Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 201/2009/TT-BTC hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp (DN). Một trong nhiều nội dung quan trọng là việc cho phép DN được trích lập tỷ giá hối đoái trong vòng 5 năm, nếu việc hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ.
Cụ thể, đối với các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:
Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì phần chênh lệch được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập DN.
Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ, thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ, nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm.
Trường hợp chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính.
Cụ thể, đối với các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:
Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì phần chênh lệch được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập DN.
Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ, thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ, nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm.
Trường hợp chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính.