Giúp mình gấp!

bachhop

New Member
Hội viên mới
Công ty mình hoạt động kinh doanh về lĩnh vực đầu tư dự án, xây dựng biệt thự và nhà cao cấp. Công ty có vay vốn ở ngân hàng. Mình có 2 cách giải quyết về chi phí lãi vay nhưng vẫn còn phân vân. Mong các bạn góp ý kiến để mình tham khảo.

Cách 1: Chi phí lãi vay mình sẽ tập hợp vào TK 635 rồi cuối tháng kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh (lãi - lỗ). Mình hạch toán như sau:

Nợ TK 635: 300.000.000
Có TK 111: 300.000.000

Nợ TK 911: 300.000.000
Có TK 635: 300.000.000

Nợ (Có) TK 421:
Có TK 911:
Mình hạch toán như vậy có được không?

Cách 2: Theo chuẩn mực kế toán số 16, nếu chi phí lãi vay phục vụ cho đúng dự án đó thì sẽ được đưa vào vốn hóa. Hàng tháng mình hạch toán như sau:
Nợ TK 635: 300.000.000
Có TK 111: 300.000.000

Nợ TK 241: 300.000.000 - được vốn hóa thành TSCĐ Cty
Có TK 635: 300.000.000
Theo cách hạch toán này không kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Theo các anh chị và các bạn, mình nên chọn cách nào là phù hợp nhất?
Nếu chọn cách 2 thì sau khi dự án hoàn thành, Công ty bán những ngôi biệt thự đã xây dựng thì TK 241 - TSCĐ được vốn hóa - của Công ty có bị ảnh hưởng gì không? (Vì nếu bán đi rồi thì tài sản đó không còn thuộc quyền sở hữu của Công ty nữa. Trong khi đó, TK 241 số tiền vẫn còn?):confused1:

Mong các anh chị và các bạn giúp mình gấp!:laugh:
 
Khi công trình hoàn thành thì bạn k/c : Nợ 211/Có 241 rồi mà.
 
Sửa lần cuối:
Mình cũng nghĩ đến là sau khi công trình hoàn thành sẽ kết chuyển vào TK 211. Nhưng công trình này, Công Ty xây dựng những ngôi biệt thự lên để bán chứ không phải làm tài sản riêng của Công Ty.

Phongvan có cách nào giải thích cho mình rõ hơn được không? Trong tương lai, nếu bán những ngôi biệt thự trên thì mình sẽ hạch toán như thế nào? Có phải xem như bán một TSCĐ không?

Cảm ơn Phongvan trước!
 
Nếu công ty XD biệt thự để bán thì bạn hạch toán như cho DN xây dựng bình thường thôi. Tập hợp chi phí vào 154
Sau đó nếu bán hàng luôn thì k/c: Nợ 632/Có 154
Nếu công trình hoàn thành mà chưa bán thì k/c: Nợ 155/Có 154
 
Công ty chị Phương thì xây dựng biệt thự lên để bán. CÒn Công ty của mình chỉ làm cở sở hạ tầng thôi!

Sau đây là quy trình làm việc của Công ty mình:
1. Ký hợp đồng góp vốn kinh doanh cho những người mua (khách hàng) các lô đất mà Công ty đã phân lô.
2. Định kỳ Công ty mình có thu tiền của khách hàng góp vốn. Tiền góp vốn này được đưa vào TK 441
Nợ TK 111 (112)
Có TK 441
3. Sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng xong thì Công ty sẽ giao nền và giao đất cho khách hàng.
4. Khách hàng tự xây dựng nhà hoặc thuê Công ty xây nhà
5. Công ty sẽ chuyển quyền sử dụng đất cho khách hàng

Trong quá trình xây dựng cở sở hạ tầng, Công ty mình có vay vốn ngân hàng. Như vậy thì phần chi phí lãi vay mình sẽ hạch toán vào đâu?

Mong bạn Phongvan, chị Phương và các anh chị giúp dùm mình. Mình cảm ơn!
 
Theo mình đoán thì ban đầu Cty bạn cũng phải mua quyền sử dụng đất, do vậy
- Khi mua quyền SDĐ sẽ hạch toán:
Nợ TK 1567(Bất động sản đầu tư)
Có TK 111,112,331, . . .
- Các chi phí liên quan tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng được tập hợp vào TK 154 sau đó kết chuyển: Nợ TK 1567/Có TK 154
- Chi phí lãi vay:
Do tính chất vay không phải để đầu tư xây dựng TS cho Cty nên sẽ không được vốn hóa mà phải hạch toán như vay vốn hoạt động kinh doanh:
Nợ TK 635
Có TK 111,112, . . .
Nợ TK 911
Có TK 635
- Định kỳ thu tiền khách hàng theo mình nghĩ nên hạch toán như một khoản ứng trước của khách hàng:
Nợ TK 111,112
Có TK 131
TK 441 theo mình biết chỉ sử dụng cho những doanh nghiệp nhà nước.

