Hướng dẫn cách xác định giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ bán ra, nhập khẩu, biếu tặng, trả thay lương, tiêu dùng nội bộ, khuyến mãi, xây dựng, xây lắp và thuế suất thuế GTGT.
Giá tính thuế GTGT trong các trường hợp cụ thể
a/ Chính sách thuế đối với hàng cho biếu, tặng từ quỹ phúc lợi.
- Trường hợp công ty sử dụng sản phẩm do chính công ty sản xuất ra hoặc hàng hóa do công ty mua về với mục đích để bán, sau đó sử dụng một phần để cho, biếu, tặng cán bộ công nhân viên của công ty trong dịp lễ, tết và trang trải bằng quỹ phúc lợi thì công ty được kê khai khấu trừ thuế GTGT theo quy định và phải xuất hóa đơn, tính nộp thuế GTGT như trường hợp bán hàng hóa cho khách hàng.
- Trường hợp công ty sử dụng quỹ phúc lợi mua hàng hóa từ bên ngoài để cho, biếu, tặng cán bộ, công nhân viên của công ty trong dịp lễ, tết không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Khi xuất hàng hóa nêu trên để cho, biếu, tặng cán bộ, công nhân viên, công ty không phải lập hóa đơn và không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
(Công văn số 834/TCT-DNL ngày 14/03/2017 của TCT)
b/ Về việc lập hóa đơn GTGT đối với quà tặng hội nghị khách hàng.
- Trường hợp Công ty tổ chức hội nghị khách hàng và tặng quà lưu niệm cho khách, việc tổ chức hội nghị của Công ty có chương trình, kế hoạch và danh sách khách mời cụ thể thì khi kết thúc hội nghị, Công ty được lập một hóa đơn GTGT tổng giá trị quà tặng cho khách hàng, trên hóa đơn nêu rõ quà tặng hội nghị khách hàng.
(Công văn số 1284/TCT-DNL ngày 05/04/2017 của TCT)
- Khi tặng quà cho khách hàng vào dịp lễ, tết, hội nghị khách hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải lập hóa đơn, tính kê khai nộp thuế GTGT như bán hàng hóa cho khách hàng. Trường hợp Công có phát sinh việc tặng quà khách hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối mỗi ngày công ty lập chung một hóa đơn GTGT ghi số tiền thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định (không phân biệt giá trị quà tặng trên 200.000đ hay dưới 200.000đ).
(Công văn số 5483/TCT-DNL ngày 28/11/2017 của TCT)
c/ Thuế GTGT đối với đối với hàng hóa quảng cáo, hàng biếu tặng của ngân hàng.
Trường hợp ngân hàng sử dụng hàng hóa để quảng cáo, cho, biếu, tặng khách hàng, phục vụ đồng thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do đơn vị tự sản xuất) sử dụng để quảng cáo, cho, biếu, tặng khách hàng được khấu trừ theo tỷ lệ nếu đáp ứng điều kiện khấu trừ theo quy định. Khi thực hiện việc quảng cáo, cho, biếu, tặng hàng hóa thì ngân hàng phải lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT với giá tính thuế của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này và kê khai, nộp thuế GTGT đầu ra theo hướng dẫn tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC và Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
(Công văn số 5367/TCT-DNL ngày 22/11/2017 của TCT)
d. Giá tính thuế GTGT đối với nhận tiền hỗ trợ cước vận chuyển.
Căn cứ công văn số 208/TCT-DNL ngày 17/01/2017 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế GTGT đối với khoản tiền hỗ trợ cước phí vận chuyển.
Trường hợp cơ sở kinh doanh hỗ trợ cước phí vận chuyển cho các đại lý là nhà phân phối nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm thì khi nhận tiền các đại lý phải lập hóa đơn GTGT kê khai nộp thuế GTGT theo quy định.
Thuế suất thuế GTGT
1. Thuế suất 0%.
a/ Thuế GTGT áp dụng đối với dịch vụ hoa tiêu cung cấp cho tổ chức nước ngoài hoặc thông qua đại lý tàu biển.
