Định khoản các tình huống công nợ - dự phòng phải thu khó đòi ntn?

mom1987

New Member
Hội viên mới
Tình hình thu nợ tại 1 công ty như sau (giả định số dư chi tiết đầu tháng các đối tượng phải thu là hợp lý):
1.Thu được nợ của khách hàng A bằng tiền mặt 50.000.000
2.Lập biên bản bắt thủ kho BC bồi thường vì để mất hàng trị giá 2.000.000
3.Bán hàng chưa thu tiền công ty X, giá bán chưa thuế 70.000.000, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ tính 10%.
4.Thu được tiền mặt do thủ kho bồi thường BC 2.000.000
5.Nhận tiền gửi ngân hàng do khách hàng công ty KISA ứng trước 20.000.000
6.Phải thu khoản tiền bồi thường do bên bán là công ty NM vi phạm hợp đồng3.000.000
7.Đã thu bằng tiền mặt 3.000.000 về khoản tiền bồi thường của công ty NM
Yêu cầu:
a) Định khoản
b) Giả sử tài liệu trên ở cuối năm, kế toán lập dự phòng phải thu khó đòi cho công ty B năm sau là 3.000.000.Biết rằng đầu năm kế toán đã lập dự phòng phải thu khó đòi cho công ty A là 6.000.000, trong năm không thu được nợ công ty A 2.000.000, kế toán xử lý nợ khó đòi và hoàn nhập số dự phòng đầu năm.Hãy xác định bút toán tình hình trên.:loaloa:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: dự phòng phải thu khó đòi

Tình hình thu nợ tại 1 công ty như sau (giả định số dư chi tiết đầu tháng các đối tượng phải thu là hợp lý):
1.Thu được nợ của khách hàng A bằng tiền mặt 50.000.000
2.Lập biên bản bắt thủ kho BC bồi thường vì để mất hàng trị giá 2.000.000
3.Bán hàng chưa thu tiền công ty X, giá bán chưa thuế 70.000.000, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ tính 10%.
4.Thu được tiền mặt do thủ kho bồi thường BC 2.000.000
5.Nhận tiền gửi ngân hàng do khách hàng công ty KISA ứng trước 20.000.000
6.Phải thu khoản tiền bồi thường do bên bán là công ty NM vi phạm hợp đồng3.000.000
7.Đã thu bằng tiền mặt 3.000.000 về khoản tiền bồi thường của công ty NM
Yêu cầu:
a) Định khoản
b) Giả sử tài liệu trên ở cuối năm, kế toán lập dự phòng phải thu khó đòi cho công ty B năm sau là 3.000.000.Biết rằng đầu năm kế toán đã lập dự phòng phải thu khó đòi cho công ty A là 6.000.000, trong năm không thu được nợ công ty A 2.000.000, kế toán xử lý nợ khó đòi và hoàn nhập số dự phòng đầu năm.Hãy xác định bút toán tình hình trên.:loaloa:
ĐK các nghiệp vụ này như sau:
NV1: Nợ 111/ có 131(A) 50.000.000
NV2: Nợ 138/có 152,153,155,156 : 2.000.000
NV3a: Nợ 131 - 77.000.000
Có 511: 70.000.000
Có 333: 7.000.000
3b Nợ 632/có 155,156: ...
NV4: Nợ 111 /có 138 2.000.000
NV5: Nợ 112/có 131(KISA) 20.000.000
NV6: Nợ 331(MN)/Có 711 3.000.000
NV7: Nợ 111/Có 331 (MN) 3.000.000
Lập dự phòng thu khó đòi CTB Nợ 642/Có 139: 3.000.000
Thu được nợ CTA là 4.000.000, Không thu được: 2.000.000, (Các khoản này đầu năm đã lập dự phòng)
ĐK: Nợ 139: 6.000.000
Có 642: 4.000.000
Có 131: 2.000.000
Chúc em học tốt :hi:
 
Ðề: dự phòng phải thu khó đòi

Lập dự phòng thu khó đòi CTB Nợ 642/Có 139: 3.000.000
Thu được nợ CTA là 4.000.000, Không thu được: 2.000.000, (Các khoản này đầu năm đã lập dự phòng)
ĐK: Nợ 139: 6.000.000
Có 642: 4.000.000
Có 131: 2.000.000
Chúc em học tốt :hi:
Đối với cty A đề chỉ nói là không thu được nợ thôi chứ không nói là có quyết định xóa nợ.
Do đó vẫn phải còn số dư Nợ 131 (cty A) 2.000.000đ.
Khi thu số nợ khó đòi thì theo chứng từ thu ta đã ghi N111,112/C131. Cuối năm chỉ phải xử lý điều chỉnh số đã dự phòng thôi.
Ngòai ra số không thu được này không chắc là số phát sinh năm ngóai mà ta đã dự phòng. Nó hoàn toàn có thể là phát sinh ngay trong năm nay.
Như vậy phải ghi là:
Nợ 139 (cty A): 4.000.000
Có 642: 4.000.000
Con số 4.000.000 này là chênh lệch giữa số đầu năm và số cần phải có cuối năm.
Nghĩa là ta phải tính toán số cuối năm cần phải có là bao nhiêu trước, rồi mới tính số chênh lệch và rồi lấy số đó định khoản.
Khác với các TK theo dõi thông thường: phải có số dư đầu, số phát sinh tăng, giảm rồi mới suy ra số dư cuối.
Ở TK dự phòng thì ngược lại, phải tính số dư cuối trước rồi mới định khoản.


Nếu như có quyết định xóa nợ 2.000.000 ấy thì mới ghi N139/C131. Vì đã có dự phòng nên sẽ trừ vào đó chứ không ghi vào lỗ nữa.
Và bút toán xóa nợ này thực hiện khi có quyết định, có lúc nào thì ghi lúc ấy, chứ không phải là bút toán lúc cuối năm.
 