Mong được học hỏi thêm từ các bạn.
 
theo suy nghĩ của riêng tôi thì câu trả lời cua ban lion_king la hơpl lý

theo tôi vì công ty của bạn bách hơp la đầu tư trong lĩnh vực buôn bán bất động sản và có vay vốn ngân hàng .nên ban đầu Cty bạn cũng phải mua quyền sử dụng đất.được hoạch toán như bạn lion_king đã hoạch toán.và khi xây dựng cơ sở hạ tầng được hoạch toán và kết chuyển như bạn lion_king đã nêu ra.theo mình nghĩ vẫy ko biết các anh chị tiền bối nghĩ sao???????????????????:laugh:
 
Công ty mình hoạt động kinh doanh về lĩnh vực đầu tư dự án, xây dựng biệt thự và nhà cao cấp. Công ty có vay vốn ở ngân hàng. Mình có 2 cách giải quyết về chi phí lãi vay nhưng vẫn còn phân vân. Mong các bạn góp ý kiến để mình tham khảo.

Cách 1: Chi phí lãi vay mình sẽ tập hợp vào TK 635 rồi cuối tháng kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh (lãi - lỗ). Mình hạch toán như sau:

Nợ TK 635: 300.000.000
Có TK 111: 300.000.000

Nợ TK 911: 300.000.000
Có TK 635: 300.000.000

Nợ (Có) TK 421:
Có TK 911:
Mình hạch toán như vậy có được không?

Cách 2: Theo chuẩn mực kế toán số 16, nếu chi phí lãi vay phục vụ cho đúng dự án đó thì sẽ được đưa vào vốn hóa. Hàng tháng mình hạch toán như sau:
Nợ TK 635: 300.000.000
Có TK 111: 300.000.000

Nợ TK 241: 300.000.000 - được vốn hóa thành TSCĐ Cty
Có TK 635: 300.000.000
Theo cách hạch toán này không kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Theo các anh chị và các bạn, mình nên chọn cách nào là phù hợp nhất?
Nếu chọn cách 2 thì sau khi dự án hoàn thành, Công ty bán những ngôi biệt thự đã xây dựng thì TK 241 - TSCĐ được vốn hóa - của Công ty có bị ảnh hưởng gì không? (Vì nếu bán đi rồi thì tài sản đó không còn thuộc quyền sở hữu của Công ty nữa. Trong khi đó, TK 241 số tiền vẫn còn?):confused1:

Mong các anh chị và các bạn giúp mình gấp!:laugh:

bạn ơi theo bạn mô tả thì tôi hiểu như thế này có được không ? công ty của bạn xây nhà để bán ( tôi không cần biết nó là nhà gì ) , công ty bạn xây dựng nhiều công trình cùng lúc , và công ty vay vốn để xây dựng công trình .
nếu đúng là như vậy thì lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn là xây dựng nhà xong rồi bán đi kiếm lời chứ đâu có lập dự án xây dựng các công trình đó xong rồi đưa vào hoạt động phục vụ hoạt động sản xuất KD của công ty như thế nó đâu có thuộc TSCĐ . vậy theo cách tôi làm là hạch toán vào chi phí tài chính . bạn thấy có được không
 
Công ty mình hoạt động kinh doanh về lĩnh vực đầu tư dự án, xây dựng biệt thự và nhà cao cấp. Công ty có vay vốn ở ngân hàng. Mình có 2 cách giải quyết về chi phí lãi vay nhưng vẫn còn phân vân. Mong các bạn góp ý kiến để mình tham khảo.

Cách 1: Chi phí lãi vay mình sẽ tập hợp vào TK 635 rồi cuối tháng kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh (lãi - lỗ). Mình hạch toán như sau:

Nợ TK 635: 300.000.000
Có TK 111: 300.000.000

Nợ TK 911: 300.000.000
Có TK 635: 300.000.000

Nợ (Có) TK 421:
Có TK 911:
Mình hạch toán như vậy có được không?

