cũng cao hơn số thiếu nên mới có chuyện cuối năm hạch toán vào thu nhập khác, mà năm nào cũng mời kiểm toán hết á, họ không nói gì em có hỏi thì họ nói hạch toán vậy ổn rồi , vậy là sao hở anh Bao, em mới vào nghề chưa lâu nên còn phải học hỏi nhiều lắm, chỉ giáo với nhé

Tớ nói thật là tớ không hiểu sao bạn lại hạch toán
Nợ TK 627
Có TK 3381
và Nợ TK 3381
Có TK 627 trong trường hợp NVL thừa hoặc thiếu so với định mức cả?:confuse1:
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

mà không phải em sáng tác ra bút toán này đâu nhé, lúc em chưa vào làm ở công ty này người ta đã làm thế với NVL thừa và thiếu trong định mức rồi, sau này em vào làm thì thấy thế cứ thấy nó hơi kỳ kỳ mà không biết phải làm sao, hỏi thì hỏng biết hỏi ai nên cư làm tới tới luôn sau này nhìn kỷ lại đúng là đưa thừa thiếu vào 621 nó đúng hơn phải không nhỉ?
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

mà không phải em sáng tác ra bút toán này đâu nhé, lúc em chưa vào làm ở công ty này người ta đã làm thế với NVL thừa và thiếu trong định mức rồi, sau này em vào làm thì thấy thế cứ thấy nó hơi kỳ kỳ mà không biết phải làm sao, hỏi thì hỏng biết hỏi ai nên cư làm tới tới luôn sau này nhìn kỷ lại đúng là đưa thừa thiếu vào 621 nó đúng hơn phải không nhỉ?

* Các khoản thừa ngoài định mức thì quăng vào 632 đi ah - theo lý thuyết, thực tế thì các kụ nhà ta quăng hết vào 621 để tính giá thành cho nó lành, đưa vào 632 để lại loại nó ra khi tính thuế ah - Xây dựng định mức thì cũng là các pác tự xây dựng chứ ai ... các pác cứ xây dựng cái định mức sao cho nó lành vì các doanh nghiệp sử dụng công nghệ khác nhau, trình độ nhân công khác nhau nên định mức khác nhau là tất nhiên :cheers1:
Thông tư 134 /2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007
2. Những khoản chi phí sau đây không tính vào chi phí hợp lý:
2.2. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý, bị tổn thất hoặc bị hư hỏng đã được các tổ chức, cá nhân bồi thường.

Mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh do cơ sở kinh doanh tự xây dựng. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành. Trường hợp cơ sở kinh doanh không xây dựng mức tiêu hao hợp lý thì mức tiêu hao được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, lĩnh vực, quy mô tương tự.
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

* Các khoản thừa ngoài định mức thì quăng vào 632 đi ah - theo lý thuyết, thực tế thì các kụ nhà ta quăng hết vào 621 để tính giá thành cho nó lành, đưa vào 632 để lại loại nó ra khi tính thuế ah - Xây dựng định mức thì cũng là các pác tự xây dựng chứ ai ... các pác cứ xây dựng cái định mức sao cho nó lành vì các doanh nghiệp sử dụng công nghệ khác nhau, trình độ nhân công khác nhau nên định mức khác nhau là tất nhiên :cheers1:
Thưa bác Kid, theo ý em thì :
1. Chỉ đưa vào 632 khi lượng thành phẩm sx ra và tồn nó tương đối đều .
2. Ngược lại thì đưa vào 621.
3. Ở đây là kế toán cho kế toán chứ hổng phải cho thuế, cho vào 621 để sau một năm nhìn lại thì DN xây dựng định mức đúng hơn ( trong trường hợp này hình như bác coccon xài giá chuẩn ?? ) -> giá thành đúng hơn -> có cái nhìn đúng hơn về chi phí sản xuất nữa .
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

Thưa bác Kid, theo ý em thì :
1. Chỉ đưa vào 632 khi lượng thành phẩm sx ra và tồn nó tương đối đều .
2. Ngược lại thì đưa vào 621.
3. Ở đây là kế toán cho kế toán chứ hổng phải cho thuế, cho vào 621 để sau một năm nhìn lại thì DN xây dựng định mức đúng hơn ( trong trường hợp này hình như bác coccon xài giá chuẩn ?? ) -> giá thành đúng hơn -> có cái nhìn đúng hơn về chi phí sản xuất nữa .

