Điểm tin tham khảo

kimthanh08

Hội viên cơ cực
Hội viên mới
Doanh nghiệp quỵt tiền BHXH: Cần xử lý hình sự
Vấn đề pháp lý hiện đang được nhiều giới tranh luận gắt gao là tại sao không truy tố hình sự người đại diện pháp luật của doanh nghiệp DN chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội BHXH?


Nói "dân sự" là “chưa hợp đạo lý”
Theo BHXH TP.HCM, trong số hàng trăm đơn vị, hầu hết là công ty TNHH, nợ BHXH quá hạn (trên 6 tháng), có khoảng 40 doanh nghiệp (DN) nợ từ 200 triệu đồng trở lên. Các DN nợ lớn và nợ dai trong số này có Công ty may F.L tại Củ Chi, vốn 100% của Hàn Quốc (HQ), nợ trên 1 tỉ đồng, Công ty P.P (Q.9, HQ) nợ hơn 500 triệu đồng, Công ty V.SIC (Q.5, Singapore) nợ hơn 300 triệu đồng. Hai công ty vốn trong nước là Công ty dịch vụ M (Q.Bình Tân) nợ trên 500 triệu, Công ty H.T (Q.8) nợ xấp xỉ 300 triệu đồng... Đây chỉ là một phần trong tổng số 1.800 tỉ đồng BHXH mà các DN trong cả nước chiếm giữ.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Thành Tâm - Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho rằng, chỉ cần chiếm đoạt của người khác năm, bảy trăm ngàn đồng là đã bị khởi tố, xử phạt tù. Trong khi đó DN bỏ túi hàng tỉ đồng, trong đó chiếm đoạt riêng của mỗi công nhân 6% tiền lương hằng tháng của họ (trong tổng số 23% tiền lương công nhân mà DN phải trích đóng cho BHXH), gây hậu quả nặng nề cho đời sống vật chất, tinh thần của hàng ngàn công nhân nhưng các cơ quan chức năng lại bó tay. “Ngành LĐ-TB-XH hằng năm xử phạt hàng trăm đơn vị vi phạm pháp luật lao động, mỗi đơn vị vi phạm chỉ bị phạt hành chính 1 lần trong 1 năm và mỗi lần phạt tối đa không quá 20 triệu đồng cho hành vi chiếm dụng tiền BHXH. Xử phạt hành chính như vậy rõ ràng không hiệu quả và không có sức răn đe, chẳng khác nào “phủi bụi”, các DN không ngán”, ông Tâm bức xúc.

Tương tự, ông Cao Văn Sang - Giám đốc BHXH TP.HCM cũng cho rằng “khởi kiện” ra tòa dân sự đối với hành vi chiếm dụng là cần thiết và đúng luật, nhưng việc các cơ quan chức năng kết luận hành vi chiếm dụng tiền BHXH không đủ cơ sở khởi tố hình sự là chưa hợp đạo lý. Do tiền BHXH của người lao động bị chiếm dụng, nên họ sẽ không có sổ BHXH, không được Nhà nước chăm lo khi ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động... Hành vi cố tình chiếm dụng tiền BHXH gây thiệt hại nghiêm trọng cho người lao động.

Đối với cán bộ, nhân viên cơ quan BHXH có trách nhiệm đôn đốc thu tiền BHXH mà thiếu trách nhiệm để doanh nghiệp nợ đọng tiền BHXH thì phải chịu trách nhiệm kỷ luật hành chính; còn nếu họ thông đồng với DN để chiếm giữ sử dụng trái phép, tham ô tiền BHXH thì cũng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm
Luật sư Trương Xuân Tám
Đồng quan điểm này, tiến sĩ Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM cho rằng, tiền BHXH của công nhân nên chia ra làm hai phần: 17% là tiền của chủ doanh nghiệp và 6% là tiền của công nhân. Số tiền 6% mà DN thu của công nhân rồi chiếm dụng không nộp cho BHXH phải được coi là hành vi nghiêm trọng phải bị xử lý hình sự.

Đủ cơ sở để xử lý hình sự
Dưới góc độ phân tích các điều khoản của luật thì nhiều ý kiến cho rằng hoàn toàn có thể khởi tố hình sự đối với hành vi chiếm dụng tiền BHXH. Chi tiết hơn, luật sư Trương Xuân Tám, Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phân tích: Nếu các doanh nghiệp do khó khăn thật sự mà chưa đóng được tiền BHXH, thì dù số tiền nợ nhiều bao nhiêu cũng chỉ là trách nhiệm dân sự, vì Bộ luật Hình sự không có điều luật nào quy định việc “nợ” tiền BHXH là tội phạm. Trường hợp này, chỉ có thể khởi kiện DN nợ tiền BHXH ra tòa dân sự để yêu cầu thanh toán tiền nợ gốc và lãi. Khi khởi kiện, BHXH có thể yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng hoặc kê biên tài sản khác của DN nhằm đảm bảo thi hành các khoản nợ đọng tiền BHXH. Chế tài áp dụng với các doanh nghiệp nợ tiền BHXH hiện nay mới chỉ là phạt hành chính, yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi (Điều 138 Luật BHXH).

Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ khác như trường hợp Công ty Kwang Nam, hằng tháng DN này đã trích 6% tiền lương của công nhân nói là “để đóng BHXH”. Người lao động tin tưởng DN nên đã ủy quyền cho DN thay mặt mình nộp BHXH. Thế nhưng, từ những năm 2003 đến 2008, DN này đã lợi dụng lòng tin của người lao động chiếm dụng số tiền này sử dụng vào mục đích khác đến nỗi hiện nay chỉ thu hồi được 1,3 tỉ đồng trong tổng số 7,2 tỉ đồng, trừ đi 17% do DN khó khăn phải nợ, thì số tiền còn lại đã được sử dụng vào mục đích gì? Đang nằm ở đâu?... Cần phải điều tra làm rõ. Rõ ràng, DN đã trích thu 6% rồi nhưng lại cố tình chiếm giữ để sử dụng trái phép là có dấu hiệu của tội “sử dụng trái phép tài sản” (Điều 142 Bộ luật Hình sự); hoặc quá trình điều tra cho thấy có hành vi chiếm đoạt chia chác nhau thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “tham ô tài sản” (Điều 278 Bộ luật Hình sự).

