Giá thành trong lĩnh vực nhiếp ảnh

hoanghau025

Member
Hội viên mới
nhân tiện đây các bạn giúp mình một vấn đề này nhé. Mình mới xin được vào làm việc tại 1 cty mới thành lập và chuyên hoạt động về lĩnh vực nhiếp ảnh, trang điểm cô dâu, phóng ảnh... các bạn giúp mình cách tính giá thành đối với loại hình DN này được ko?NVL của nó gồm: giấy in ảnh(có kích thước cụ thể là m2), thuốc in ảnh(đvt là lít). xin cảm ơn mọi ng nhiều. nếu ai đang làm kế toán trong nghành nhiếp ảnh này hãy cùng trao đổi với mình qua email: kinhcoong1980@yahoo.com.vn nhé.:helpsmilie:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Giá thành trong lĩnh vực nhiếp ảnh

Thường thì những doanh nghiệp này không tính giá thành mà chỉ tập hợp chi phí vào 641 - 642 kết chuyển chi phí và doanh thu vào cuối kì
Bạn chờ thêm để các bạn khác có ý kiến cho bạn
 
Ðề: Giá thành trong lĩnh vực nhiếp ảnh

Chào các bạn!!!
Mình rất yêu thích nhiếp ảnh và có ý định mở một studio nho nhỏ. Nếu các bạn có tài liệu về cách tính giá thành đối với loại hình doanh nghiệp trên vui lòng gửi cho mình tham khảo với nhé!
Mail của mình là: longgiang_studio@mobifone.com.vn
Rất cảm ơn và chúc sức khỏe các bạn!:happy3:
 
Ðề: Giá thành trong lĩnh vực nhiếp ảnh

Cảm ơn các bạn đã quan tâm. Hiện tại mình cũng đang nghiên cứu xem cách tính toán số liệu ở loại hình DN này là ntn. Mình rất mong nhận được sự góp ý của các bạn gần xa.
Trân trọng!
 
Ðề: Giá thành trong lĩnh vực nhiếp ảnh

nhân tiện đây các bạn giúp mình một vấn đề này nhé. Mình mới xin được vào làm việc tại 1 cty mới thành lập và chuyên hoạt động về lĩnh vực nhiếp ảnh, trang điểm cô dâu, phóng ảnh... các bạn giúp mình cách tính giá thành đối với loại hình DN này được ko?NVL của nó gồm: giấy in ảnh(có kích thước cụ thể là m2), thuốc in ảnh(đvt là lít). xin cảm ơn mọi ng nhiều. nếu ai đang làm kế toán trong nghành nhiếp ảnh này hãy cùng trao đổi với mình qua email: kinhcoong1980@yahoo.com.vn nhé.:helpsmilie:

Vài câu hỏi để bạn xem xét vấn đề nhé:
- Mục tiêu việc tính giá thành của công ty bạn là gì ?
- Đặc điểm sản phẩm công ty ? Quy trình sản xuất như thế nào ?
- Tình hình về giá thành hiện tại của công ty ?
- Các phương pháp tính giá thành nào phù hợp ?
- Để tính được giá thành bạn cần những thông tin gì ?
...

Khi bạn có đáp án của những câu hỏi trên mình nghĩ việc tính giá thành ở bất cứ môi trường nào sẽ thuận lợi hơn nhiều :cheers1:
 
Ðề: Giá thành trong lĩnh vực nhiếp ảnh

Thường thì những doanh nghiệp này không tính giá thành mà chỉ tập hợp chi phí vào 641 - 642 kết chuyển chi phí và doanh thu vào cuối kì
Bạn chờ thêm để các bạn khác có ý kiến cho bạn
Ý kiến của tôi là: bạn nên tính giá thành.

Không nhất định bạn phải học kế toán ngành dịch vụ đồ cưới thì mới làm kế toán cho DN dịch vụ đồ cưới.
Thực tế người ta không chia ra như vậy.
Đã học kinh tế kế toán thì sẽ làm đựoc dù DN dịch vụ đồ cưới hay dịch vụ tang lễ.
Việc tính giá thành cũng y như các DN dịch vụ hoặc SX khác mà thôi.

