đi đâu cũng phải đóng BHXH.?????????

matma

Member
Hội viên mới
cả nhà ah,e có thắc mắc thế này.
trường hợp vừa học vừa làm,
Đi học cũng phải nộp BHXH,BHYT (theo nhà trường bắt buộc)
đi làm cũng đóng và nộp BHXH,BHYT
Vậy khi giải quyết chế độ ốm đau thì thế nào nhỉ? thế nào đây?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: đi đâu cũng phải đóng BHXH.?????????

cả nhà ah,e có thắc mắc thế này.
e vừa học vừa làm,
Đi học e cũng phải nộp BHXH,BHYT (theo nhà trường bắt buộc)
đi làm cũng đóng và nộp BHXH,BHYT
Vậy khi giải quyết chế độ ốm đau thế nào đây?
Luật này mới nhỉ, đi học cũng đóng BHXH à. BHYT đóng là đúng rồi, ai nói bạn vừa học vừa làm chi cho nó mệt, mệt thì hay ốm, hay ốm thì cần 2 cái thẻ BHYT mới đủ khám. :k5798618:
 
Ðề: đi đâu cũng phải đóng BHXH.?????????

cả nhà ah,e có thắc mắc thế này.
trường hợp vừa học vừa làm,
Đi học cũng phải nộp BHXH,BHYT (theo nhà trường bắt buộc)
đi làm cũng đóng và nộp BHXH,BHYT
Vậy khi giải quyết chế độ ốm đau thì thế nào nhỉ? thế nào đây?

Trả lời luôn :danhtrong:
Điều 22. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.
Điều 23. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên.
2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này tuỳ thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Điều 24. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 25. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm;
c) Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm.
3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4. Mức hưởng chế độ ốm đau tính theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung.
 
Ðề: đi đâu cũng phải đóng BHXH.?????????

cả nhà ah,e có thắc mắc thế này.
trường hợp vừa học vừa làm,
Đi học cũng phải nộp BHXH,BHYT (theo nhà trường bắt buộc)
đi làm cũng đóng và nộp BHXH,BHYT
Vậy khi giải quyết chế độ ốm đau thì thế nào nhỉ? thế nào đây?

Bây giờ mình mới nghe thấy vụ đi học mà phải đóng BHXH đấy?
Chắc khi nào ốm do học hành căng thẳng thì dùng thẻ BHYT của trường, còn khi nào đuối sức do "lao động" thi dùng thẻ kia :k5798618:
 
Ðề: đi đâu cũng phải đóng BHXH.?????????

Luật này mới nhỉ, đi học cũng đóng BHXH à. BHYT đóng là đúng rồi, ai nói bạn vừa học vừa làm chi cho nó mệt, mệt thì hay ốm, hay ốm thì cần 2 cái thẻ BHYT mới đủ khám. :k5798618:
Bác thì.Đi học bi giờ nhà trường thu luôn cả tiền bảo hiểm 1 năm (bắt buộc đấy).
Mình hưởng chế độ kiểu gì bác nhỉ?
 
Ðề: đi đâu cũng phải đóng BHXH.?????????

cả nhà ah,e có thắc mắc thế này.
trường hợp vừa học vừa làm,
Đi học cũng phải nộp BHXH,BHYT (theo nhà trường bắt buộc)
đi làm cũng đóng và nộp BHXH,BHYT
Vậy khi giải quyết chế độ ốm đau thì thế nào nhỉ? thế nào đây?
BHYT khi đi làm dn có nhiều lợi hơn khi còn đi học.BHYT của học sinh khi vào viện thì phải thanh toán 20% viện phí còn BH của dn thì ko thanh toán % nào.
 
Ðề: đi đâu cũng phải đóng BHXH.?????????

Sao lại đóng tiền BHXH khi đi học nhỉ ? quy định này ở đâu, cho lavangkho tham khảo với
 
Ðề: đi đâu cũng phải đóng BHXH.?????????

Có thể đóng BHXh khi còn đi học trên Giảng Đường là một cái mới. Nhưng em thấy tất cả mô5t khi tham gia thì phải thực hiện hết đúg k ?
 
Ðề: đi đâu cũng phải đóng BHXH.?????????

Bác thì.Đi học bi giờ nhà trường thu luôn cả tiền bảo hiểm 1 năm (bắt buộc đấy).
Mình hưởng chế độ kiểu gì bác nhỉ?
Đi học phải đóng BHYT là bắt buộc, ngoài ra có thể đóng thêm BH tai nạn, BH nhân thọ, bào hiểm ... nhưng riêng BHXH thì chỉ đóng 1 nơi thôi và chỉ áp dụng với người hưởng lương hoặc người không hưởng lương nhưng tự nguyện tham gia. Bắt buộc đóng BHXH với học sinh thì mình vẫn thấy mới quá.
 
Ðề: đi đâu cũng phải đóng BHXH.?????????

Đi học nhưng vẫn hưởng lương thì mới đóng BH chứ, nhưng PCKV phải tính nơii bạn đang học.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top