Tương tự, luật sư Trương Lê Minh Trí, Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai nói: “Theo Điều 138 Luật BHXH, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH như: không đóng BHXH, đóng không đúng thời gian quy định, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Tuy Bộ luật Hình sự không quy định tội danh cụ thể nào liên quan đến BHXH nhưng hoàn toàn có thể vận dụng để xử lý hình sự trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Đối với cơ quan BHXH thì DN là một pháp nhân “nợ” tiền BHXH chỉ có thể khởi kiện dân sự để thu hồi số nợ, nhưng đối với người lao động thì ban giám đốc, người đại diện trước pháp luật và kế toán trưởng là những người có những quyết định chiếm giữ số tiền 6% trích từ lương của người lao động giữ lại mà không nộp cho BHXH theo quy định là hành vi trái pháp luật. Đây là hành vi “chiếm giữ trái phép tài sản” (Điều 141 Bộ luật Hình sự). Người lao động chính là bị hại trong vụ án bị xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp. Cơ quan điều tra phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra về hành vi này. Quá trình điều tra nếu thấy các đối tượng này có những hành vi khác, cấu thành tội danh khác thì chuyển tội danh để xử lý cho phù hợp”.
Nguyên Thủy - Lê Nga - thanhnien.com.vn
 
Ðề: Điểm tin tham khảo

Hy vọng là luật hình sự hoá được vấn đề này.
 
Ðề: Điểm tin tham khảo

Doanh nghiệp quỵt tiền BHXH: Ai bảo vệ người lao động? Số tiền BHXH mà các doanh nghiệp DN trên cả nước chiếm dụng lên đến 1.800 tỉ đồng. Trong khi đó, biện pháp kiện ra tòa xem ra cũng không hiệu quả.

Tòa kêu khó

Trong buổi làm việc với Ban Pháp chế HĐND TP.HCM, Phó chánh án TAND TP.HCM Trần Văn Sự cho biết các tranh chấp đòi BHXH giữa người lao động với người sử dụng lao động là loại tranh chấp mới xuất hiện những năm gần đây. Các tranh chấp này rất phức tạp do thời gian nợ BHXH kéo dài trong nhiều năm, tiền lương cũng như số lượng người lao động có nhiều biến động. Thêm vào đó, phần lớn các DN này ngưng hoạt động, đại diện theo pháp luật của DN bỏ trốn ra nước ngoài... nên cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập chứng cứ, giải quyết thỏa đáng.

Theo ông Sự, khi công nhân yêu cầu tòa mở thủ tục phá sản đối với DN thì gặp khó khăn trong việc cử người đại diện DN tham gia vào tổ quản lý, thanh lý tài sản theo như luật quy định. Ngoài ra, quyết định mở thủ tục phá sản, thanh lý tài sản, tuyên bố DN phá sản đều phải đăng trên báo địa phương nơi DN lâm vào tình trạng phá sản có trụ sở chính và báo trung ương trong ba số liên tiếp. Trong khi đó, nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người lao động thì không phải nộp tiền tạm ứng án phí; mà tòa thì không có nguồn kinh phí để thực hiện việc đăng báo theo quy định.


Theo luật sư Trương Lê Minh Trí, Đoàn luật sư Đồng Nai, quy định xử phạt hành chính đối với những DN nợ BHXH quá hạn, trốn BHXH với mức phạt tối đa 20 triệu đồng như hiện nay là quá nhẹ, không đủ sức răn đe. “Số tiền nợ BHXH nếu đem gửi ngân hàng, lãi thu được cao hơn nhiều số tiền phải nộp phạt”, luật sư Trí phân tích.

Một thẩm phán của TAND TP.HCM cũng cho rằng: “Tranh chấp trong lĩnh vực BHXH gia tăng mạnh thời gian qua thực sự là loại án khó và khá mới mẻ đối với TAND cấp quận, huyện. Bởi thực tế, khi số nợ BHXH quá lớn, chủ sử dụng lao động thường bỏ trốn để quỵt luôn tiền lương, tiền BHXH, nên án tuyên rồi hiệu quả thu hồi lại toàn bộ số tiền bị chiếm dụng là không thể”. Vị này phân tích: “Có chăng, chỉ thu hồi một phần rất nhỏ và phải tốn kém rất nhiều nhân lực, thời gian xử lý đống tài sản cũ kỹ, giá trị không bao nhiêu còn sót lại”.



Trách nhiệm thuộc về ai?

Trong việc DN chiếm dụng hàng ngàn tỉ đồng tiền BHXH, thiệt thòi xem như đổ hết lên vai hàng triệu lao động trong cả nước. Kèm theo việc không nộp BHXH là người lao động không được hưởng bất kỳ một chế độ nào về BHYT, hưu trí, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động... DN nợ BHXH khiến người lao động khi chuyển nơi làm việc hoặc cần chốt lại thời gian để được hưởng chế độ chính sách cũng gặp phải vô vàn khó khăn.

Một lãnh đạo TAND TP.HCM thẳng thắn: nguyên do là BHXH chưa làm hết trách nhiệm, để một số DN nợ BHXH kéo dài trong nhiều năm. Chứ nếu quyết liệt làm thì sẽ không có chuyện DN nợ đọng hàng tỉ đồng, rồi chủ bỏ trốn một cách dễ dàng như thế. Lấy vụ Công ty Kwang Nam nợ BHXH kéo dài từ năm 2003, đến năm 2007 mới thấy DN này bị xử phạt, vị này bức xúc: “DN này có cả ngàn lao động, số tiền 6% trích từ lương mỗi tháng không phải số tiền nhỏ, đó là chưa nói đơn vị này đã có những hành vi gian dối khai báo số lượng lao động không đúng với thực tế để né việc phải nộp BHXH. Luật BHXH quy định, người sử dụng lao động phải đóng BHXH hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức BHXH. Luật này cũng quy định, tổ chức BHXH có quyền kiểm tra việc đóng BHXH và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về BHXH. Nhưng ngành BHXH không kiên quyết ngay khi DN mới nợ BHXH. Khi nợ đọng kéo dài nhiều năm, số tiền lên đến hàng tỉ đồng mới xử phạt thì quá trễ, DN không thể khắc phục”.

Ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TP.HCM, cũng thừa nhận việc DN nợ đọng nhiều BHXH có phần trách nhiệm của hệ thống BHXH. “Một số... “ông” BHXH quận huyện chưa mặn lắm trong việc xử lý các hành vi vi phạm của DN chiếm dụng BHXH. BHXH TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo BHXH các quận, huyện phải kiên quyết khởi kiện các DN trên địa bàn chây ì, cố tình chiếm dụng tiền BHXH. Quận, huyện nào không tích cực trong việc này BHXH TP.HCM sẽ có biện pháp kỷ luật”, ông Sang nói.
Nguyên Thủy - Lê Nga
thanhnien.com.vn
 
Ðề: Điểm tin tham khảo

Chủ DN "xù" lương, trợ cấp rồi… "mất tích"







Ông Nam Giang Văn Nam - Phó phòng Lao động - Thương binh – Xã hội quận Gò Vấp - TP.HCM đơn cử ví dụ trường hợp xảy ra tại Công ty TNHH May Hàn Việt. Dù đã ngừng hoạt động từ đầu tháng 2/2009, nhưng đến nay, bà Phạm Thị Thanh Thúy, Giám đốc công ty, vẫn còn nợ gần 100 công nhân khoảng 170 triệu đồng tiền lương, chưa kể khoản nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) gần 150 triệu đồng.

Từ đó đến nay, CN chỉ một lần duy nhất "bắt cóc" được bà Thúy và vớt vát chút đỉnh tiền lương. Thế nhưng sau đó, bà giám đốc này biệt tăm, gọi điện cũng không bắt máy.






Công nhân Công ty Hải Vinh quận Thủ Đức - TP.HCM mỏi mòn chờ trợ cấp trong vô vọng.





Tương tự là tình cảnh của hàng trăm CN tại Công ty TNHH Phú Hữu (huyện Bình Chánh - TP.HCM). Do làm ăn thua lỗ, công ty đã đóng cửa từ tháng 11/2008. Thống kê đến thời điểm công ty ngừng hoạt động, còn nợ CN 750 triệu đồng tiền lương (50% tháng 10/2009 và 50% lương tháng 11/2009), chưa kể khoản nợ BHXH 1,1 tỉ đồng. Thời gian đầu, ông Phạm Xuân Quang, Giám đốc Công ty TNHH Phú Hữu, còn chủ động liên hệ cơ quan chức năng huyện Bình Chánh hứa hẹn giải quyết chế độ cho CN. Thế nhưng, 2 tháng qua, ông Quang đột ngột mất tích.






CN bị DN "xù" lương khổ một, thì CN bị DN "xù" trợ cấp khổ mười lần. Tại TP.HCM, sau khi giải thể một hoặc nhiều phân xưởng, nhiều DN chơi trò "treo" trợ cấp thôi việc của CN trong sự bất lực của các cơ quan chức năng.







Tại Công ty Cổ phần Thượng Thăng, do không có đơn hàng, vào tháng 3/2009, Công ty Cổ phần Thượng Thăng đã phải thu hẹp sản xuất phân xưởng II đóng tại xã Tân Kiên. Công ty đã bố trí 621 CN tại phân xưởng II sang làm việc tại 3 phân xưởng khác tại Bình Chánh và tỉnh Đồng Nai, nhưng do địa điểm làm việc mới quá xa, đã có 300 CN tự ý bỏ việc, 321 CN gửi đơn xin thôi việc.

Từ đó đến nay, dù đã hứa hẹn nhiều lần, công ty vẫn chưa thanh toán trợ cấp thôi việc cho CN (ước tính khoảng 600 triệu đồng). Gần đây nhất, sau khi các cơ quan chức năng huyện Bình Chánh, TP.HCM khuyến cáo, nhắc nhở, công ty lại tiếp tục hẹn đến ngày 25/10 sẽ trả dứt trợ cấp thôi việc cho CN.







Đau hơn là trường hợp 500 CN Xí nghiệp I, Công ty TNHH Thương mại Hải Vinh (quận Thủ Đức - TP.HCM). Kể từ khi giải thể Xí nghiệp (XN) I vào đầu tháng 4/2009, đến nay, ông Hà Minh Hải, Giám đốc công ty vẫn chưa thanh toán 1,3 tỉ đồng trợ cấp thôi việc cho gần 500 CN.

Dù vẫn còn một phân xưởng khác ở huyện Hóc Môn - TP.HCM, thế nhưng ông Hải vẫn không đoái hoài đến quyền lợi 500 CN đã từng chia ngọt, sẻ bùi với mình. Báo hại, số CN cũ cứ quay về liên hệ đòi quyền lợi nhiều lần, song bất lực, vì nhà xưởng cũ giờ chỉ là một mảnh đất trống.







Lẽ nào cơ quan chức năng bất lực?







Khi được hỏi về tình trạng hàng trăm CN đang phải "ăn trực nằm chờ" chờ trợ lương và trợ cấp (là quyền lợi chính đáng của họ) ông Giang Văn Nam băn khoăn: "Chúng tôi mất thời gian đã đành, thương nhất vẫn là NLĐ phải chầu chực chờ quyền lợi trong khi bóng dáng chủ DN thì biệt tăm".







"Cõ lẽ những trường hợp này phải cần tới cơ quan pháp luật can thiệp. Phía ngành lao động chỉ kiến nghị, theo dõi vụ việc để cùng công nhân và chủ DN giải quyết" – ông

Nam nói






Trên thực tế các cơ quan chức năng TP cũng đã "ra tay" với hiện tượng giám đốc nhiều DN cố tình "xù" quyền lợi CN nhưng thực tế càng giải quyết thì… càng bí.







Chẳng hạn một số vụ, CN đã được tổ chức công đoàn hướng dẫn khởi kiện ra tòa để đòi quyền lợi, song thời gian kéo dài khiến họ nản chí. Điều kỳ lạ là dù có một số giám đốc DN vẫn có thể liên hệ được, như trường hợp ông Hải, Giám đốc Công ty Hải Vinh và ông Đức (Giám đốc Công ty Thượng Thăng), song không hiểu vì sao các cơ quan TP lại thiếu nhiệt tình (?)







Sự việc cứ thế kéo dài, thiệt thòi cuối cùng vẫn thuộc về hàng ngàn CN.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Khi đọc được những bài trên ACE dân kế có ý kiến gì đối với tình trạng ê chề cho người LĐ khi phải rơi vào tình cảnh này không??????
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Điểm tin tham khảo

Trong các văn bản hướng dẫn cơ chế cho doanh nghiệp vay tiền trả lương vẫn chưa có chế tài xử lý những bất cập.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính vừa có thông tư hướng dẫn về việc việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn từ suy giảm kinh tế. Trước đó, theo Quyết định 30 của Chính phủ, doanh nghiệp gặp khó khăn được vay vốn để thanh toán cho người lao động với thời hạn vay tối đa 12 tháng, lãi suất vay 0%.

Thủ tục đơn giản

Trong thông hướng dẫn tư liên bộ vừa ban hành, trình tự, thủ tục vay vốn nói trên khá đơn giản.

Cụ thể, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, kèm theo văn bản xác nhận về phương án sắp xếp lao động của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, văn bản xác nhận của Sở Tài chính về việc kê khai và sử dụng các nguồn tài chính sẵn có của doanh nghiệp (Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, các khoản tiền lương phải trả cho người lao động, Quỹ dự phòng tiền lương…).

Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở xây dựng phương án sắp xếp lao động, nộp phương án này cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận phương án, các Sở phải có văn bản xác nhận gửi cho doanh nghiệp và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tại địa phương.

Cũng theo Thông tư, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp báo cáo tài chính quý gần nhất của doanh nghiệp và báo cáo các nguồn của doanh nghiệp cho Sở Tài chính địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Trong thời hạn 5 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận báo cáo tài chính và báo cáo các nguồn nêu trên, Sở Tài chính phải có văn bản xác nhận gửi cho doanh nghiệp và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tại địa phương.

Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển về việc cho vay, doanh nghiệp có trách nhiệm cùng với ngân hàng thanh toán một lần tiền lương, trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho từng người lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo phương án đã được thẩm định.

Trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của ngân hàng, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động Thương binh và Xã hội về việc thanh toán cho người lao động.

Chủ doanh nghiệp bỏ trốn, lao động vẫn được nhận tiền

Cũng theo hướng dẫn tại Thông tư, trường hợp chủ doanh nghiệp bỏ trốn, người lao động vẫn được tạm ứng tiền từ ngân sách địa phương.

Cụ thể, với doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp bỏ trốn thì Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan xác định doanh nghiệp bỏ trốn và lập hồ sơ về lao động, tiền lương và tài chính của doanh nghiệp. Sau đó, căn cứ vào hồ sơ này Sở Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh số tiền cần ứng từ ngân sách địa phương để trả nợ lương cho người lao động.

Người lao động sẽ được nhận tiền tạm ứng tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội địa phương, nơi doanh nghiệp có trụ sở.

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính thực hiện việc xử lý tài sản của doanh nghiệp để hoàn trả khoản tạm ứng từ ngân sách địa phương.

Vẫn thiếu chế tài xử phạt

Xung quanh vấn đề này, một số ý kiến cho rằng Quyết định 30 của Chính phủ khi được đưa vào thi hành có thể sẽ nảy sinh một số bất cập và còn thiếu chế tài xử lý.

Theo ông Đặng Quang Điều, Phó ban Kinh tế chính sách, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, trước hết là tình trạng nhiều doanh nghiệp sẽ cố tình sa thải nhiều lao động hơn để đủ điều kiện được vay ưu đãi.

Theo Quyết định 30, doanh nghiệp có số lao động phải giảm từ 30% trở lên hoặc từ 100 lao động trở lên thì mới được vay ngân hàng để trả lương cho người lao động.

“Như vậy, đáng ra doanh nghiệp chỉ sa thải 80 người nhưng để được vay vốn của nhà nước, có thể họ cố tình sa thải thêm 20 người nữa, điều này khó có thể kiểm soát được”, ông Điều nói.

Ngoài ra, cũng có trường hợp doanh nghiệp quá khó khăn thực sự nhưng lại chây ỳ, không muốn vay tiền để trả lương cho công nhân vì họ cho rằng đi vay để trả lương công nhân cũng không vực dậy được doanh nghiệp đang có nguy cơ phá sản.

Một số ý kiến cho rằng, với những trường hợp này (doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích, doanh nghiệp gian lận trong kê khai số lao động mất việc, hoặc đủ điều kiện vay tiền trả lương cho công nhân nhưng không thực hiện…) đáng ra phải có chế tài xử phạt rõ rằng. Tuy nhiên trong Quyết định và thông tư đều không đề cập đến.

Trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho rằng, đây là những giải pháp tình thế, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong thời kỳ khó khăn do suy giảm kinh tế, vì thế cũng chưa thể hoàn chỉnh tuyệt đối được. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn hay vướng mắc gì, Bộ sẽ trình Chính phủ bổ sung, xử lý.

Tuy nhiên, đứng về phía tổ chức công đoàn, theo ông Điều, trong những trường hợp này, cần có sự tham gia của tổ chức công đoàn cơ sở. Cụ thể, công đoàn phải có trách nhiệm xem xét doanh nghiệp cho lao động nghỉ việc có thực sự phù hợp với việc thu hẹp sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không.

Công đoàn cơ sở cũng phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát và tham gia chi trả trợ cấp cho người lao động mất việc làm, đảm bảo thực hiện đúng theo Quyết định 30.

Với trường hợp doanh nghiệp cố tình chây ỳ, không vay tiền ngân hàng để trả lương và giải quyết chế độ cho người mất việc thì người lao động hoặc Công đoàn cơ sở có thể gửi đơn khởi kiện doanh nghiệp đến các cơ quan chức năng.