Cách 2: Theo chuẩn mực kế toán số 16, nếu chi phí lãi vay phục vụ cho đúng dự án đó thì sẽ được đưa vào vốn hóa. Hàng tháng mình hạch toán như sau:
Nợ TK 635: 300.000.000
Có TK 111: 300.000.000

Nợ TK 241: 300.000.000 - được vốn hóa thành TSCĐ Cty
Có TK 635: 300.000.000
Theo cách hạch toán này không kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Theo các anh chị và các bạn, mình nên chọn cách nào là phù hợp nhất?
Nếu chọn cách 2 thì sau khi dự án hoàn thành, Công ty bán những ngôi biệt thự đã xây dựng thì TK 241 - TSCĐ được vốn hóa - của Công ty có bị ảnh hưởng gì không? (Vì nếu bán đi rồi thì tài sản đó không còn thuộc quyền sở hữu của Công ty nữa. Trong khi đó, TK 241 số tiền vẫn còn?):confused1:

Mong các anh chị và các bạn giúp mình gấp!:laugh:

:smash:Bạn tham khảo tài liệu này nha:
1. Trường hợp chi phí đi vay được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ (không được vốn hoá).

Chi phí đi vay không đủ điều kiện để vốn hoá: gồm có 2 khoản, đó là:
- Chi phí lãi vay phải trả.
- Chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay.

a) Đối với chi phí lãi vay phải trả: Việc trả lãi vay cho người cho vay có thể trả theo định kỳ, trả trước cho nhiều kỳ hoặc trả sau khi kết thúc hợp đồng hoặc khế ước vay.

* Nếu trả theo định kỳ:

Khi trả lãi vay, căn cứ vào chứng từ thanh toán, ghi:

Nợ TK635/ Có TK111, 112.

* Nếu trả lãi trước cho nhiều kỳ hạch toán.

- Khi trả lãi, ghi:
Nợ TK142: Liên quan trong 1 niên độ kế toán
Nợ TK242: Liên quan trên 1 niên độ kế toán
Có TK111, 112

- Khi phân bổ dần lãi vay vào chi phí, ghi:
Nợ TK635/ Có TK142, 242

* Nếu trả lãi vay sau khi kết thúc hợp đồng hoặc khế ước vay.

- Định kỳ trích trước lãi vay vào chi phí, ghi:
Nợ TK635/ Có TK335

- Trả lãi vay khi kết thúc hợp đồng vay, ghi:
Nợ TK335/ Có TK111, 112

b) Khi phát sinh các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay, ghi:

Nợ TK635/ Có TK111, 112…

c) Trường hợp doanh nghiệp có thuê tài sản tài chính, thì lãi thuê tài sản tài
chính phải trả, ghi:

- Nếu nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính, doanh nghiệp trả tiền ngay, ghi:
Nợ TK635/ Có TK111, 112

- Nếu nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính, nhưng doanh nghiệp chưa có tiền trả, ghi:
NợTK635/ Có TK315

d) Trường hợp doanh nghiệp thanh toán lãi trả chậm của tài sản mua theo phương thức trả chậm, trả góp cho bên bán.

- Lãi phải trả cho bên bán khi mua tài sản ghi:
Nợ TK242/ Có TK111, 112
- Định kỳ phân bổ dần lãi trả chậm vào chi phí, ghi:
Nợ TK635/ Có TK242
2. Trường hợp chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hoá:
________________________________________
Chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hoá là chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay chỉ được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định một cách đáng tin cậy. Chi phí đi vay được vốn hoá tính cho 2 trường hợp sau:

- Chi phí đi vay được vốn hoá liên quan đến từng khoản vốn vay riêng biệt được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.

- Chi phí đi vay được vốn hoá liên quan đến các khoản vốn vay chung được tính toàn bộ chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vốn vay chung vào giá trị tài sản dở dang. Khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời từ khoản vốn vay chung được tính vào doanh thu hoạt động tài chính.

- Phương pháp hạch toán chi phí đi vay được vốn hoá:

+ Đối với khoản vốn vay riêng biệt: Khi phát sinh chi phí đi vay, ghi:

Nợ TK111, 112: Các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời từ các khoản vốn vay.
Nợ TK627: Tính vào giá trị tài sản sản xuất dở dang
Nợ TK241: Tính vào giá trị đầu tư XDCB dở dang
Có TK111, 112: Trả lãi theo định kỳ
Có TK142, 242: Trả lãi trước cho nhiều kỳ
Có TK335: Trả lãi sau khi kết thúc hợp đồng vay.

+ Đối với khoản vốn vay chung:

Chi phí đi vay được vốn hoá, ghi:
Nợ TK 627 hoặc Tk241
Có TK111, 112: Trả lãi theo định kỳ
Có TK142, 242: Trả lãi trước
Có TK335: Trả lãi sau

- Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn vay chung, ghi:
Nợ TK111, 112
Có TK515
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top