Bỗng dưng, Nhu thấy căn hộ trống trải đến lạnh lùng. Cô thấy ngợp, dường như trái đất không còn ôxy. Nhu lao đến mở toang tất cả cửa sổ. Bước ra ngoài ban công, cũng thấy có mây có gió có trăng... nhưng mà vẫn ngợp...
Cô muốn hét to lên, trời ơi, sao vầy... Quay vào phòng, buông mình xuống nệm, Nhu gác tay lên trán, nhìn lên trần nhà. Trần nhà xanh xanh màu nước biển dịu dàng với mấy chú thằn lằn con xinh xinh chạy tới chạy lui cũng không gợi lên trong cô một ý niệm nào.Bất chợt Nhu phát hiện ra điều vì sao người ta tự tử. Sống trong thế giới có hơn sáu tỉ người xôn xao nhưng vẫn thấy chỉ có một mình nên người ta tự tử. Người ta phản đối cái điều vô lý ấy bằng chuyện tự kết thúc sự sống.
Nhu bốc điện thoại di động gọi Hải. Phải đến ngay Hải ơi, em đang buồn, sắp chết. Không được, tối nay anh phải trực cơ quan. Mà có chuyện gì buồn vậy người nổi tiếng? Nói anh nghe được không? Bất đồng với đạo diễn trong công việc. Ối dào, chuyện bé như con cắc ké ấy mà. Như thế này nhé, bây giờ em uống một thứ nước gì mát mát đi, rồi lên giường nằm, nói thật to mười lần: “Thằng cha đạo diễn không đáng kể!”... Nhu chẳng dại gì làm theo lời Hải bởi cô biết sẽ không hiệu quả. Trong mắt xích nỗi buồn tối nay có những điều mà Nhu không tiện nói ra. Cô bước đến trước chiếc tủ gương, soi mình trong đó. Diễn viên điện ảnh Hồng Nhu nổi tiếng và xinh đẹp dần hiện ra trong bộ áo ngủ bèo nhèo và đôi mắt buồn ngơ ngác... Đạo diễn bắt Nhu phải sửa nhân vật thế này thế kia nhưng cô không thích, cô đề nghị được làm việc theo đúng tinh thần cam kết ban đầu. Thế là hết khó khăn này đến khó khăn khác ập đến. Nhu có cố đến mấy thì hình hài nhân vật cũng không hiện ra. Nguy cơ là sẽ thay diễn viên. Khi chiều, đạo diễn đã báo cô điều này. Bị cắt hợp đồng diễn giữa chừng? Điều này chưa bao giờ xảy ra với một diễn viên điện ảnh nổi tiếng như Nhu. Nhu hiểu chuyện mình bị làm mất uy tín do từ trong sâu xa, cô đã từ chối bao nhiêu lời mời đi ăn tối với đạo diễn... Biết làm sao được. Lúc này, Nhu cần một người sẻ chia nhưng không có ai cả. Cha mẹ, anh em đều ở dưới quê. Hải chỉ là bạn thân, tiện thì anh ấy đến, không tiện thì thôi. Những người bạn diễn, những nhà báo khi cần săn Nhu ráo riết cũng không có thời gian. Họ sẽ mắc cái này, mắc cái kia. Ân tình lắm thì gọi đến uống cà phê chung trong lúc đang bàn một chuyện gì đấy. Nhưng Nhu thèm một không khí riêng, một cái siết tay thật chặt, một cái nhìn thông cảm. Người nổi tiếng như Nhu khi đi ngoài đường được các fan chạy theo thì nhiều nhưng đứng lại để nói một lời thân ái thì không có lấy ma nào...
Nhu lại thấy ngợp, cô mở cửa bước ra ngoài. Hành lang dài vắng ngắt. Tầng mười có bốn nhà nhưng ai cũng bận rộn. Cửa thang máy phía trước xịch mở. Bà chủ nhà bên cạnh bước ra. Nhu nhớ rồi, đấy chính là ca sĩ Tuyết Lan. Tuyết Lan là ca sĩ hạng hai thôi nhưng nhờ ngoại giao giỏi nên cũng có nhiều sô. Ca sĩ gật đầu chào Nhu rồi đi như bay đến mở cửa nhà mình. Khóa kêu lách cách, lách cách rồi người biến sau cánh cửa gỗ màu nâu bóng lộn. Giá cô ta đứng lại một chút cho Nhu hỏi vài câu bâng quơ đại loại ngoài đường có kẹt xe không hoặc phòng y tế dưới tầng trệt có còn mở cửa. Nhu đang cần nói bất cứ câu gì để giảm stress, để biết thế giới này vẫn còn tồn tại quanh cô. Xoay tới xoay lui, vẫn yên ắng không một bóng người, Nhu quyết định bước vào thang máy. Cô bấm xuống tầng trệt, bước ra thấy ông bảo vệ già nằm lim dim trên ghế. Bên ngoài cửa kính bóng lộn của tòa nhà, xe cộ bật đèn xanh đèn đỏ chạy tứ bề. Thành phố của hơn sáu triệu người vội vã. Nhu đẩy cửa bước ra ngoài đứng lơ ngơ một chút rồi lại bước vào. Mọi ngày, ở góc toà nhà có chiếc xe đẩy bán sữa đậu nành nóng, hôm nay cũng không. Nếu có, Nhu sẽ bước lại kêu một ly, hỏi chị bán hàng vài câu cho đỡ chơi vơi...