Ý kiến của bạn????
 
Ðề: Điểm tin tham khảo

Cải cách tiền lương; nâng mức xử phạt DN vi phạm (NLĐ) - Đây là kiến nghị của UBND
TPHCM trong văn bản báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW của Ban Bí thư, về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp (DN).UBND TP cũng kiến nghị Tổng LĐLĐ VN, TAND Tối cao và BHXH VN tăng cường phối hợp xử lý các DN nợ đọng BHXH kéo dài. Đồng thời sớm có quy định cụ thể về định biên cán bộ CĐ cơ sở khu vực ngoài quốc doanh, bởi hiện nay trên địa bàn TP có nhiều DN có hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn đoàn viên CĐ nhưng không có cán bộ chuyên trách CĐ.

UBND TP cũng kiến nghị Quốc hội nghiên cứu sửa Luật Thanh tra theo hướng bổ sung quy định tổ chức cơ quan thanh tra chuyên ngành có đủ 3 cấp: bộ, sở, quận (huyện); ban hành các quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập tổ chức Đảng, đoàn thể trong các DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài.
 
Ðề: Điểm tin tham khảo

Kiên quyết xử lý doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội

Ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TPHCM cho biết, hiện có 500 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố nợ BHXH từ ba tháng trở lên, trong đó có 100 đơn vị nợ BHXH trên một năm với số tiền khoảng 88 tỷ đồng.

Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM hôm qua làm việc với BHXH TP HCM về tình hình các doanh nghiệp (DN) vi phạm luật BHXH.

Riêng từ đầu năm 2009 đến nay, BHXH thành phố đã tiến hành khởi kiện 69 DN vi phạm việc trích nộp BHXH, tổng nợ gần 49 tỷ đồng. Ông Sang cũng thông tin thêm, thời gian tới đây BHXH TP sẽ củng cố hồ sơ khởi kiện những DN có thời gian nợ đóng từ 6 tháng trở lên…

Ông Huỳnh Thành Lập, Phó đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM nhận định, việc làm của BHXH TP HCM là đúng pháp luật, bước đầu thu được hiệu quả (thu được 21% trên tổng số tiền nợ), cần tiếp tục thực hiện.
“BHXH TP HCM cần rút kinh nghiệm, tìm cách tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện như vấn đề phí thi hành án, tăng cường quản lý và khởi kiện kịp thời những DN có nợ”, ông Lập nhấn mạnh.
 
Ðề: Điểm tin tham khảo

Khái Niệm Về Thông Tin Nóng và Nguội
Không phải vô cớ mà một chiến lược gia tầm cỡ người Mỹ từng nhận xét rằng: trong thời đại công nghiệp này có tới 90% người Mỹ phải làm những nghề có liên quan mật thiết tới thông tin, và nói tới cùng thì mọi thành công của người lãnh đạo cũng chỉ là thành công về thông tin và thất bại cũng chỉ là thất bại về thông tin mà thôi.
Trong phạm vi bài này, người viết muốn chia sẻ về thông tin dưới hai khía cạnh tạm gọi là thông tin “nóng” và thông tin “nguội” giữa lãnh đạo và nhân viên.
Khái niệm về thông tin "nóng" và thông tin "nguội"

Thông tin “nóng” là những thông tin bằng lời nói hoặc văn bản được truyền trực tiếp cho một hoặc một nhóm người nhận đã được định trước với mục đích nào đó, đây thường là các mệnh lệnh, chỉ thị, nhắc nhở, khuyến cáo, nhận xét… của lãnh đạo.

Trong khi thông tin “nguội” là những tin đồn nội bộ, tác phong bề ngoài của lãnh đạo, đời sống riêng tư, tiện nghi, hình ảnh mà lãnh đạo đã tạo ra trong tâm trí nhân viên, các vấn đề mà lãnh đạo đang phải đối mặt, tình hình chung của doanh nghiệp…

Người nhận thông tin thường bị chi phối bởi cả hai “luồng” trên và nó sẽ quyết định tới 90% cách thức và thái độ phản ứng của họ trong công việc hàng ngày. Nói một cách cụ thể là một quyết định mà lãnh đạo đưa ra (thông tin nóng) có được cấp dưới thực hiện tốt hay không, không chỉ phụ thuộc vào bản thân quyết định đó tốt hay xấu, đã được hiểu rõ và đúng hay chưa mà còn phụ thuộc nhiều vào những thông tin “nguội” mà cấp dưới đã thu nhận suốt thời gian làm việc tại doanh nghiệp.

Trong khi người lãnh đạo có thể kiểm soát ở mức độ cao đối với các thông tin nóng thì họ lại làm được rất ít với các thông tin nguội, không nghi ngờ gì khi nói rằng đây là mấu chốt của vấn đề. Thực tế cho thấy là nhiều quyết định, chính sách đưa ra không phải là sai hoặc kém, thậm chí có thể gọi là tốt nhưng đã không thể thành công vì người thực hiện bị thông tin nguội tác động quá mạnh vào lúc nhận thông tin nóng. Nhiều vị lãnh đạo coi “giải thích” là giải pháp tốt cho vấn đề này, tiếc rằng một khi lòng tin (có nguồn gốc từ các thông tin nguội tích tụ lâu ngày) đã ở mức thấp thì giải thích cũng vô ích.


Tầm quan trọng của thông tin nguội

Thông tin nguội khó kiểm soát bởi nó luôn âm thầm đi vào tâm trí người nhận, thậm chí cả hai bên đều không ý thức được là thông tin đã được truyền đi. Thêm nữa, nó không gây nên một dấu hiệu hay manh mối nào để ta có thể dễ dàng nhận thức được. Thậm chí ngay khi đã nhận thức được thì ta cũng không hiểu ngay được ý nghĩa của nó nên thường cũng chỉ có được những phản ứng hời hợt.