======================================
Khi tính giá thành, căn bản là bạn sẽ theo dõi chi phí ở hình thức "Phiếu tính giá thành".
Mỗi phiếu đó tính riêng cho từng đơn hàng.
Trong mỗi phiếu chia ra 3 phần tương ứng với 621, 622 và 627.
Thông thườgn 621 và 622 là dễ dàng tính trực tiếp chi phí cụ thể cho từng đơn hàng.
Chỉ riêng 627 thường là phân bổ chi phí dùng chung (ví dụ tiền điện, quản đốc, tổ trưởng...).
Chi phí NVL chẳng hạn son phấn trang điểm cô dâu thì có thể bạn khoán cho nhân viên trang điểm (tự mua) và chỉ trả công (gồm cả tiền son phấn, đi lại nếu đến nhà cô dâu để làm ...). Trường hợp này bạn cũng thấy rõ là mức khoán cũng đã ghi rõ tiền công là bao nhiêu, tiền đi lại là bao nhiêu, tiền son phấn là bao nhiêu ... (xem lại hợp đồng, thỏa ước lao động .. hoặc văn bản nào đó. Ít nhất ki người chủ giao khoán cho thợ thì trong đầu ổng cũng phải ước tính các khoản này cụ thể là bao nhiêu. Bạn phải tích cực, chủ động tìm hiểu các con số đó).
Nếu như chi phí son phấn là do công ty chịu thì bạn tự ước tính chi phí NVL phân bổ cho mỗi đơn hàng.
Nói chung các chi phí tính toán có thể không hoàn toàn chính xác nhưng yêu cầu là có tính ngay từ bây giờ (mới thành lập công ty).
Dần dần về sau có kinh nghiệm bạn sẽ có ước tính hợp lý và chính xác hơn.
Nếu bây giờ không bắt tay vào tính giá thành thì bạn sẽ chẳng bao giờ tính được giá thành, dù cho có làm ở ngành nghề nào đi nữa.

============================
Công dụng chủ yếu của phiếu tính giá thành là quản trị.
Tổng hợp các phiếu bạn sẽ lập được bảng tính giá thành - doanh thu.
Từ đó BGĐ sẽ nhìn thấy rõ ràng cụ thể tỷ lệ giá thành - doanh thu.
Tỷ lệ đó dùng để định giá bán, để ước tính lợi nhuận ... và nhiều ứng dụng khác. Đặc biệt trong trường hợp mà tác động mùa vụ là rất lớn như trong ngành dịch vụ cưới hỏi.

.....
Còn nhiều vấn đề khác nữa.
 
Ðề: Giá thành trong lĩnh vực nhiếp ảnh

e xin chân thành cảm ơn bác muontennguoi đã góp ý cho e. e có ý kiến như thế này bác xem có ổn ko nhé. E định áp dụng chế độ ktoan theo QĐ 48 (Vì DN e thuộc DN vừa và nhỏ). Thực tế chi phí nhân công DN ko trả theo sản phẩm mà trả Lương theo tgian. vậy theo bác thì e có thể K/C từ 152 sang 154 rồi K/C sang 632 luôn có hợp lý ko bác nhỉ? bác có thể cho e thêm ý kiến được ko?
Rất mong sự quan tâm của các bạn gần xa!
Thanks.
 
Ðề: Giá thành trong lĩnh vực nhiếp ảnh

Đây là DN DV nên tất cả các CP trong tháng bạn đưa vào TK 154 sau đó cuối tháng hoặc cuối quý bạn căn cứ sản phẩn dịch vụ hoàn thành mà kết chuyển sang TK 632 rồi k/c cả DT và giá vốn sang TK 911 => xdkqkd
Các bác thấy thế nào?
 
Ðề: Giá thành trong lĩnh vực nhiếp ảnh

Thực sự mình thấy mông lung quá. Nếu ko tính giá thành mà cho tất vào CF thì cũng ko ổn lắm. Vì DN này vừa là DN DV, vừa là DN sx (Vì rửa ảnh, tráng phim, ...).
 
Ðề: Giá thành trong lĩnh vực nhiếp ảnh

Vài câu hỏi để bạn xem xét vấn đề nhé:
- Mục tiêu việc tính giá thành của công ty bạn là gì ?
- Đặc điểm sản phẩm công ty ? Quy trình sản xuất như thế nào ?
- Tình hình về giá thành hiện tại của công ty ?
- Các phương pháp tính giá thành nào phù hợp ?
- Để tính được giá thành bạn cần những thông tin gì ?
...

Khi bạn có đáp án của những câu hỏi trên mình nghĩ việc tính giá thành ở bất cứ môi trường nào sẽ thuận lợi hơn nhiều :cheers1:

Bài này nên treo vào đầu của chuyên mục giá thành, để các thành viên vào, trước khi hỏi cách tính, phương pháp tính giá thành đọc trước, như vậy sẽ có cách nhìn trước khi đưa ra câu hỏi.
 
