Góp vốn cổ phần

Bằng Lăng

(¯°•(¯°•.BL.•° ¯).•¯)
Hội viên mới
Mua cổ phiếu

Em có câu hỏi xin ý kiến của mọi người.
Công ty A lấy 60 % cổ phiếu của mình để mua 50% cổ phiếu của công ty B .Vậy trong trường hợp này, công ty nào là công ty mẹ, công ty nào là công ty con?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Góp vốn cổ phần

Có lẽ pác dùng từ ĐẦU TƯ 60% thì rõ hơn là từ LẤY 60%. Một công ty được coi là công ty con của một công ty khác khi công ty khác đó nắm đa số phần vốn góp.
Mình nghĩ là A đầu tư bao nhiêu ko quan trọng vấn đề là mua đc bao nhiêu % của B thôi. Trường hợp 50% này thì chịu. Bạn tham khảo ở điều 141;141 Luật DN thử xem
 
Ðề: Mua cổ phiếu

Em có câu hỏi xin ý kiến của mọi người.
Công ty A lấy 60 % cổ phiếu của mình để mua 50% cổ phiếu của công ty B .Vậy trong trường hợp này, công ty nào là công ty mẹ, công ty nào là công ty con?

Trường hợp này là chơi cổ phiếu, có liên quan gì đến công ty mẹ và công ty con không?
 
Ðề: Góp vốn cổ phần

Cty mẹ là cty đã mua CP.
Sổ đăng ký cổ đông của cty con sẽ ghi tên cổ đông là pháp nhân cty mẹ.
Còn sổ đăng ký cổ đông của cty mẹ ghi tên cổ đông là cá nhân đã bỏ tiền ra mua CP cty mẹ.
 
Ðề: Góp vốn cổ phần

Công ty A (Công ty Mẹ) đứng ra thành lập Công ty B (Công ty Con) và được ghi vào Giấy chứng nhận ĐKKD. Do đó, sở hữu phần lớn cổ phần Công ty Con đồng thời có quyền bổ nhiệm hay bãi nhiệm các thành viên HĐQT (HĐTV). Trường hợp Bạn hỏi chưa đầy đủ nên rất khó trả lời.
 
Ðề: Góp vốn cổ phần

Có lẽ pác dùng từ ĐẦU TƯ 60% thì rõ hơn là từ LẤY 60%. Một công ty được coi là công ty con của một công ty khác khi công ty khác đó nắm đa số phần vốn góp.
Mình nghĩ là A đầu tư bao nhiêu ko quan trọng vấn đề là mua đc bao nhiêu % của B thôi. Trường hợp 50% này thì chịu. Bạn tham khảo ở điều 141;141 Luật DN thử xem
Nhưng A và B đều sở hữu >50% cổ phiếu lẫn nhau.
Cảm ơn bạn, mình sẽ xem lại kỹ hơn.

Trường hợp này là chơi cổ phiếu, có liên quan gì đến công ty mẹ và công ty con không?
Ý của bạn là khi chơi cổ phiếu thì dù là A có nắm giữ hơn 50% cổ phiếu của B thì vẫn chỉ là cổ đông bình thường, không có quyền kiểm soát công ty B?
Cty mẹ là cty đã mua CP.
Sổ đăng ký cổ đông của cty con sẽ ghi tên cổ đông là pháp nhân cty mẹ.
Còn sổ đăng ký cổ đông của cty mẹ ghi tên cổ đông là cá nhân đã bỏ tiền ra mua CP cty mẹ.
Đều là công ty hết bác ơi, không có cá nhân.
Công ty A (Công ty Mẹ) đứng ra thành lập Công ty B (Công ty Con) và được ghi vào Giấy chứng nhận ĐKKD. Do đó, sở hữu phần lớn cổ phần Công ty Con đồng thời có quyền bổ nhiệm hay bãi nhiệm các thành viên HĐQT (HĐTV). Trường hợp Bạn hỏi chưa đầy đủ nên rất khó trả lời.
Không phải A đứng ra thành lập B. Mà là 2 công ty này đang hoạt động độc lập và không liên quan gì nhau cho đến khi xảy ra chuyện A và B mua cổ phiếu lẫn nhau.

 
Ðề: Góp vốn cổ phần

Vậy nên trong trường hợp này không phải là mô hình Công ty Mẹ - Con.
 
Ðề: Góp vốn cổ phần

Theo câu hỏi ban đầu của Bằng Lăng thì điều kiện kiểm sóat nhau là đã thỏa mãn.
Câu hỏi chỉ hỏi vấn đề còn lại là : chiếu theo tỷ lệ thì ai là mẹ ai là con?

Xem lại vài đoạn trong CM25:

03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Kiểm soát: Là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó.
Công ty con: Là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ).
09. Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm việc hợp nhất báo cáo tài chính của tất cả các công ty con do công ty mẹ kiểm soát, trừ các công ty quy định ở đoạn 10. Quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con được xác định khi công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (công ty mẹ có thể sở hữu trực tiếp công ty con hoặc sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty con khác) trừ trường hợp đặc biệt khi xác định rõ là quyền sở hữu không gắn liền với quyền kiểm soát. Trong các trường hợp sau đây, quyền kiểm soát còn được thực hiện ngay cả khi công ty mẹ nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết tại công ty con:
(a) Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết;

(b) Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận;

(c) Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương;

(d) Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương.
10. Một công ty con được loại trừ khỏi việc hợp nhất báo cáo tài chính khi:
(a) Quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời vì công ty con này chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong tương lai gần (dưới 12 tháng); hoặc

(b) Hoạt động của công ty con bị hạn chế trong thời gian dài và điều này ảnh hưởng đáng kể tới khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ.
Công ty mẹ kế toán khoản đầu tư vào các công ty con loại này theo quy định tại chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính”.

Tỷ lệ mà BL nêu ra chỉ là ví dụ. Quan hệ mẹ con là đã xác định.
Nếu không thi phải thành 2 câu hỏi:
- Có là quan hệ mẹ-con không?
- Nếu có, thì ai là mẹ?
Vì thế, theo câu hỏi với tiên đề BL đã cho sẵn, ở đây lưu ý 1 điểm: cty mẹ đứng tên pháp nhân sở hữu cty con, còn CP cty mẹ là do cá nhân hoặc tổ chức khác nắm giữ chứ không phải là do pháp nhân cty con nắm giữ.
=> A là mẹ. BCTC của A phải tính đến KQKD của cty con B.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top