Ví dụ như trong lần gặp đầu tiên, chỉ với cách bố trí phòng làm việc hơi “nghiêm nghị”, lời nói dứt khoát, tác phong tự tin, lý lẽ sắc sảo, kiên định từ lãnh đạo mà đôi khi nhân viên mới có ấn tượng là vị lãnh đạo này có tính gia trưởng, ít chịu nghe người khác dù có bản lĩnh và tài năng. Thông thường anh ta chưa dám có phản ứng hoặc nhận xét cụ thể gì và vị lãnh đạo cũng chưa thể “đọc” nổi là nhân viên kia nghĩ gì. Lần hồi thời gian qua đi, anh ta lại nghe mọi người cũng có nhận xét giống mình và rồi niềm tin này sẽ được củng cố.

Về phía người lãnh đạo lại không nhận ra điều này nên trong một số trường hợp nếu có nghe anh ta góp ý về một thông tin nóng nào đó thì cũng chỉ có vài lời “giải thích” cho qua chuyện. Tới lúc vị lãnh đạo muốn phát huy dân chủ để thực hiện một công việc cụ thể thì những thông tin nóng của ông ta thông qua các mệnh lệnh, chỉ thị chắc chắn sẽ bị giảm hiệu lực rất nhiều.

Không hiếm lãnh đạo đau đầu vì vấn đề này. Và ở những doanh nghiệp có bề dày, nhiều lúc người ta cũng phải “chấp nhận đau thương” để thay lãnh đạo, không phải vì người đó bất tài, yếu kém mà chỉ vì hình ảnh của ông ta không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.

Chuyên gia tái thiết công ty Albert Dunlap, biệt danh “Al cưa máy”, có một cuốn sách về đề tài sa thải từ từ trong doanh nghiệp. Khi bị các cổ đông chỉ trích là đang “giết” công ty vì những quyết định sa thải từ từ hay cắt giảm hàng loạt, ông đã trở nên nổi tiếng nhờ một câu nói khó nghe: “Công ty của các vị đã chết rồi, sao tôi có thể giết nó được nữa”. Vậy mà ông ta vẫn được tin dùng cũng là bởi các thông tin nguội từ nhiều năm đã khiến mọi người tin tưởng vào khả năng cứu vãn những công ty bên bờ phá sản của ông ta.

Là người hiểu rõ về cơ chế vận hành thông tin nên ông luôn biết thời điểm mình phải rời công ty (tất nhiên là cùng với một món tiền lớn) dù có được chèo kéo ở lại sau khi đã vãn hồi “thể lực” cho công ty. Dù bị chỉ trích nhiều về chuyện sau khi kiếm một món lớn ông ta thường “chuồn” nhưng không vì thế mà ông ta “thoát” được sự quan tâm và lời mời chào từ những công ty lớn đang cần người giải nguy.


Thông tin nóng và tính minh bạch

Để nói về thông tin này có lẽ không gì hơn là ví dụ trong công tác chỉ huy quân đội. Một trong các nguyên tắc khi truyền mệnh lệnh cho cấp dưới là chỉ huy phải làm rõ mệnh lệnh cả về ý nghĩa lẫn cách ra lệnh. Nếu lệnh được truyền bằng văn bản thì phải được viết rõ ràng với một hệ thống ngôn ngữ riêng và không được mập mờ đa nghĩa.

Khi chỉ huy trực tiếp, người ta “hô” khẩu lệnh để bảo đảm chiến sĩ nghe được một cách rõ ràng nhất yêu cầu họ phải làm công việc gì. Đương nhiên khi luyện quân thì việc giải thích các thuật ngữ và “giao thức” giữa chỉ huy và cấp dưới được kết hợp một cách rất chặt chẽ để khi bước vào chiến đấu không có chuyện “anh hô thế em không hiểu”. Bất kể vị chỉ huy nào mà vi phạm nguyên tắc này thì sẽ thấy ngay hiệu quả chỉ huy rất thấp.

Tình trạng chỉ đạo mập mờ chung chung không phải là hiếm thấy trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khác với quân đội, nó không gây ra những hậu quả tức thời hoặc tiêu cực mà đôi khi còn mang lại những lợi ích nho nhỏ. Ví dụ lãnh đạo yêu cầu làm đúng kỹ thuật nhưng chưa đủ cụ thể, cấp dưới “sáng tạo” làm sai và khách hàng không phát hiện nên vẫn trả tiền đầy đủ, nhờ vậy mà doanh nghiệp được lợi, cấp dưới có khi còn được thăng thưởng.

Sự thiếu minh bạch này nói chung thì hại nhiều lợi ít. Vì khi mọi việc kết thúc thì một thông tin nguội tiêu cực về lãnh đạo cũng đã được ghi dấu trong tâm trí của cấp dưới, trong trường hợp cụ thể nói trên, cấp dưới có thể sẽ cho rằng lãnh đạo của mình hoặc là người dễ dung túng sai phạm hoặc là người yếu kém về chuyên môn kỹ thuật hoặc là người thiếu quyết đoán (ít khi họ nghĩ lãnh đạo của mình linh hoạt sáng tạo hay thông minh vì chính họ mới là người “nghĩ ra” và thực hiện công việc theo cách đó!).


Quan hệ giữa hai loại thông tin

Chắc chắn là các vị lãnh đạo đều hiểu vấn đề này ở một mức độ nhất định. Việc tập trung hoặc ưu tiên cho loại thông tin nào cũng tùy thuộc vào mỗi cá nhân, loại hình hoặc tình trạng doanh nghiệp ở từng thời điểm cụ thể. Nếu tập trung quá nhiều vào thông tin nguội thì công việc có phần trì trệ, ngược lại nếu ưu tiên thông tin nóng quá thì khó kiểm soát được tâm lý và trạng thái hoạt động của toàn bộ tổ chức.

Bởi vậy, ở đây vấn đề chiến lược lãnh đạo rõ ràng phải được đặt ra bởi nó không chỉ giúp cho doanh nghiệp về dài hạn mà cả ngay vào thời điểm hiện tại. Khi chiến lược đã được định hình thì nó sẽ giúp cho người lãnh đạo tự tin hơn, không hoang mang dao động và trên hết, giúp cho việc lãnh đạo “nhàn nhã” hơn rất nhiều.Vấn đề nằm ở chỗ “nóng” và “nguội” cũng chỉ là tương đối và có lẽ ai cũng thấy được sự đan quyện giữa hai loại thông tin này trong từng giây phút suốt cuộc đời của một doanh nghiệp. Việc bóc tách cũng chỉ là để suy xét thêm một khía cạnh của vấn đề mà thôi, người viết không dám đưa ra một công thức hay bí quyết nào.