Thực tế làphang vào 621 hết các khoản vượt định mức hao hụt nguyên vật liệu, sau 3 tháng tính giá thành lại xem cái khoản vượt mức đó như thế nào? Rùi tính lại định mức giá thành tiếp. Chứ chẳng hạch toán ra 627 làm gì cho mệt như mấy Pác đã nói.:cheers1:
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

Xét về kế toán:
1 - Sao không đưa vào 627 hay 642 mà đưa thẳng vào 632?
Vì ở phân tích giá thành, nếu ta tách nó ra khỏi CPNVL thì có 2 phần để tách là lượng và giá. Kế toán giá thành khá mệt đó. Tuy nhiên lại không mệt lắm nếu có máy tính. Và thường áp dụng PP giá thành này trong điều kiện máy móc hiện đại , sản xuất hàng loạt (mức tiêu hao ổn định) .
Do đó, hao hụt ngoài định mức (về lượng) ta tách riêng và cho rằng tăng giảm ngoài định mức này là do quản lý, không phải do tay nghề công nhân hay máy móc hỏng hay chất lượng NVL không ổn định.
Và nếu xem đó là do quản lý thì tại sao không ghi vào 627 hay 642?
2 - Nếu tách phần lượng khỏi 621 thì khi phân tích giá thành chỉ còn xem xét phần giá nhập-xuất kho NVL thôi.
Nếu tính hết vào 621 thì ta đã tính giá thành thực tế và thêm điều kiện là nhận định: tăng giảm hao hụt là do NVL không ổn định. máy móc, tay nghề CN không ổn định.
--------
A = Chi phí NVL
m = Sản lượng
a = NVL tiêu hao (kg, cái, con ...) trên 1 đơn vị sản phẩm
k = Đơn giá NVL

Chi phí NVL kỳ này:
A1 = m1 x a1 x k1
Chi phí NVL kỳ chuẩn (hoặc kỳ kế hoạch):
A0 = m0 x a0 x k0
Chênh lệch:
A1-A0 = (m1 x a1 x k1) - (m0 x a0 x k0)

Phân tích:
Do tăng sản lượng: delta(m) = (m1-m0) x a0 x k0
Do hao hụt (tiêu hao): delta(a) = m1 x (a1-a0) x k0
Do giá cả mua NVL: delta(k) = m1 x a1 x (k1 - k0)

delta(a) là số cần tính.
Bạn thấy giả sử thực tế mua 12kg NVL giá 11đ, trong khi Kế hoạch giá thành 10 kg giá 10 đồng.
Vậy giá thành cao hơn kế hoạch 12x11 - 10x10 = 32 đồng.
Nhưng khi ta mua giá 11 đồng nghĩa là ta đã chấp nhận giá đó và do đó không tính là do hao hụt vượt định mức được. Là do thị trường, do nguồn NVL (nhà cung cấp) không ổn định.
Vậy hao hụt do tiêu hao NVL nhiều hơn KH là: (12kg-10kg) x10d = 20đ
Còn lại 12 đồng là do giá cả.
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

Cho mình góp ý với nhé.Thường hao hụt thiếu thì có 2 trường hợp:
1. Thiếu Trong định mức:
Nợ 152;1331
Có Tk liên quan: Ghi đúng giá trị trên hóa đơn
2. Thiếu ngoài định mức:
Nợ 152: Giá trị thực nhập
Nợ 1381: Giá trị thiếu ngoài định mức
Nợ 1331: Số thuế ghi trên hóa đơn
Có TK liên quan
Sau đó căn cứ vào biên bản xứ lý:
Nợ 111,112: nếu đã bồi thường
Nợ 1388: Nếu chưa bồi thường
Nợ 632: Nếu ko xác định được nguyên nhân
Có 1381

