Theo quy định tại Luật sửa đổi Luật thuế GTGT 2013 thì doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng sẽ có 2 sự lựa chọn phương pháp tính thuế: hoặc là theo phương pháp trực tiếp (mặc định), hoặc theo phương pháp khấu trừ (phải thông báo đăng ký với cơ quan thuế). Dưới đây Phần mềm kế toán Link Q xin chia sẻ một số lời khuyên để giúp doanh nghiệp chọn cách tính thuế phù hợp, có lợi cho doanh nghiệp và số thuế GTGT phải nộp là nhỏ nhất.
Theo Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng thì phương pháp tính thuế GTGT có một số thay đổi về cách tính cũng như đối tượng áp dụng như sau:
1. Phương pháp khấu trừ thuế:
a. Đối tượng áp dụng:
Áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
b. Cách tính:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
a. Đối tượng áp dụng:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này (Luật số 31/2013/QH13);
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;
- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này (số 31/2013/QH13);
b. Cách tính:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x tỷ lệ %
Trong đó, tỷ lệ % được quy định như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”
(Riêng hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý, thì có cách tính khác:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = (giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra – giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng) x thuế suất thuế giá trị gia tăng)
Chính vì có 2 sự lựa chọn, nên vấn đề được đặt ra là doanh nghiệp sẽ chọn cách tính nào để có lợi cho doanh nghiệp – số thuế GTGT phải nộp là nhỏ nhất.
Câu trả lời là tùy vào tình hình, đặc điểm của mỗi doanh nghiệp, mà có sự lựa chọn tối ưu:
1. Đối với những doanh nghiệp có số thuế GTGT mua vào gần tương ứng với số thuế GTGT bán ra, có nghĩa là chênh lệch giữa thuế GTGT bán ra và thuế GTGT mua vào không nhiều => số thuế GTGT phải nộp là nhỏ, hoặc không phải nộp thuế GTGT. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Thường là các doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình cho doanh nghiệp chế xuất; vận tải quốc tế…áp dụng mức thuế suất đầu ra là 0%; doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa dịch vụ không phải khai, tính nộp thuế GTGT. Các doanh nghiệp này, thì thuế GTGT đầu ra là bằng 0 nhưng thuế GTGT đầu vào thì được khấu trừ toàn bộ
=> không phát sinh số thuế GTGT phải nộp, nhưng lại được hoàn thuế đầu vào
- Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT như: sản phẩm trồng trọt, giống vật nuôi, giống cây trồng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ cấp tín dụng, kinh doanh chứng khoán bao, dịch vụ y tế, dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích, dạy học, dạy nghề,
=> không phát sinh số thuế GTGT phải nộp
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà có đầy đủ hóa đơn GTGT của hàng mua vào tương ứng với hàng bán ra chịu thuế GTGT, và chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua là nhỏ (tỷ lệ lợi nhuận thấp)
=> số thuế GTGT phải nộp là không đáng kể
2. Đối với những doanh nghiệp không có số thuế GTGT mua vào, hoặc thuế GTGT mua vào là quá nhỏ so với số thuế GTGT bán ra => số thuế GTGT phải nộp là rất lớn nếu chọn theo phương pháp khấu trừ. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Thường là các doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thiết kế, lập dự toán, tư vấn pháp lý, dịch vụ nhân sự, các dịch vụ khác mà chi phí chủ yếu là tiền lương (nhân công/chất xám) hoặc chi phí không có hóa đơn GTGT.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà không có hóa đơn GTGT của hàng mua vào như mua bán sản phẩm nông/lâm/ngư nghiệp, đất đá cát sỏi (mua từ người trực tiếp sản xuất bán ra)
=> số thuế GTGT đầu vào là hầu như không có hoặc rất nhỏ so với thuế GTGT đầu ra. Nếu chọn theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT phải nộp là rất lớn. Chính vì thế nộp theo phương pháp trực tiếp sẽ tối ưu hơn vì số thuế GTGT phải nộp là nhỏ
1. Phương pháp khấu trừ thuế:
a. Đối tượng áp dụng:
Áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
b. Cách tính:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
a. Đối tượng áp dụng:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này (Luật số 31/2013/QH13);
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;
- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này (số 31/2013/QH13);
b. Cách tính:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x tỷ lệ %
Trong đó, tỷ lệ % được quy định như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”
(Riêng hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý, thì có cách tính khác:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = (giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra – giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng) x thuế suất thuế giá trị gia tăng)
Chính vì có 2 sự lựa chọn, nên vấn đề được đặt ra là doanh nghiệp sẽ chọn cách tính nào để có lợi cho doanh nghiệp – số thuế GTGT phải nộp là nhỏ nhất.
Câu trả lời là tùy vào tình hình, đặc điểm của mỗi doanh nghiệp, mà có sự lựa chọn tối ưu:
1. Đối với những doanh nghiệp có số thuế GTGT mua vào gần tương ứng với số thuế GTGT bán ra, có nghĩa là chênh lệch giữa thuế GTGT bán ra và thuế GTGT mua vào không nhiều => số thuế GTGT phải nộp là nhỏ, hoặc không phải nộp thuế GTGT. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Thường là các doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình cho doanh nghiệp chế xuất; vận tải quốc tế…áp dụng mức thuế suất đầu ra là 0%; doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa dịch vụ không phải khai, tính nộp thuế GTGT. Các doanh nghiệp này, thì thuế GTGT đầu ra là bằng 0 nhưng thuế GTGT đầu vào thì được khấu trừ toàn bộ
=> không phát sinh số thuế GTGT phải nộp, nhưng lại được hoàn thuế đầu vào
- Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT như: sản phẩm trồng trọt, giống vật nuôi, giống cây trồng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ cấp tín dụng, kinh doanh chứng khoán bao, dịch vụ y tế, dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích, dạy học, dạy nghề,
=> không phát sinh số thuế GTGT phải nộp
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà có đầy đủ hóa đơn GTGT của hàng mua vào tương ứng với hàng bán ra chịu thuế GTGT, và chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua là nhỏ (tỷ lệ lợi nhuận thấp)
=> số thuế GTGT phải nộp là không đáng kể
2. Đối với những doanh nghiệp không có số thuế GTGT mua vào, hoặc thuế GTGT mua vào là quá nhỏ so với số thuế GTGT bán ra => số thuế GTGT phải nộp là rất lớn nếu chọn theo phương pháp khấu trừ. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Thường là các doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thiết kế, lập dự toán, tư vấn pháp lý, dịch vụ nhân sự, các dịch vụ khác mà chi phí chủ yếu là tiền lương (nhân công/chất xám) hoặc chi phí không có hóa đơn GTGT.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà không có hóa đơn GTGT của hàng mua vào như mua bán sản phẩm nông/lâm/ngư nghiệp, đất đá cát sỏi (mua từ người trực tiếp sản xuất bán ra)
=> số thuế GTGT đầu vào là hầu như không có hoặc rất nhỏ so với thuế GTGT đầu ra. Nếu chọn theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT phải nộp là rất lớn. Chính vì thế nộp theo phương pháp trực tiếp sẽ tối ưu hơn vì số thuế GTGT phải nộp là nhỏ
Sửa lần cuối: