Công ty mình là công ty sản xuất, mình đang áp dụng phương pháp tính giá thành theo định mức, nhưng bảng định mức sản phẩm do Phòng kỹ thuật đưa qua cứ thay đổi hoài. Làm sao bi chừ? Mọi người giúp mình với! Thanks a lot!
Công ty mình là công ty sản xuất, mình đang áp dụng phương pháp tính giá thành theo định mức, nhưng bảng định mức sản phẩm do Phòng kỹ thuật đưa qua cứ thay đổi hoài. Làm sao bi chừ? Mọi người giúp mình với! Thanks a lot!
Cùng 1 SP mà có đến hơn .....1 bảng định mức:
Ví dụ: tháng này SP A dùng 1 mô tơ 45W, tháng sau đã đổi thành 2 mô tơ 25W và 30W
Còn nhiều chi tiết thay đổi nữa (cùng 1 SP)
Thay đổi ... nhức đầu.....
Khi hoạt động sản xuất kinh doanh thay đổi thì cần thay đổi định mức thì định mức mới có ý nghĩa chứ.
Theo mình nếu dùng phần mềm thì việc hạch toán giá thành theo định mức không quá khó khăn.
Đinh mức là phải mang tính ổn định chứ không thay đổi lung tung đc. Nếu lung tung thì sẽ ko gọi là định mức và ko thể áp dụng đc.
Việc cty bạn thay đổi từ 1 cái mô tơ thành 2 cái mô tơ là bên bạn đã thay đổi chi phí NVL để cấu thành sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
Định mức đặt ra để mình có thể ước tính ngay được chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó hết bao nhiêu?
Còn theo như bạn Hientn nói thì mình không hoàn toàn đồng ý vì định mức là phần chi phí mình ước tính để sản xuất ra 1 sp.
VD: sản xuất 1 cái kẹo sẽ hết bao nhiêu mạch nha, hương liệu ... đó là định mức để sx ra 1 cái kẹo.
Còn khi giá của NVL mạch nha, hương liệu thay đổi sẽ dẫn đến giá thành của sp " cái kẹo " thay đổi chứ không thay đổi được thành phần mạch nha, hương liệu trong cái kẹo đó.
Mong được chỉ giáo thêm
Đã gọi là định mức rồi thì phải chính xác và ổn định chứ sao thay đổi liên tục vậy bạn? Nếu vậy thì làm sao mà tính giá thành theo định mức được.
VD bạn cty bạn SX nhiều sản phẩm khác nhau thì định mức của mổi loại thì phải xây dựng cụ thể chính xác, thì cuối kỳ bạn dựa vào định mức để tính
Khi những điều kiện sản xuất thay đổi thì định mức cần thay đổi để phù hợp hơn chứ?
Chẳng hạn trước đây ở một công ty luyện thép. Định mức ban đầu được xây dựng khi công ty sử dụng 50% gang và 50% thép phế. Nhưng các quy định của chính phủ VN làm cho việc nhập thép phế khó khăn nên công ty quyết định thay đổi tỷ lệ phối trộn thành 80-20. Rõ ràng khi đó cần thay đổi định mức.
Rất nhiều ví dụ khác về sự cần thiết của việc thay đổi định mức.
Ở Nhật và nhiều nước phát triển áp dụng hệ thống kế toán Kaizen Costing (tạm dịch: cải thiện liên tục) thì định mức lượng được điều chỉnh định kỳ theo hướng tăng hiệu năng của các yếu tố đầu vào.
Nếu bạn tính theo phương pháp định mức thì phải ổn định trong 01 năm tài chính chứ không thay đổi liên tục như vậy được đâu. Cơ quan thuế sẽ không chấp nhận việc định mức thay đổi liên tục mà không có lý do chính đáng.