Còn trường hợp thừa:
1.Ngoài định mức: Nợ 152 : Số thực nhập
Nợ 1331: số thuế ghi trên hóa đơn
có Tk liên quan(111,112...): tổng số tiền ghi trên hóa đơn
Có 3381: số thừa
Nếu thừa mà mình giữ hộ cho người bán thì theo dõi và ghi đơn Nợ 002; khi nào trả lại thì ghi đơn Có 002.

1.thừa trong định mức thì hạch toán bình thường là giá ghi trên hóa đơn.
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

Câu hỏi hay thế này mà đến bây giờ vẫn chưa có ai cho ý kiến nhỉ ??
Thôi để Bao công tôi thử ý kiến xem thế nào.
Thường thì các công ty sản xuất vẫn có thiết lập hao hụt nguyên vật liệu. Và cứ căn cứ vào bảng định mức hao hụt này mà phang thôi
Nhưng cũng có công ty không thiết lập bảng định mức hao hụt này, thế cũng không sao.
Còn về hạch toán giá tri nguyên liệu hao hụt:
Theo ý của Bao công tôi thì hạch toán thẳng vào giá vốn
Nợ TK 632
Có TK 152
Còn không muốn linh tinh như thế thì cứ làm theo kiểu cổ điển là ghi PXK 5kg NVL nhưng thực xuất kho chỉ 4.8 kg NVL chẳng hạn ==> Số chênh lệch này bù trừ cho phần hao hụt, và thật ra thì cũng chìm vào giá vốn cả thôi.
Chào thân ái


Lập bảng định mức trình các cấp ký duyệt, nhớ lập cao hơn bình thường (bao gồm hao hụt), sau đó hạch toán như không có chuyện gì xảy ra -> nhanh, gọn lẹ (đôi khi đến kỳ kiểm kê còn được thừa ra 1 ít bù cho những lần sau có thay đổi thiết kế, sữa chưa khuôn mẫu nên định mức tăng thêm...):helpsmilie:
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

Công ty mình chỉ là Công ty Thương mại thôi, tuy nhiên Cty mình có kinh doanh mặt hàng nông sản. vậy tới cuối tháng khi tính hao hụt mình phải làm như thế nào cho hợp lý. Các bạn nào biết vui lòng chỉ dùm mình với. Thanks a lot.
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

Mọi trường hợp thiếu hụt nguyên vật liệu trong kho hoặc nơi quản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:
- Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán
- Nếu giá trị NVL hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép, KT ghi:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 152 : NVL
- Nếu số hao hụt, mất mát chưa rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, ghi:
Nợ TK 1381 :TS thiếu chờ xử lý
Có TK 152
- Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:
Nợ TK111 (Do người phạm lỗi nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 1388 (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ TK334 (Nếu trừ vào lương của người phạm lỗi)
Nợ TK 632 : Giá trị hao hụt, mất mát nguyên vật liệu
Có TK 1381 : TS thiếu chờ xử lý
Các bạn tham khảo nha!
 
Ðề: Hạch toán hao hụt nguyên vật liệu

Hao hụt thừa hay thiếu so với Định mức đều phải tính giá thành chứ nhỉ??? Như vậy mới có việc chênh lệch giữa tiêu hao định mức và tiêu hao thực tế. Từ đó, DN mới cần phân tích nguyên nhân phần chênh lệch đó như: Định mức đúng chưa? Hay quá trình sản xuất thực tế bị hao hụt mà phải tìm nguyên nhân.
Còn có trường hợp nếu Phế liệu nhập lại kho có thể định khoản qua: N1526 (Phế liệu thu hồi) / C 154
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top