Giới thiệu chi phí

truonghuong

Member
Hội viên mới
Giới thiệu chi phí

Sau khi vượt qua điểm hoà vốn, doanh nghiệp có tỷ lệ thu nhập biên càng lớn sẽ có nhiều lợi nhuận hơn khi số lượng sản phẩm bán ra càng tăng...

Đơn vị chi phí: để đo lường các nguồn lực tiêu hao khi thực hiện một hoạt động, người ta đưa ra khái niệm kích tố chi phí (cost driver). Một số ví dụ về kích tố chi phí:
- Tiền công: giờ công
- Năng lượng: số Kw tiêu thụ
- Quảng cáo: số lần quảng cáo
- Vân chuyển: số Kg hàng hóa.
- Lương nhân viên tiếp thị: giá trị hàng bán được.

Phân loại chi phí:

- Chi phí biến đổi (variable cost): chi phí thay đổi với tỷ lệ trực tiếp đối với thay đổi số lượng đơn vị chi phí.
- Chi phí cố định (fixed cost): chi phí không bị ảnh hưởng tức thì khi thay đổi số lượng đơn vị chi phí.

Ví dụ, nếu coi số lượng sản phẩm là đơn vị chi phí, nếu tăng số lượng sản phẩm lên 10%, chi phí biến đổi sẽ tăng cùng tỷ lệ 10% còn chi phí cố định không thay đổi. Như vậy, tỷ lệ tổng chi phí sẽ thay đổi kéo theo tỷ lệ chi phí cố định trong mỗi sản phẩm sẽ giảm đi.

Mức thay đổi chi phí hợp lý (relevant range):

- Tỷ lệ chi phí cố định giảm trong mỗi sản phẩm khi số lượng sản phẩm tăng. Tuy nhiên, mọi dây truyền sản xuất chỉ đạt được đến một mức sản lượng nhất định, muốn đạt được sản lượng trên mức này, doanh nghiệp cần đầu tư vào một dây truyền sản xuất khác hoặc cải tiến nâng cấp dây truyền hiện có.

- Mức thay đổi chi phí hợp lý là giới hạn của hoạt động tạo ra chi phí trong đó quan hệ giữa chi phí và đơn vị chi phí là hợp lệ. Vượt quá giới hạn này, mối quan hệ đó sẽ thay đổi.

- Mức thay đổi chi phí hợp lý cũng có thể áp dụng cho chi phí biến đổi vì khi sản lượng thay đổi tới một mức nào đó, tỷ lệ chi phí biến đổi cũng sẽ thay đổi.

Phân tích chi phí - số lượng - lợi nhuận (CVP): đây là hình thức nghiên cứu tác động của số lượng sản phẩm đầu ra với doanh số, chi phí và thu nhập ròng nhằm kiểm soát chi phí.

- Điểm hòa vốn (break-even point): là mức bán hàng mà tại đó doanh thu bằng chi phí và thu nhập ròng bằng 0. Mức bán hàng cao hơn sẽ tạo ra lợi nhuận ròng. Sử dụng điểm sinh lãi, người quản lý có thể xác định được biên độ an toàn = số lượng bán dự tính - số lượng bán tại điểm sinh lãi. Biên độ này cho biết khả năng giảm lượng bán tới đâu để không thể bị lỗ.

- Thu nhập biên (marginal income): mỗi sản phẩm bán ra sau khi trừ đi chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm cho một thu nhập biên. Có thể thấy là tại điểm hoàn vốn, thu nhập biên = chi phí cố định. Từ đó có thể tính số sản phẩm cần bán để đạt đến điểm hoàn vốn = tổng chi phí cố định : thu nhập biên của mỗi sản phẩm. Thu nhập biên này được coi là đóng góp của mỗi sản phẩm vào chi phí cố định và thu nhập, vì sau điểm hoàn vốn, cứ mỗi sản phẩm lại đóng góp thêm một giá trị bằng giá bán - chi phí biến đổi.

- Phương trình: Doanh thu - Chi phí biến đổi - Chi phí cố định = Thu nhập ròng. Với doanh thu = đơn giá x số lượng bán; chi phí biến đổi = chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm x số lượng bán.