Thiết nghĩ, câu nói sau của một điệp viên rất đáng để các vị lãnh đạo suy ngẫm: “Con người ta không bỏ sót một cái gì cả”. Là lãnh đạo thì mọi cái hay dở của ta đều quan trọng hơn rất nhiều đối với cấp dưới và chắc chắn là chúng đều sẽ không được “bỏ qua”.

(Sưu tầm)
 
Ðề: Điểm tin tham khảo

Mê Linh Plaza bán hàng... nhái

Cơ quan chức năng phát hiện siêu thị Mê Linh Plaza bán 10 bộ thiết bị vệ sinh nhái nhãn hiệu Appollo đã được Công ty cổ phần đầu tư Hạ Long đăng ký độc quyền.


Trước đó, ngày 27/11, Công an thành phố Hà Nội phối hợp Thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ kiểm tra, phát hiện Công ty Đại siêu thị Mê Linh Plaza ở Đông Anh, Hà Nội đang bán 10 bộ sản phẩm thiết bị vệ sinh giả nhãn hiệu Appollo của Công ty cổ phần đầu tư Hạ Long đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.

Kiểm tra tiếp kho của siêu thị phát hiện một số thiết bị vệ sinh cũng vi phạm. Tổng số hàng vi phạm trị giá khoảng 800 triệu đồng.

:loaloa:
Giá vàng tiếp tục biến động khó lường​
Sau một phiên tuột dốc rồi tăng vọt trở lại vào cuối tuần trước, mở cửa phiên giao dịch cuối tháng (30/11) giá vàng thế giới tại châu Á có xu hướng biến động khó lường do các nhà đầu tư chưa thể xác định được những ảnh hưởng do sự kiện Dubai World sẽ gây ra cho thế giới tài chính.

Giá vàng tiếp tục biến động khó lường

Giá vàng giao ngay mở cửa phiên giao dịch sáng 30/11 tại Sydney tăng nhẹ trở lại nhưng bất ngờ quay đầu giảm hơn 10 USD/ounce xuống còn 1.169 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 12 cũng có diễn biến tương tự và hiện đang xoay trong khoảng 1.175-1.180 USD/ounce.

Vào đầu phiên giao dịch liền trước, giá vàng bất ngờ lao dốc từ mức cao gần kỷ lục là 1.190 USD/ounce xuống dưới 1.140 USD/ounce do các nhà đầu tư hoang mang lo ngại về vụ Tập đoàn Nhà nước Dubai World của các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) có khả năng phá sản với khoản nợ lên tới 59 tỷ USD.

Sau đó, vào cuối phiên, thị trường đã tạm thời ổn định trở lại và giá vàng đã lên trở lại ngưỡng 1.180 USD/ounce.

Theo các chuyên gia, diễn biến của sự kiện World Dubai sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới các thị trường, trong đó có vàng trong thời gian tới.

Hiện tại, thông tin chi tiết về sự kiện này còn chưa rõ ràng do Dubai World công bố hoãn trả nợ ngay một ngày trước kỳ nghỉ lễ dài (10 ngày). Nhiều khả năng, Chính quyền Dubai sẽ có thêm thông tin chi tiết về kế hoạch trả nợ trong đầu tuần này.

Tuy nhiên, theo những đánh giá sơ bộ ban đầu của các chuyên gia trên thế giới, những mất mát trong vụ Dubai (đối với các ngân hàng) có thể không lớn và nằm trong tầm kiểm soát được. Vụ việc này sẽ không không ảnh hưởng đến toàn bộ các ngân hàng như cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ. Do đó sẽ khó gây ra một hiệu ứng lan tỏa hay một cuộc khủng hoảng mới.

Thực tế là TTCK châu Âu - nơi có các ngân hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất đã tăng trở lại trong phiên cuối tuần sau một phiên giảm điểm mạnh.

Hơn nữa, rất có thể, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) với quỹ chung lên đến 1,5 ngàn tỷ USD dành cho các trường hợp khẩn cấp, có thể sẽ đứng ra để giải quyết vụ việc này nhằm giữ uy tín cho cả một khu vực đang vẫn cần rất nhiều vốn để phát triển trong thời gian tới.

Trong một động thái mới nhất, Ngân hàng Trung ương UAE vừa tuyên bố sẽ “đứng sau” các ngân hàng trong và ngoài nước sau vụ Dubai World.




Cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ để xử lý.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Cần quy định rõ nghĩa vụ trích nộp kinh phí công đoàn


Công nhân may trong DN có vốn đầu tư nước ngoài mong muốn chủ DN trích nộp đầy đủ kinh phí công đoàn. Ảnh: Q.C.
(LĐ) - Trong thực thi Luật Công đoàn hiện hành, đã và đang diễn ra một vấn đề khá nan giải. Đó là việc các DN ngoài quốc doanh, nhất là loại hình Cty cổ phần mà trước đây là DNNN, sau khi chuyển đổi cổ phần hoá đã cố tình, thậm chí ngang nhiên không thực hiện nghĩa vụ trích nộp kinh phí công đoàn (CĐ), gây khó khăn cho hoạt động của các cấp CĐ.
Trong khi đó, chế tài của pháp luật, mà cụ thể là Luật CĐ hiện hành lại không quy định rõ để xử lý tình trạng trên.

Những bảo đảm về kinh phí, điều kiện, phương tiện làm việc cần thiết cho tổ chức CĐ hoạt động đã được quy định tại điều 16 Luật Công đoàn hiện hành, điều 154, 155 Bộ luật Lao động (sửa đổi), điều 20 Nghị định số 133-HĐBT ngày 20.4.1991 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn, Nghị định số 302-HĐBT ngày 19.8.1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về quyền hạn và trách nhiệm của CĐCS trong các DN, cơ quan, đơn vị.