- Đối với doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ hoa tiêu trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý có đủ chứng từ chứng minh đáp ứng các điều kiện tại Điểm d2 Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì áp dụng thuế suất GTGT 0%.
- Đối với dịch vụ hoa tiêu để nạo vét luồng lạch không phải là dịch vụ thực hiện tại cảng là không đáp ứng điều kiện tại Điểm d2 Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì áp dụng thuế suất GTGT 0%.
(Công văn số 1750/TCT-CS ngày 03/05/2017 của TCT về thuế GTGT)
b/ Thuế GTGT đối với dịch vụ cung cấp cho tổ chức nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu xã hội học cho khách hàng ở nước ngoài, kết quả dịch vụ được chuyển cho khách hàng ở nước ngoài và nếu dịch vụ được xác định là tiêu dùng ngoài Việt Nam và công ty đáp ứng điều kiện có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì dịch vụ cung cấp được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.
(Công văn số 5294/TCT-CS ngày 16/11/2017 của TCT về thuế GTGT)
c/ Thuế GTGT đối với sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên khoáng sản.
Trường hợp sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước , nếu tổng giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì sản phẩm xuất khẩu này không được áp dụng thuế suất 0%.
Trường hợp sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc nhập khẩu thì sản phẩm xuất khẩu này không thuộc đối tượng phải tính trị giá tài nguyên khoáng sản, nếu đáp ứng điều kiện theo quy định thì được áp dụng thuế suất 0%.
(Công văn số 15044/BTC-CST ngày 07/11/2017 của Bộ Tài chính về thuế GTGT đối với sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên khoáng sản).
d. Thuế GTGT của các hoạt động liên quan đến vận tải quốc tế.
Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ kiểm tra, khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện, thiết bị liên lạc vô tuyến hàng hải và các thiết bị hỗ trợ hàng hải cho tàu biển quốc tế; cung cấp và thay thế các linh kiện, phụ tùng phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị của tàu biển cho các hãng tàu biển quốc tế thì để được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 0% đối với dịch vụ xuất khẩu, Công ty phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
(Công văn số 3164/TCT-CS ngày 17/07/2017 của TCT)
e/ Thuế GTGT đối với các khoản phụ thu theo cước vận chuyển quốc tế.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán cước vận tải quốc tế thu gom hàng lẻ từ các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, là đơn vị trực tiếp đặt chỗ thuê tàu vận chuyển hàng hóa cho các doanh nghiệp trực tiếp xuất, nhập khẩu; đứng tên trên vận đơn đường biển và trực tiếp thanh toán cước vận tải, phụ thu theo cước cho hãng tàu (bao gồm 11 khoản phụ thu được coi là giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển như liệt kê tại Công văn số 6142/BTC-CST ngày 09/5/2016 của Bộ Tài chính) thì được xác định như doanh thu từ vận tải quốc tế và và áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng các quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
(Công văn số 2083/TCT–CS ngày 19/05/2017 của TCT về thuế GTGT).
2. Thuế suất 5%, 10%.
a/ Thuế suất thuế GTGT đối với hoạt động gia công, sơ chế thủy, hải sản.
Hoạt động nhận ghẹ nguyên liệu đem luộc, gỡ thịt, ướp lạnh thì đây là hoạt động gia công, sơ chế thủy, hải sản, doanh thu dịch vụ thu được thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo thuế suất là 5%. (Công văn số 5018/TCT-CS của TCT về chính sách thuế GTGT).
b/ Thuế GTGT đối với sản phẩm gỗ.
- Đối với sản phẩm gỗ tròn, gỗ nguyên cây chưa chế biến do tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng và bán ra thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
- Đối với sản phẩm gỗ tròn, gỗ nguyên cây chưa chế biến do DN, HTX nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán cho DN, HTX thì thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, trường hợp bán cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.
- Sản phẩm gỗ đã qua chế biến như: gỗ ván, gỗ tấm, dăm gỗ áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%. (Công văn số 2038/TCT–CS của TCT)
Theo TCT
Phân biệt không chịu thuế và không phải tính kê khai nộp thuế GTGT
Lưu ý về khấu trừ thuế giá trị gia tăng trước khi nộp quyết toán
Giá tính thuế GTGT trong các trường hợp cụ thể
a/ Chính sách thuế đối với hàng cho biếu, tặng từ quỹ phúc lợi.