Lần quay lên, Nhu không đi thang máy mà đi thang bộ. Đi bộ lên tầng mười cũng là một cách tập thể dục, còn hơn bay một lèo lên trên ấy với mấy con thằn lằn con vô can và trần nhà xanh nước biển không mấy dịu dàng. Thang bộ xây bằng đá mài màu huyết dụ ấm áp nhưng Nhu thấy lành lạnh thế nào. Cái yên lặng, sạch sẽ của một chung cư sang trọng đôi khi làm người ta ngợp. Nhu đi lần lên từng bậc, cô thử tìm một vệt nước tràn, một góc lúc nhúc tro than, một chiếc ghế để nhờ của ai đó để hóng gió... Làm gì có! Đấy là thói quen, là “tập quán” của người ở chung cư nghèo mà ngày chưa nổi tiếng Nhu cũng ở đó. Thời đại văn minh tiến bộ, nhà chung cư cho người nghèo bây giờ cũng có thang máy. Thang máy bán vé năm trăm đồng một lượt lên xuống mà cũng hiếm có ai đi. Làm sao người ta dám đi khi cuộc sống nghèo tất bật phải lên xuống thang một ngày mấy mươi lần mà tiền lãi bán vé số, bán hàng rong, xách nước mướn một ngày có là bao! Thế là hầu hết đi thang bộ. Trong thang bộ, mọi người đụng mặt nhau hà rầm để cười với nhau, hỏi thăm nhau, phê bình nhau, chửi bới nhau... Ngày ấy, nhiều khi đi tập diễn về, khuya lắc khuya lơ, chị bán vé thang máy đóng cửa ngủ, lười đi bộ lên tầng tám, Nhu đến gõ cửa phòng chị mua vé, cầm chiếc vé trong tay đến nóng hổi mà Nhu vẫn còn chưa dứt ra được với câu chuyện đánh ghen khuyến mãi của chị... Nghĩ vơ vẩn mà đến tầng sáu tự bao giờ. Nhu nghe tiếng người cha bảo đứa con nhỏ cố lên, cố lên, cố lên... Cô tò mò bước nhanh về phía ồn ào duy nhất ấy. Chao ơi, thằng bé nhỏ xíu như nắm xôi, nhưng được cái nó chắc và nhanh nhẹn. Nó đang phóng lên từng bước, từng bước lúc lỉu sau lưng cha.
- Sao anh lại bắt cháu đi bộ?
- Cho nó quen cô ạ!
- Cháu mấy tuổi rồi anh?
- Một tháng, một ngày, hai giờ nữa thì tròn ba tuổi!
Nhu phì cười trước cách tính tuổi của người cha.
- Nhà anh ở tầng mấy?
- Tầng mười, còn cô... Tôi trông cô quen lắm, cô ở tầng mấy?
- Cũng tầng mười, căn hộ số hai.
- Tôi số một. Ơi trời, vậy là hàng xóm của nhau, cô về đây ở lâu chưa?
- Hơn một năm.
- Vợ chồng tui cũng vậy.
- Mà sao em không nghe tiếng con nít khóc?
- Gửi nó nhà ngoại suốt ngày, tối mới mang về. Với lại thằng này ngoan lắm, mấy khi nó chịu khóc... Đọ, đọ, chậm bước rồi, cố lên, cố lên con trai, một hai, một hai, một hai...
- Cháu còn bé quá, đâu cần cho nó tập như vậy anh?
Ông hàng xóm đứng lại phân trần:
- Tập gì cô ơi, hai cha con leo thang bộ cho nó đừng có “bí” ấy mà!
- “Bí” gì anh?