Ðề: dự phòng phải thu khó đòi

Đối với cty A đề chỉ nói là không thu được nợ thôi chứ không nói là có quyết định xóa nợ.
Do đó vẫn phải còn số dư Nợ 131 (cty A) 2.000.000đ.
Khi thu số nợ khó đòi thì theo chứng từ thu ta đã ghi N111,112/C131. Cuối năm chỉ phải xử lý điều chỉnh số đã dự phòng thôi.
Ngòai ra số không thu được này không chắc là số phát sinh năm ngóai mà ta đã dự phòng. Nó hoàn toàn có thể là phát sinh ngay trong năm nay.
Như vậy phải ghi là:
Nợ 139 (cty A): 4.000.000
Có 642: 4.000.000
Con số 4.000.000 này là chênh lệch giữa số đầu năm và số cần phải có cuối năm.
Nghĩa là ta phải tính toán số cuối năm cần phải có là bao nhiêu trước, rồi mới tính số chênh lệch và rồi lấy số đó định khoản.
Khác với các TK theo dõi thông thường: phải có số dư đầu, số phát sinh tăng, giảm rồi mới suy ra số dư cuối.
Ở TK dự phòng thì ngược lại, phải tính số dư cuối trước rồi mới định khoản.

Em hoàn toàn đồng ý với bác ở đoạn sau này:
Nếu như có quyết định xóa nợ 2.000.000 ấy thì mới ghi N139/C131. Vì đã có dự phòng nên sẽ trừ vào đó chứ không ghi vào lỗ nữa.
Và bút toán xóa nợ này thực hiện khi có quyết định, có lúc nào thì ghi lúc ấy, chứ không phải là bút toán lúc cuối năm
.
Nhưng đây là đề bài kiểm tra hoặc bài tập của môn kế toán chứ không phải là tình hình thực tế ở đơn vị bạn mom vì vậy nếu cái khoản sau:
Ngòai ra số không thu được này không chắc là số phát sinh năm ngóai mà ta đã dự phòng. Nó hoàn toàn có thể là phát sinh ngay trong năm nay.
nếu xảy ra thì đề bài phải nói tới chứ nếu không thì giáo viên đang đánh đố SV ah.
Bác để ý thêm cho em cái câu này
kế toán xử lý nợ khó đòi và hoàn nhập số dự phòng đầu năm
từ "xử lý" ở đây theo bác là để nguyên hiện trường hay là chuyển nó sang ..., bác cho thêm ý kiến nhé.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: dự phòng phải thu khó đòi

Bác để ý thêm cho em cái câu này từ "xử lý" ở đây theo bác là để nguyên hiện trường hay là chuyển nó sang ..., bác cho thêm ý kiến nhé.

"xử lý" nợ khó đòi khi trường hợp phát sinh khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được phải xử lý xoá xổ:

- Căn cứ vào biên bản xử lý xoá nợ, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Số đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Số chưa lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

Đồng thời, ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” nhằm tiếp tục theo dõi trong thời hạn quy định để có thể truy thu người mắc nợ số tiền đó.
 
Ðề: Định khoản các tình huống công nợ - dự phòng phải thu khó đòi ntn?

Theo tôi "xử lý nợ khó đòi" ở mức độ trách nhiệm kế toán chỉ là lập dự phòng mà thôi.
Trong bài này nó còn có nghĩa: xem xét lại số đã đòi được ghi sổ như thế nào, số đòi chưa được ghi sổ như thế nào (hoặc có cần ghi gì nữa hay không).
Nếu là xóa sổ số nợ đó thì đề bài sẽ ghi rõ. Đây không phải là đánh đố sinh viên. Thông thường là thế. Tất nhiên muốn rõ hơn thì hãy hỏi lại giáo viên ra đề.
 
Ðề: Định khoản các tình huống công nợ - dự phòng phải thu khó đòi ntn?

b) Giả sử tài liệu trên ở cuối năm, kế toán lập dự phòng phải thu khó đòi cho công ty B năm sau là 3.000.000.Biết rằng đầu năm kế toán đã lập dự phòng phải thu khó đòi cho công ty A là 6.000.000, trong năm không thu được nợ công ty A 2.000.000, kế toán xử lý nợ khó đòi và hoàn nhập số dự phòng đầu năm.Hãy xác định bút toán tình hình trên.:loaloa:[/QUOTE]

=>không thu được nợ Cty A 2tr, tức là đã thu được 4tr, lúc đó bạn phản ánh số thu được đó vào tài khoản 711, cụ thể
Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản thu khó đòi, dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kế toán tính xác định mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Cuối niên độ kế toán sau, kế toán hoàn nhập các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã lập cuối niên độ kế toán trước vào thu nhập bất thường, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 711 - Các khoản thu nhập bất thường

Đồng thời tính xác định mức trích lập dự phòng mới các khoản phải thu khó đòi cho niên độ kế toán sau, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Hạch toán xử lý xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi.

Việc xử lý xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi không có khả năng đòi được, phải căn cứ vào quy định của chế độ tài chính hiện hành. Khi có quyết định cho phép xoá nợ, kế toán ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 138 - Phải thu khác

Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý

Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý cho xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ thu hồi được, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 711 - Thu nhập bất thường

Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý.
 
Ðề: Định khoản các tình huống công nợ - dự phòng phải thu khó đòi ntn?

Mình muốn hỏi về nghiệp vụ " Thu được khoản nợ khó đòi, trước đây đã xử lý nay người thiếu nợ bất ngờ đem trả". Mọi người hộ mình cái. :)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top