- Trường hợp công ty sử dụng sản phẩm do chính công ty sản xuất ra hoặc hàng hóa do công ty mua về với mục đích để bán, sau đó sử dụng một phần để cho, biếu, tặng cán bộ công nhân viên của công ty trong dịp lễ, tết và trang trải bằng quỹ phúc lợi thì công ty được kê khai khấu trừ thuế GTGT theo quy định và phải xuất hóa đơn, tính nộp thuế GTGT như trường hợp bán hàng hóa cho khách hàng.
- Trường hợp công ty sử dụng quỹ phúc lợi mua hàng hóa từ bên ngoài để cho, biếu, tặng cán bộ, công nhân viên của công ty trong dịp lễ, tết không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Khi xuất hàng hóa nêu trên để cho, biếu, tặng cán bộ, công nhân viên, công ty không phải lập hóa đơn và không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
(Công văn số 834/TCT-DNL ngày 14/03/2017 của TCT)
b/ Về việc lập hóa đơn GTGT đối với quà tặng hội nghị khách hàng.
- Trường hợp Công ty tổ chức hội nghị khách hàng và tặng quà lưu niệm cho khách, việc tổ chức hội nghị của Công ty có chương trình, kế hoạch và danh sách khách mời cụ thể thì khi kết thúc hội nghị, Công ty được lập một hóa đơn GTGT tổng giá trị quà tặng cho khách hàng, trên hóa đơn nêu rõ quà tặng hội nghị khách hàng.
(Công văn số 1284/TCT-DNL ngày 05/04/2017 của TCT)
- Khi tặng quà cho khách hàng vào dịp lễ, tết, hội nghị khách hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải lập hóa đơn, tính kê khai nộp thuế GTGT như bán hàng hóa cho khách hàng. Trường hợp Công có phát sinh việc tặng quà khách hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối mỗi ngày công ty lập chung một hóa đơn GTGT ghi số tiền thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định (không phân biệt giá trị quà tặng trên 200.000đ hay dưới 200.000đ).
(Công văn số 5483/TCT-DNL ngày 28/11/2017 của TCT)
c/ Thuế GTGT đối với đối với hàng hóa quảng cáo, hàng biếu tặng của ngân hàng.
Trường hợp ngân hàng sử dụng hàng hóa để quảng cáo, cho, biếu, tặng khách hàng, phục vụ đồng thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do đơn vị tự sản xuất) sử dụng để quảng cáo, cho, biếu, tặng khách hàng được khấu trừ theo tỷ lệ nếu đáp ứng điều kiện khấu trừ theo quy định. Khi thực hiện việc quảng cáo, cho, biếu, tặng hàng hóa thì ngân hàng phải lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT với giá tính thuế của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này và kê khai, nộp thuế GTGT đầu ra theo hướng dẫn tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC và Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
(Công văn số 5367/TCT-DNL ngày 22/11/2017 của TCT)
d. Giá tính thuế GTGT đối với nhận tiền hỗ trợ cước vận chuyển.
Căn cứ công văn số 208/TCT-DNL ngày 17/01/2017 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế GTGT đối với khoản tiền hỗ trợ cước phí vận chuyển.
Trường hợp cơ sở kinh doanh hỗ trợ cước phí vận chuyển cho các đại lý là nhà phân phối nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm thì khi nhận tiền các đại lý phải lập hóa đơn GTGT kê khai nộp thuế GTGT theo quy định.
Thuế suất thuế GTGT
1. Thuế suất 0%.
a/ Thuế GTGT áp dụng đối với dịch vụ hoa tiêu cung cấp cho tổ chức nước ngoài hoặc thông qua đại lý tàu biển.
- Đối với doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ hoa tiêu trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý có đủ chứng từ chứng minh đáp ứng các điều kiện tại Điểm d2 Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì áp dụng thuế suất GTGT 0%.