- Vợ chồng tui làm chung phòng ở một công ty nước ngoài, suốt ngày nói với nhau hết chuyện rồi, tối về còn gì để nói nữa đâu. Nhiều lúc muốn gõ cửa hàng xóm nhưng thấy ai cũng bận rộn...
- Sao anh không gõ cửa nhà em?
Ông hàng xóm cười phá lên:
- Biết cô làm gì ở trỏng mà gõ, sợ cô phiền.
- Hai cha con anh đi... như vầy lâu chưa?
- Từ ngày thằng nhóc biết leo trèo!
- Sao cha con anh không lên sân thượng xả “bí”, vừa rộng, vừa mát mẻ?
- Trong tòa nhà này, tôi thấy có ma nào chịu lên đó đâu, buồn chết!
- Còn cầu thang này cũng vậy.
- Không, thỉnh thoảng cũng có người cô ơi, như tối hôm qua, tui gặp một thằng Tây, dù đi lên vội vã nhưng nó cũng hello với cha con tui một cái. Còn cô, sao lại đi thang bộ này?
- Em đi tập thể dục.
- Tập thể dục sao không lên sân thượng?
- Thì anh nói có ma nào chịu lên đó đâu...
- Vậy thì bây giờ, cha con tui lên đó với cô nghen!
Ông hàng xóm đèo thằng nhóc trên vai, Nhu tin cậy bám tay vào bắp chân tròn bụ bẫm của nó. Chẳng mấy chốc, cả ba lên đến sân thượng, tầng mười ba, tầng cao nhất của tòa nhà. Nhu thấy trên thành hồ bơi có một bóng người nằm dài, nghe tiếng bước chân, người ấy quay đầu nhìn với chiếc kính cận dày cộp.
- Làm gì nằm đây, anh bạn?
Ông hàng xóm hỏi. Kính cận lồm cồm ngồi dậy:
- Nằm đếm sao, xem ngày mai trời có mưa không.
Nhu đỡ thằng bé trên vai cha nó:
- Anh làm nghề dự báo thời tiết à?
- Không, bởi vì tôi thích là người bận rộn, như diễn viên điện ảnh Hồng Nhu vậy.
Cô muốn hét to lên, trời ơi, sao vầy... Quay vào phòng, buông mình xuống nệm, Nhu gác tay lên trán, nhìn lên trần nhà. Trần nhà xanh xanh màu nước biển dịu dàng với mấy chú thằn lằn con xinh xinh chạy tới chạy lui cũng không gợi lên trong cô một ý niệm nào.Bất chợt Nhu phát hiện ra điều vì sao người ta tự tử. Sống trong thế giới có hơn sáu tỉ người xôn xao nhưng vẫn thấy chỉ có một mình nên người ta tự tử. Người ta phản đối cái điều vô lý ấy bằng chuyện tự kết thúc sự sống.
Nhu bốc điện thoại di động gọi Hải. Phải đến ngay Hải ơi, em đang buồn, sắp chết. Không được, tối nay anh phải trực cơ quan. Mà có chuyện gì buồn vậy người nổi tiếng? Nói anh nghe được không? Bất đồng với đạo diễn trong công việc. Ối dào, chuyện bé như con cắc ké ấy mà. Như thế này nhé, bây giờ em uống một thứ nước gì mát mát đi, rồi lên giường nằm, nói thật to mười lần: “Thằng cha đạo diễn không đáng kể!”... Nhu chẳng dại gì làm theo lời Hải bởi cô biết sẽ không hiệu quả. Trong mắt xích nỗi buồn tối nay có những điều mà Nhu không tiện nói ra. Cô bước đến trước chiếc tủ gương, soi mình trong đó. Diễn viên điện ảnh Hồng Nhu nổi tiếng và xinh đẹp dần hiện ra trong bộ áo ngủ bèo nhèo và đôi mắt buồn ngơ ngác... Đạo diễn bắt Nhu phải sửa nhân vật thế này thế kia nhưng cô không thích, cô đề nghị được làm việc theo đúng tinh thần cam kết ban đầu. Thế là hết khó khăn này đến khó khăn khác ập đến. Nhu có cố đến mấy thì hình hài nhân vật cũng không hiện ra. Nguy cơ là sẽ thay diễn viên. Khi chiều, đạo diễn đã báo cô điều này. Bị cắt hợp đồng diễn giữa chừng? Điều này chưa bao giờ xảy ra với một diễn viên điện ảnh nổi tiếng như Nhu. Nhu hiểu chuyện mình bị làm mất uy tín do từ trong sâu xa, cô đã từ chối bao nhiêu lời mời đi ăn tối với đạo diễn... Biết làm sao được. Lúc này, Nhu cần một người sẻ chia nhưng không có ai cả. Cha mẹ, anh em đều ở dưới quê. Hải chỉ là bạn thân, tiện thì anh ấy đến, không tiện thì thôi. Những người bạn diễn, những nhà báo khi cần săn Nhu ráo riết cũng không có thời gian. Họ sẽ mắc cái này, mắc cái kia. Ân tình lắm thì gọi đến uống cà phê chung trong lúc đang bàn một chuyện gì đấy. Nhưng Nhu thèm một không khí riêng, một cái siết tay thật chặt, một cái nhìn thông cảm. Người nổi tiếng như Nhu khi đi ngoài đường được các fan chạy theo thì nhiều nhưng đứng lại để nói một lời thân ái thì không có lấy ma nào...