- Có thể thấy thu nhập biên là dạng rút gọn của phương trình. Điểm sinh lãi thay đổi khi chi phí cố định thay đổi và dịch chuyển khi chi phí biến đổi thay đổi.

- Lợi nhuận mục tiêu: có thể sử dụng mô hình CVP tính doanh thu (hay số sản phẩm bán) cần thiết để đạt được một mức lợi nhuận mục tiêu. Số sản phầm cần bán = (chi phí cố định + lợi nhuận mục tiêu) : thu nhập biên mỗi sản phẩm.

Cơ cấu chi phí hợp lý:

Doanh nghiệp thường tìm cơ cấu chi phí có lợi nhất. Ví dụ: mua một máy tự động làm tăng chi phí cố định nhưng lại giảm được chi phí nhân công. Thuê một nhân viên bán hàng hưởng theo phần trăm sản phẩm bán được sẽ giảm chi phí cố định so với thuê một nhân viên hưởng lương tháng.

Các doanh nghiệp chi nhiều cho quảng cáo thường có tỷ lệ thu nhập biên lớn so với doanh thu (thuốc lá, hàng không, mỹ phẩm...), và ngược lại, các doanh nghiệp có tỷ lệ thu nhập biên nhỏ so với doanh thu, thường ít chi cho quảng cáo hơn (máy công nghiệp...).

Có một kết luận rút ra: sau khi vượt qua điểm hoà vốn, doanh nghiệp có tỷ lệ thu nhập biên càng lớn sẽ có nhiều lợi nhuận hơn khi số lượng sản phẩm bán ra càng tăng.

Đòn bẩy hoạt động: tỷ lệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi.

- Doanh nghiệp với chi phí cố định lớn và chi phí biến đổi nhỏ sẽ có thay đổi lợi nhuận lớn khi doanh số thay đổi dù ở mức nhỏ.

- Doanh nghiệp với chi phí cố định nhỏ và chi phí biến đổi lớn sẽ có lợi nhuận ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của doanh số.

Như vậy với mức đòn bẩy lớn, doanh nghiệp có thể có lợi nhuận lớn nhưng cũng tiềm ẩn một rủi ro lớn vì phụ thuộc nhiều vào doanh số bán ra.

Hoạt động tạo phí tuyến tính (còn gọi là sự vận hành của chi phí): hoạt động có thể biểu diễn bằng một đường thẳng vì chi phí được giả định hoặc cố định hoặc biến đổi. Như đã nêu, mức thay đổi chi phí hợp lý là giới hạn của hoạt động tạo ra chi phí trong đó quan hệ giữa chi phí và đơn vị tính phí là hợp lệ. Vượt quá giới hạn này, mối quan hệ đó sẽ thay đổi. Nhà quản lý thường xác định các mức thay đổi dựa trên kinh nghiệm về các mức độ khác nhau của hoạt động và chi phí.

Kích tố chi phí:

- Kích tố chi phí theo số lượng: các chi phí trong trường hợp này dễ nhận biết dựa trên số lượng thành phẩm hay dịch vụ. Ví dụ: số lượng bản in quyết định chi phí nhân công, giấy, mực và đóng sách.

- Kích tố chi phí phức hợp: các chi phí trong trường hợp này rất khó nhận biết theo số lượng do được tạo ra từ các hoạt động không liên quan trực tiếp tới số lượng thành phẩm và thường có nhiều kích tố chi phí. Ví dụ: lương và tiền công của biên tập viên. Nhân viên này hoạt động với nhiều đầu sách khác nhau nên rất khó xác định tỷ lệ chi phí trong từng đầu sách.

Chi phí phân mức (step-cost): những chi phí thay đổi giữa các phạm vi hoạt động (mức thay đổi chi phí) mà nguồn lực và chi phí ở một mức không thể chia nhỏ.

- Nếu mức chi phí này tương đối lớn và ứng với một phạm vi hoạt động rộng và đặc trưng, chi phí được coi là chi phí cố định trong khoảng hoạt động đó.

- Nếu mức chi phí khá nhỏ ứng với phạm vi hoạt động hẹp, chi phí thường được coi là chi phí biến đổi.

