Hạch toán chênh lệch tỷ giá

hnfarmer

New Member
Hội viên mới
Các bạn cho hỏi khi tài sản mua bằng ngoại tệ thì ngày giao dịch để ghi nhận giá trị tài sản được hiểu là ngày nào?
1.Ngày lập hợp đồng?
2.Ngày nhận tài sản (nếu tài sản lớn, nhận nhiều ngày và không định giá được cho từng bộ phận thì sao?)
3.Ngày phát hành hóa đơn?
4.Ngày thanh toán ( nếu thanh toán nhiều lần thì sao?)
Và nếu có văn bản quy định kèm theo thì cho hỏi luôn số hiệu văn bản nhé.Thanks!
 
Ðề: Hạch toán chênh lệch tỷ giá

Các bạn cho hỏi khi tài sản mua bằng ngoại tệ thì ngày giao dịch để ghi nhận giá trị tài sản được hiểu là ngày nào?
1.Ngày lập hợp đồng?
2.Ngày nhận tài sản (nếu tài sản lớn, nhận nhiều ngày và không định giá được cho từng bộ phận thì sao?)
3.Ngày phát hành hóa đơn?
Theo mình thì Ghi nhận giá trị TS khi nhận tài sản(theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch), nếu TS lớn, nhận nhiều ngày và không định giá được cho từng bộ phận thì ghi nhận theo ngày của hóa đơn
4.Ngày thanh toán ( nếu thanh toán nhiều lần thì sao?)
Khi thanh toán thì hạch toán theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán, thanh toán nhiều lần thì hạch toán theo tỷ giá của từng lần thanh toán đó => vậy mới có chênh lệch tỷ giá để hạch toán.
 
Ðề: Hạch toán chênh lệch tỷ giá

khi nhận theo ngày trên HĐ, còn than toán nhiều lần thì ghi nhận chênh lệch tỷ giá
 
Ðề: Hạch toán chênh lệch tỷ giá

Theo mình thì ghi nhận theo ngày giao dịch, đến ngày thanh toán nếu chênh lệch thì hạch toán vào TK 413
 
Ðề: Hạch toán chênh lệch tỷ giá

Theo mình thì ghi nhận theo ngày giao dịch, đến ngày thanh toán nếu chênh lệch thì hạch toán vào TK 413
KO sử dụng TK 413 nha bạn Sử dụng TK 515 hoặc 635.
Các bạn cho hỏi khi tài sản mua bằng ngoại tệ thì ngày giao dịch để ghi nhận giá trị tài sản được hiểu là ngày nào?
1.Ngày lập hợp đồng?
2.Ngày nhận tài sản (nếu tài sản lớn, nhận nhiều ngày và không định giá được cho từng bộ phận thì sao?)
3.Ngày phát hành hóa đơn?
4.Ngày thanh toán ( nếu thanh toán nhiều lần thì sao?)
Và nếu có văn bản quy định kèm theo thì cho hỏi luôn số hiệu văn bản nhé.Thanks!

Nếu là hàng nhập khẩu. Ngày ghi nhận TS là ngày trên Tờ khai Hải quan.
Đối với Hàng trong nước. Ngày ghi nhận TS là ngày nhận tài sản và fát hành Hóa Đơn, 2 cái này thường đi songsong với nhau. Nếu ko nữa thì lấy ngày fát hành Hóa đơn làm ngày ghi nhận.
Thân !
 
Ðề: Hạch toán chênh lệch tỷ giá

KO sử dụng TK 413 nha bạn Sử dụng TK 515 hoặc 635.
Đúng
Nếu là hàng nhập khẩu. Ngày ghi nhận TS là ngày trên Tờ khai Hải quan.
Đối với Hàng trong nước. Ngày ghi nhận TS là ngày nhận tài sản và fát hành Hóa Đơn, 2 cái này thường đi songsong với nhau. Nếu ko nữa thì lấy ngày fát hành Hóa đơn làm ngày ghi nhận.
Thân !
Đơn giản hóa vấn đề thì tập hợp chi phí và ghi nhận hàng nhập kho.
Khi nào xuất kho sử dụng thì ghi nhận TSCĐ.
 
Ðề: Hạch toán chênh lệch tỷ giá

Sorry bạn nhé, minh nham sang chênh lệch tỷ giá đối với ngoại tệ mà công ty đang có, theo mình ghi nhận theo ngày giao dịch, thanh toán theo tỷ giá ngày xuất hóa đơn, nếu tỷ giá thấp hơn thi hạch toán phần chênh lệch vào 515, nếu tỷ giá cao hơn thì hạch toán phần chênh lệch vào TK 635
 
Ðề: Hạch toán chênh lệch tỷ giá

Căn cứ vào hóa đơn bạn ạ, chứ không căn cứ vào mấy cái kia.trên hóa đơn sẽ có ghi ngoại tệ và tỷ giá hạch toán trên đó nữa, bạn căn cứ vào đó
Thân chào

Bạn có văn bản hướng dẫn không thì cho xin số hiệu văn bản nhé, để còn ''nói có sách'' khi bảo vệ trước các cơ quan chức năng, còn nếu không thì vẫn là theo thói quen àh!
 
Ðề: Hạch toán chênh lệch tỷ giá

Các bạn cho hỏi khi tài sản mua bằng ngoại tệ thì ngày giao dịch để ghi nhận giá trị tài sản được hiểu là ngày nào?
1.Ngày lập hợp đồng?
2.Ngày nhận tài sản (nếu tài sản lớn, nhận nhiều ngày và không định giá được cho từng bộ phận thì sao?)
3.Ngày phát hành hóa đơn?
4.Ngày thanh toán ( nếu thanh toán nhiều lần thì sao?)
Và nếu có văn bản quy định kèm theo thì cho hỏi luôn số hiệu văn bản nhé.Thanks!
Theo VAS 03 thì:

TSCĐ hữu hình mua sắm

14. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).

15. Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình.

16. Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.

Trong VAS 03 có nói 2 từ GIÁ MUA. Theo các bạn hiểu thế vào về 2 từ này??? Theo Let thì... giá mua là giá thỏa thuận và đã được sự nhất trí giữa 2 bên ngay tại thời điểm đàm phán xong, có thể được lập bằng văn bản là Hợp đồng. Trường hợp của bạn hnfarmer, nếu trong hợp đồng có thể hiện tỉ giá thanh toán trong ngày ký hợp đồng thì ghi nhận giá trị tài sản theo ngày đó, nếu không thì có thể ghi nhận dựa vào tỉ giá trên hóa đơn. Còn những khoảng chênh lệch khi thanh toán, bạn xử lý theo VAS 10.

Theo VAS 10:
.....
- Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm.

- Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính.
.....
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top