- Đối với dịch vụ hoa tiêu để nạo vét luồng lạch không phải là dịch vụ thực hiện tại cảng là không đáp ứng điều kiện tại Điểm d2 Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì áp dụng thuế suất GTGT 0%.
(Công văn số 1750/TCT-CS ngày 03/05/2017 của TCT về thuế GTGT)
b/ Thuế GTGT đối với dịch vụ cung cấp cho tổ chức nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu xã hội học cho khách hàng ở nước ngoài, kết quả dịch vụ được chuyển cho khách hàng ở nước ngoài và nếu dịch vụ được xác định là tiêu dùng ngoài Việt Nam và công ty đáp ứng điều kiện có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì dịch vụ cung cấp được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.
(Công văn số 5294/TCT-CS ngày 16/11/2017 của TCT về thuế GTGT)
c/ Thuế GTGT đối với sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên khoáng sản.
Trường hợp sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước , nếu tổng giá trị tài nguyên khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì sản phẩm xuất khẩu này không được áp dụng thuế suất 0%.
Trường hợp sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc nhập khẩu thì sản phẩm xuất khẩu này không thuộc đối tượng phải tính trị giá tài nguyên khoáng sản, nếu đáp ứng điều kiện theo quy định thì được áp dụng thuế suất 0%.
(Công văn số 15044/BTC-CST ngày 07/11/2017 của Bộ Tài chính về thuế GTGT đối với sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên khoáng sản).
d. Thuế GTGT của các hoạt động liên quan đến vận tải quốc tế.
Trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ kiểm tra, khảo sát, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện, thiết bị liên lạc vô tuyến hàng hải và các thiết bị hỗ trợ hàng hải cho tàu biển quốc tế; cung cấp và thay thế các linh kiện, phụ tùng phục vụ sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị của tàu biển cho các hãng tàu biển quốc tế thì để được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 0% đối với dịch vụ xuất khẩu, Công ty phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
(Công văn số 3164/TCT-CS ngày 17/07/2017 của TCT)
e/ Thuế GTGT đối với các khoản phụ thu theo cước vận chuyển quốc tế.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán cước vận tải quốc tế thu gom hàng lẻ từ các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, là đơn vị trực tiếp đặt chỗ thuê tàu vận chuyển hàng hóa cho các doanh nghiệp trực tiếp xuất, nhập khẩu; đứng tên trên vận đơn đường biển và trực tiếp thanh toán cước vận tải, phụ thu theo cước cho hãng tàu (bao gồm 11 khoản phụ thu được coi là giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển như liệt kê tại Công văn số 6142/BTC-CST ngày 09/5/2016 của Bộ Tài chính) thì được xác định như doanh thu từ vận tải quốc tế và và áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng các quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
(Công văn số 2083/TCT–CS ngày 19/05/2017 của TCT về thuế GTGT).
2. Thuế suất 5%, 10%.
a/ Thuế suất thuế GTGT đối với hoạt động gia công, sơ chế thủy, hải sản.
Hoạt động nhận ghẹ nguyên liệu đem luộc, gỡ thịt, ướp lạnh thì đây là hoạt động gia công, sơ chế thủy, hải sản, doanh thu dịch vụ thu được thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo thuế suất là 5%. (Công văn số 5018/TCT-CS của TCT về chính sách thuế GTGT).
b/ Thuế GTGT đối với sản phẩm gỗ.
- Đối với sản phẩm gỗ tròn, gỗ nguyên cây chưa chế biến do tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng và bán ra thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
- Đối với sản phẩm gỗ tròn, gỗ nguyên cây chưa chế biến do DN, HTX nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán cho DN, HTX thì thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, trường hợp bán cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.
- Sản phẩm gỗ đã qua chế biến như: gỗ ván, gỗ tấm, dăm gỗ áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%. (Công văn số 2038/TCT–CS của TCT)
Theo TCT
Phân biệt không chịu thuế và không phải tính kê khai nộp thuế GTGT
Lưu ý về khấu trừ thuế giá trị gia tăng trước khi nộp quyết toán