Chi phí hỗn hợp (mixed cost):

Những chi phí bao gồm cả các yếu tố cố định và biến đổi, thường bao hàm một phạm vi hoạt động nhất định với một mức chi phí cố định. Nói cách khác chi phí này chỉ có một mức thay đổi chi phí hợp lý và một mức chi phí cố định. Chi phí biến đổi lúc này chỉ biến đổi theo tỷ lệ với hoạt động trong mức thay đổi chi phí hợp lý.

Ví dụ: trong một bệnh viện, chi phí cố định cho nhân viên và dụng cụ vệ sinh khoảng 100 triệu đồng / 1 tháng. Thêm vào đó, chi phí sửa chữa và lau rửa biến đổi thêm 50 ngàn đồng / 1 bệnh nhân được đưa tới bệnh viện.
Giám đốc bệnh viện có thể lên dự trù như sau:
- Giả sử bệnh viện ước tính vào tháng sau sẽ nhận 1 ngàn bệnh nhân / 1 ngày. Chí phí vệ sinh ước tính sẽ là:
100 triệu đồng chi phí cố định + 50 ngàn đồng x 1 ngàn bệnh nhân = 150 triệu đồng.
- Giả sử đến tháng sau bệnh viện nhận đủ 1 ngàn bệnh nhân nhưng chi phí vệ sinh thực tế lên tới 180 triệu đồng. Giám đốc bệnh viên sẽ phải tìm hiểu nguyên nhân của khoản 30 triệu chi trội so với dự toán. (Có thể xem xét lại cơ cấu chi phí cố định hoặc thay thế phương tiện vệ sinh tự động giảm thiểu khoản phải trả thêm ngoài giờ cho lao động...).

Hàm chi phí đơn giản:
Y = tổng chi phí
F = tổng chi phí cố định
V = chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị tính phí
X = số lượng kích tố chi phí
ta có: Y = F + VX
lấy ví dụ trên: Y = 100.000.000 + 50.000X
Hàm chí phí hỗn hợp này có dạng đường thẳng, còn gọi là hàm chi phí tuyến tính.


Bản quyền 2006 | www.kiemtoan.com.vn
Theo Giấy phép sử dụng tài liệu công cộng Viet Management Group (VMPDL).
Admin (Theo www.vietmanagement.com)

Định giá cộng thêm vào chi phí


TTO - Trong một thị trường không cạnh tranh, một công ty có thể dùng đến phương pháp định giá cộng thêm vào chi phí (cost-plus pricing) - tức là cộng thêm một số tiền hay một tỷ lệ phần trăm vào chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm.

Khi cộng thêm vào chi phí, công ty sẽ đảm bảo được một mức lợi nhuận nào đó. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm sẽ được xác định theo công thức sau:

Giá = (Biến phí trên đơn vị sản phẩm + Phần chi phí cố định phân bổ cho đơn vị sản phẩm) x (1 + Tỷ lệ phần trăm)

Hãy xem ví dụ sau:

Gizmo Guidance Systems đã đạt được một hợp đồng cung cấp các thiết bị lái máy bay tiên tiến cho Không lực Hoàng gia. Theo các điều khoản của hợp đồng, giá của mỗi bộ lái được xác định như sau:

Biến phí để sản xuất ra mỗi bộ lái (gồm nhân công, linh kiện, điện…) được tính toán. Các kế toán chi phí của Gizmo phân bổ một phần nào đó trong tổng chi phí cố định (gồm lương, bảo hiểm, R&D, nhiệt xây dựng, nợ, bảo dưỡng…) cho từng bộ lái được sản xuất theo hợp đồng. Những phí này đại diện cho toàn bộ chi phí sản xuất ra mỗi bộ sản phẩm. Hợp đồng này đảm bảo 15% lợi nhuận sau khi trừ tất cả những chi phí đó. Để hình dung cụ thể hơn, chúng ta hãy dùng những con số sau:

Biến phí trên đơn vị sản phẩm = 10.000 USD

Phần chi phí cố định phân bố cho đơn vị sản phẩm = 8.000 USD

Lợi nhuận = 15%

Đơn giá = (10.000 USD + 8.000 USD) x (1 + 0,15) = 20.700 USD

Trong những ứng dụng phức tạp, các công ty định giá dựa trên hoạt động (activity-based pricing). Cách định giá này theo dõi cẩn thận toàn bộ chi phí và các khoản phân bổ chi phí quản lý.

