Giảm % công nợ

huehvu

New Member
Hội viên mới
Các bạn cho mình hỏi xiếu nha.
Khi mình giảm % công nợ cho khách hàng vì từ trước đến giờ vẫn còn để trong công nợ mà giờ công ty mình muốn hạch toán khaonr này thì mình cần làm chứng từ như thế nào ạ?
 
Ðề: Giảm % công nợ

Các bạn cho mình hỏi xiếu nha.
Khi mình giảm % công nợ cho khách hàng vì từ trước đến giờ vẫn còn để trong công nợ mà giờ công ty mình muốn hạch toán khaonr này thì mình cần làm chứng từ như thế nào ạ?

Mình không hiểu ý của bạn lắm. Có phải là cty bạn đã giảm công nợ cho khách hàng nhưng bạn không biết và vẫn treo nó trên tài khoản nợ phải thu đúng không? Và lý do công ty bạn giảm công nợ cho khách hàng là gì?

Thân !
 
Ðề: Giảm % công nợ

bạn tham khảo thông tư Số: 228/2009/TT-BTC

trích Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng..) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
2. Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
3. Xử lý khoản dự phòng:
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:
a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:
- Đối với tổ chức kinh tế:
+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.
+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.
- Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:
+ Giấy chứng từ (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ.
+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.
b) Xử lý tài chính:
Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác…).
Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.
c) Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải lập hồ sơ sau:
- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).
- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.
- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.
d) Thẩm quyền xử lý nợ:
Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên) hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành
 
Ðề: Giảm % công nợ

Đúng rùi bạn có nghĩa là trên hóa đơn đó giảm % khách hàng nhưng khi vào hóa đơn kế toán vẫn vào số tiền thực tế để khớp với chi tiết hàng hóa. Giờ mình làm mới thấy nợ vẫn treo trong bảng mà mình muốn cắt khoản nợ đó đi. Vậy mình làm như thế nào bạn. Mong bạn cho ý kiến!
 
Ðề: Giảm % công nợ

Đúng rùi bạn có nghĩa là trên hóa đơn đó giảm % khách hàng nhưng khi vào hóa đơn kế toán vẫn vào số tiền thực tế để khớp với chi tiết hàng hóa. Giờ mình làm mới thấy nợ vẫn treo trong bảng mà mình muốn cắt khoản nợ đó đi. Vậy mình làm như thế nào bạn. Mong bạn cho ý kiến!

Trên hợp đồng mua bán có quy định phần giảm % công nợ này không bạn? số tiền giảm tính trên doanh thu chưa thuế hay doanh thu có thuế?
 
Ðề: Giảm % công nợ

Trên hóa đơn giữa bên bán và bên mua đều có ghi nhận giảm %. Nói chung là giờ mình cần hạch toán như thế nào để kế toán tổng hợp giảm công nợ thôi bạn ạ.Theo mình thì hạch toán vào chi phí bất thường tài khoản 811 không biết được không?
 
Ðề: Giảm % công nợ

Trên hóa đơn giữa bên bán và bên mua đều có ghi nhận giảm %. Nói chung là giờ mình cần hạch toán như thế nào để kế toán tổng hợp giảm công nợ thôi bạn ạ.Theo mình thì hạch toán vào chi phí bất thường tài khoản 811 không biết được không?

Trên hóa đơn đã ghi giảm rồi thì khi hạch toán doanh thu bạn hạch toán là doanh thu đã giảm, không ghi nhận doanh thu chưa giảm. Từ đó theo dõi công nợ là số đã giảm. Nghiệp vụ này phát sinh lâu chưa vậy bạn?

Thân !
 
Ðề: Giảm % công nợ

Các bạn cho mình hỏi xiếu nha.
Khi mình giảm % công nợ cho khách hàng vì từ trước đến giờ vẫn còn để trong công nợ mà giờ công ty mình muốn hạch toán khaonr này thì mình cần làm chứng từ như thế nào ạ?
Mình nghĩ cty phải làm chính sách bán hàng, chương trình bán hàng hoặc trong Hợp đồng có quy định về các khoản khuyến mãi, giảm giá nếu mua nhiều, chiết khấu thanh toán....Bạn căn cứ vào chứng từ này để hạch toán % giảm công nợ.
Chiết khấu thanh toán thì 521, khuyến mãi 641, giảm công nợ 641.
 
Ðề: Giảm % công nợ

Mình nghĩ cty phải làm chính sách bán hàng, chương trình bán hàng hoặc trong Hợp đồng có quy định về các khoản khuyến mãi, giảm giá nếu mua nhiều, chiết khấu thanh toán....Bạn căn cứ vào chứng từ này để hạch toán % giảm công nợ.
Chiết khấu thanh toán thì 521, khuyến mãi 641, giảm công nợ 641.

Trong trường hợp của bạn huehvu trên hóa đơn có ghi chi tiết giảm % thanh toán thì đó là chiết khấu thương mại vì chiết khấu thanh toán chỉ khi nào khách hàng chuyển tiền mới chiết khấu chứ không thể hiện trên hóa đơn. Với chiết khấu thương mại thì ghi Nợ TK 521.

Thân !
 
Ðề: Giảm % công nợ

Mà nè, mình biết có 1 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ DTP: chuyên
Hỗ trợ xem xét, hoàn thiện lại sổ sách, chứng từ kế tóan năm cũ (trước khi cơ quan thuế kiểm tra)
Tư vấn, bổ sung chứng từ để chi phí của Công ty được cơ quan thuế chấp nhận
Kê khai thuế, làm sổ sách kế toán hàng tháng cho các Công ty.
=> Công ty này chất lượng rất tốt mà giá phí không mắt quá đâu.
Bạn nên điện thoại cho Công ty DTP để đước tư vấn miễn phí.
Số điện thoại bên DTP là 0907 958 871
 
Ðề: Giảm % công nợ

Mà nè, mình biết có 1 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ DTP: chuyên
Hỗ trợ xem xét, hoàn thiện lại sổ sách, chứng từ kế tóan năm cũ (trước khi cơ quan thuế kiểm tra)
Tư vấn, bổ sung chứng từ để chi phí của Công ty được cơ quan thuế chấp nhận
Kê khai thuế, làm sổ sách kế toán hàng tháng cho các Công ty.
=> Công ty này chất lượng rất tốt mà giá phí không mắt quá đâu.
Bạn nên điện thoại cho Công ty DTP để đước tư vấn miễn phí.
Số điện thoại bên DTP là 0907 958 871

Mà nè, đi chỗ khác spam nha bạn. Mất lịch sự quá ! Chỗ nào cũng nhảy vào mà nè, mà nè... :kungfu:

cách quảng cáo Tốt nhất là bạn ghi spam này vào chữ ký và thường xuyên giúp đỡ các bạn khác.

thx !
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top