Ðề: Giá thành trong lĩnh vực nhiếp ảnh

các bạn cho mình ý kiến về 1 PP tính giá thành phù hợp với loại hình DN này nhé. Mình đang rất cần tham khảo ý kiến của các bạn gần xa.
Trân trọng!
 
Ðề: Giá thành trong lĩnh vực nhiếp ảnh

Bạn có thể áp dụng ngay các ý tưởng sau mà không cần quan tâm PP tính giá thành có đúng bài bản sách vở hay không.
(Về sau này ta sẽ xem xét lại điều đó sau).
Hình thức theo dõi:
  • Phiếu chi phí công việc (sau đây viết tắt là PCPCV). Mẫu: xem QĐ15.
  • Mỗi hợp đồng công việc lập riêng 1 phiếu cho công việc ấy.
Cách phân bổ chi phí:
  • Chi phí nào phân định được ngay là dùng cho hợp đồng nào thì ghi vào PCPCV ấy.
  • Chi phí nào không xác định là dùng riêng cho công việc cụ thể thì tập hợp chung lại, cuối tháng phân bổ theo tiêu thức doanh thu (dự kiến theo hợp đồng) hoặc NVL trực tiếp ...
Thực hành cụ thể:
  • Mỗi hợp đồng nhận được sẽ được đánh số thứ tự. Số thứ tự này là mã hóa.
Ví dụ: H080001 là hợp đồng đầu tiên của năm 2008; H080002 là khách hàng kế tiếp....
* Hợp đồng: có thể có hợp đồng, có thể không. Nhưng cần tổ chức hay là quy định bắt buộc mọi hoạt động, mọi chi phí đều phải xác định thuộc về hợp đồng công việc nào.
Ví dụ: Nhân viên quyết toán chi phí mua hoa: bắt buộc phải ghi rõ mua cho hợp đồng, khách hàng, công việc nào (H080001 hay H080002 ...)
Như vậy thay vì ghi mua hoa cho cặp Tuấn-Hồng thì phải ghi là mua hoa cho H08000x...
  • Muốn được như vậy, nhất thiết bảng mã hợp đồng phải được treo nơi dễ tra cứu.
Chẳng hạn dán danh sách các hợp đồng đang thực hiện năm tại bàn làm việc của thủ quỹ. Khi đó, trước khi chi tiền thủ quỹ sẽ kiểm tra Phiếu Chi có ghi rõ chi cho hợp đồng số mấy hay chưa ...
  • Lập bảng tính Excel theo dõi toàn bộ chi phí trực tiếp. Gồm tối thiểu các cột:
    Chứng từ số---Ngày--Nội dung----TK Nợ---TK Có----Số tiền---Mã số hợp đồng.
    .....................................
Như vậy cuối kỳ ta sort theo Mã HĐ là có thể in ra các PCPCV.
Ngoài các Phiếu Chi thì các chứng từ chi phí dùng trực tiếp cho hợp đồng cụ thể như là Phiếu Xuất vật liệu, Phiếu Thanh Toán chi phí thuê ngoài, Phiếu thanh toán lương trực tiếp (nếu có) ... đều phải ghi rõ mã số hợp đồng.
Kể cả hóa đơn xuất ra cũng thế. Phải ghi rõ mã hợp đồng.
Có thể quy định đơn giản là ghi mã số hợp đồng vào góc trên bên phải của các giấy tờ ấy. Tùy ý.
Việc ghi mã hóa như thế giúp BGĐ duyệt các khoản chi dễ dàng kiểm tra (dễ nhớ) đồng thời giúp kế toán nhanh chóng rà soát chi phí (mở Excel lọc theo mã số là kiểm tra chi phí có quyết toán trùng 2 lần hay không ...)

Tham khảo Nhật Ký Chung kèm theo của 1 Cty sửa chữa tàu biển, chi phí theo dõi theo từng hợp đồng cụ thể.
Ví dụ: Dùng công cụ Filter lọc TK Nợ 154, rồi lọc tiếp theo Mã Số Nợ ta sẽ được chi phí của từng hợp đồng.
 

Đính kèm

  • NKC.rar
    167 KB · Lượt xem: 151
Ðề: Giá thành trong lĩnh vực nhiếp ảnh

em sẽ ngâm cứu PP bác đã bày cho em. Khi nào có kết quả, nếu e mắc ở đâu thì bác lại ra tay tư vấn dùm em nha.
Trân trọng cảm ơn bác nhiều!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top