Rất ít công ty áp dụng hình thức định giá cộng thêm vào chi phí. Trong thị trường tự do, phần lớn giá bán được xác định thông qua sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. Trong những thị trường này, hình thức định giá cộng thêm vào chi phí đã không còn thích hơp nữa. Trước đây, các nhà sản xuất có thể thúc đẩy sản phẩm ra thị trường với tốc độ nhanh chóng và tạo sự độc quyền khi đổi mới sản phẩm. Nhưng ngày nay, sự độc quyền này chỉ là ngắn hạn và không ổn định.

Định giá theo lợi nhuận mục tiêu (target return pricing) là một phương pháp định giá sản phẩm trên quan điểm dự án đầu tư. Các chi phí đầu tư, chu kỳ sống của sản phẩm được dự báo. Phương pháp này còn đánh giá mức doanh số, lợi nhuận ở các mức giá khác nhau và trên cơ sở đó sẽ quyết định mức giá tối ưu nhằm tạo ra lợi nhuận kỳ vọng cho công ty.

Nguồn: Quản lý dự án lớn và nhỏ - First News và NXB Tổng hợp TPHCM
 
Sửa lần cuối:
vì pp định giá cộng thêm vào chi phí ít được áp dụng trong thị trường cạnh tranh, bạn có thể cho ví dụ về các pp khác được không ?
 
Ví dụ về định giá

vì pp định giá cộng thêm vào chi phí ít được áp dụng trong thị trường cạnh tranh, bạn có thể cho ví dụ về các pp khác được không ?

Đây là 2 VD về định giá cạnh tranh trên thị trường, khác với định giá cộng thêm, bạn tham khảo nhé
Sử dụng bảng giá tại Công ty TNHH Trần Anh.

Công ty TNHH Trần Anh là một công ty kinh doanh máy tính, bao gồm sản xuất, lắp đặt, phân phối máy tính cũng như các dịch vụ liên quan.

Trong hoạt động kinh doanh, Trần Anh thường cung cấp cho khách hàng thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Giống như các công ty máy tính khác, Trần Anh luôn cung cấp bảng giá sản phẩm cập nhật hàng ngày do sự thay đổi nhanh chóng của thị trường máy tính. Bảng giá thường có sẵn để cung cấp cho khách hàng tại các cửa hàng của Trần Anh hoặc tải về từ trang web của công ty.

Trong bảng giá, luôn có thông tin về ngày hiệu lực của bảng giá, các thông tin chi tiết khác như thời kỳ bảo hành, hình thức bảo hành (ví dụ như bảo hành của Trần Anh hay bảo hành của nhà sản xuất, hiện trạng của sản phẩm, những tính năng và các mức giá bằng đôla (như ở các công ty máy tính khác) và đồng Việt nam. Những mức giá này bao gồm cả VAT. Trong danh mục cũng có chú thích là “giá trong bảng giá có thể thay đổi mà không cần thông báo trước”.

Báo giá ở W3Soft

W3Soft là một công ty nhỏ hoạtt động trong lĩnh vực xây dựng phần mềm và trang web với khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp hoặc tổ chức. Vì phần mềm và trang web là những sản phẩm có tính cá thể hóa cao giữa các khách hàng khác nhau nên W3Soft luôn luôn sử dụng báo giá để cung cấp thông tin về giá cả dịch vụ cho khách hàng. Ví dụ như báo giá xây dựng trang web.

Đối với một trang web thông thường như trang web doanh nghiệp với các thành phần cơ bản như trang chủ, trang tin, banner quảng cáo, biểu trưng, trang liên hệ, W3Soft gửi một nhân viên tới tìm hiểu nhu cầu của khách hàng sau khi nhận được yêu cầu từ khách hàng. Sau đó nhân viên đó lập ra bản báo giá căn cứ vào thông tin về nhu cầu của khác hàng và các mức giá cơ bản đối với thành phần khác nhau đã được ấn định bởi công ty như trang chủ, trang tin, banner quảng cáo và module quản lý banner, trang liên hệ và bộ đếm số lượng truy cập sau khi được sự phê chuẩn của công ty.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top