Để cụ thể hoá các quy định nói trên, Bộ Tài chính và Tổng LĐLĐVN đã có nhiều thông tư liên tịch, trong đó có thông tư liên tịch số 119/2004/TTLT /BTC-TLĐLĐVN ngày 8.12.2004 hướng dẫn việc trích nộp kinh phí CĐ bằng mức 2% quỹ tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp lương (nếu có) đối với cơ quan HCSN; 2% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho CNLĐ và các khoản phụ cấp lương (nếu có) đối với DN.

Theo đó, DNNN, DN tư nhân, Cty TNHH, Cty cổ phần và các loại hình DN khác nếu có tổ chức CĐ thì đều phải thực hiện nghĩa vụ trích nộp kinh phí CĐ. Như vậy, quy định về trích nộp kinh phí CĐ của pháp luật VN không ngoại trừ loại hình Cty cổ phần.

Tiến trình đổi mới, CPH DNNN đang là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội mà còn làm thay đổi cả nhận thức, hành vi của CCVC-NLĐ.

Ý thức được trách nhiệm của mình trong việc góp phần thúc đẩy tiến trình CPH ngày một sâu rộng hơn, Tổng LĐLĐVN đã chỉ đạo, hướng dẫn việc chuyển đổi, thành lập và hoạt động của CĐCS Cty cổ phần. Nhưng trên thực tế, xuất hiện tình trạng DNNN sau khi chuyển thành Cty cổ phần không thực hiện nghĩa vụ trích nộp kinh phí CĐ ngày càng phổ biến. Đây là việc làm trái pháp luật, vi phạm quy định về những "bảo đảm cho hoạt động CĐ" theo Điều 16 của Luật Công đoàn hiện hành.

Đây cũng có thể được coi là hành vi "dùng biện pháp kinh tế và các thủ đoạn khác can thiệp vào tổ chức và hoạt động công đoàn" quy định tại khoản 3 Điều 154 Bộ luật Lao động để làm suy yếu tổ chức CĐ, đồng thời trái với quy định tại điểm I-1 thông tư liên tịch số 119/2004/TTLB/BTC-TLĐLĐVN của Bộ Tài chính và Tổng LĐLĐVN.

Trước tình hình trên, vấn đề đặt ra là phải có biện pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời theo quy định của pháp luật để ngăn ngừa biểu hiện lây lan. Song, điều đáng buồn là hiện nay, pháp luật hầu như không có chế tài nào đủ sức để xử phạt được DN không trích nộp kinh phí CĐ. Luật CĐ hiện hành không quy định rõ DN ngoài quốc doanh phải trích nộp kinh phí CĐ và nếu không nộp thì chế tài xử phạt như thế nào?

Chính vì điều này mà dẫn đến tình trạng DN ngang nhiên không nộp, nhưng tổ chức CĐ và cơ quan chức năng nhà nước không "xử lý" dứt điểm được. Trên thực tế đã có những cấp CĐ nêu vấn đề: Nếu xem xét thấy việc trốn tránh nghĩa vụ trích nộp có số lượng lớn, có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng thì đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự theo nhóm các tội phạm về kinh tế, hoặc có thể áp dụng chế tài kỷ luật để xử lý các cá nhân vi phạm, hoặc tổ chức thanh tra, kiểm tra, nghiên cứu áp dụng nghị định của Chính phủ quy định "xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động" để xử phạt theo khung hình phạt của nghị định này.

Song, tất cả hầu như không có tác dụng trước thái độ cố ý, thậm chí ngang nhiên của DN trong việc không nộp kinh phí CĐ. Thực trạng đó dẫn đến một thực tế: CĐ "vận động" DN đóng, nếu vận động không được thì... thôi!

DN ngoài quốc doanh, Cty cổ phần có tổ chức CĐ mà không thực hiện nghĩa vụ trích nộp kinh phí CĐ, không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn vi phạm Điều lệ CĐVN. Để giải quyết tận gốc tình trạng này, Luật Công đoàn sửa đổi cần quy định rõ nghĩa vụ trích nộp kinh phí CĐ của DN, đồng thời có chế tài xử lý nghiêm minh để đảm bảo thi hành trong thực tế. Tránh tình trạng quy định chung chung, đại khái như tại Điều 16 Luật Công đoàn hiện hành.

Có thể Luật CĐ chỉ cần quy định nghĩa vụ trích nộp kinh phí CĐ, còn mức trích nộp cụ thể là bao nhiêu thì để nghị định của Chính phủ và thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính, Tổng LĐLĐVN hướng dẫn.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Điểm tin tham khảo

20.000 tỷ đồng miễn giảm thuế
Đã có trên 125.500 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng các ưu đãi về chính sách thuế.

Miễn giảm thuế để kích cầu tiêu dùng và đầu tư.


Ước cả năm, tổng số thuế miễn, giảm, giãn khoảng 20.000 tỷ đồng. Đồng thời, đã tiếp tục rà soát để bãi bỏ khoảng 140 tỷ đồng các khoản phí và lệ phí khác.

Để giúp các địa phương bị thiếu hụt phần ngân sách do miễn, giảm thuế, ngân sách Trung ương sẽ khoảng 25% số giảm thu. Riêng đối với các địa phương sau khi đã được hỗ trợ chung như trên, mà vẫn còn hụt thu, thì sử dụng một phần các nguồn tài chính hợp pháp, trường hợp còn tiếp tục hụt thu thì sẽ được bù đủ để đảm bảo dự toán chi. Theo đó, số dự kiến bù giảm thu cho các địa phương khoảng 3.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cho biết, trong năm 2009, đã tăng cường vốn đầu tư công để kích cầu nền kinh tế . Cụ thể, ứng trước 31.393 tỷ đồng vốn ngân sách cho các bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương. Đến nay, tổng số vốn đã thanh toán cho các dự án đạt gần 17.000 tỷ đồng, bằng khoảng 56% tổng số ứng vốn đã được quyết định; ước cả năm số giải ngân ước đạt khoảng 80 - 85% tổng vốn ứng trước.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top