Nhu lại thấy ngợp, cô mở cửa bước ra ngoài. Hành lang dài vắng ngắt. Tầng mười có bốn nhà nhưng ai cũng bận rộn. Cửa thang máy phía trước xịch mở. Bà chủ nhà bên cạnh bước ra. Nhu nhớ rồi, đấy chính là ca sĩ Tuyết Lan. Tuyết Lan là ca sĩ hạng hai thôi nhưng nhờ ngoại giao giỏi nên cũng có nhiều sô. Ca sĩ gật đầu chào Nhu rồi đi như bay đến mở cửa nhà mình. Khóa kêu lách cách, lách cách rồi người biến sau cánh cửa gỗ màu nâu bóng lộn. Giá cô ta đứng lại một chút cho Nhu hỏi vài câu bâng quơ đại loại ngoài đường có kẹt xe không hoặc phòng y tế dưới tầng trệt có còn mở cửa. Nhu đang cần nói bất cứ câu gì để giảm stress, để biết thế giới này vẫn còn tồn tại quanh cô. Xoay tới xoay lui, vẫn yên ắng không một bóng người, Nhu quyết định bước vào thang máy. Cô bấm xuống tầng trệt, bước ra thấy ông bảo vệ già nằm lim dim trên ghế. Bên ngoài cửa kính bóng lộn của tòa nhà, xe cộ bật đèn xanh đèn đỏ chạy tứ bề. Thành phố của hơn sáu triệu người vội vã. Nhu đẩy cửa bước ra ngoài đứng lơ ngơ một chút rồi lại bước vào. Mọi ngày, ở góc toà nhà có chiếc xe đẩy bán sữa đậu nành nóng, hôm nay cũng không. Nếu có, Nhu sẽ bước lại kêu một ly, hỏi chị bán hàng vài câu cho đỡ chơi vơi...
Lần quay lên, Nhu không đi thang máy mà đi thang bộ. Đi bộ lên tầng mười cũng là một cách tập thể dục, còn hơn bay một lèo lên trên ấy với mấy con thằn lằn con vô can và trần nhà xanh nước biển không mấy dịu dàng. Thang bộ xây bằng đá mài màu huyết dụ ấm áp nhưng Nhu thấy lành lạnh thế nào. Cái yên lặng, sạch sẽ của một chung cư sang trọng đôi khi làm người ta ngợp. Nhu đi lần lên từng bậc, cô thử tìm một vệt nước tràn, một góc lúc nhúc tro than, một chiếc ghế để nhờ của ai đó để hóng gió... Làm gì có! Đấy là thói quen, là “tập quán” của người ở chung cư nghèo mà ngày chưa nổi tiếng Nhu cũng ở đó. Thời đại văn minh tiến bộ, nhà chung cư cho người nghèo bây giờ cũng có thang máy. Thang máy bán vé năm trăm đồng một lượt lên xuống mà cũng hiếm có ai đi. Làm sao người ta dám đi khi cuộc sống nghèo tất bật phải lên xuống thang một ngày mấy mươi lần mà tiền lãi bán vé số, bán hàng rong, xách nước mướn một ngày có là bao! Thế là hầu hết đi thang bộ. Trong thang bộ, mọi người đụng mặt nhau hà rầm để cười với nhau, hỏi thăm nhau, phê bình nhau, chửi bới nhau... Ngày ấy, nhiều khi đi tập diễn về, khuya lắc khuya lơ, chị bán vé thang máy đóng cửa ngủ, lười đi bộ lên tầng tám, Nhu đến gõ cửa phòng chị mua vé, cầm chiếc vé trong tay đến nóng hổi mà Nhu vẫn còn chưa dứt ra được với câu chuyện đánh ghen khuyến mãi của chị... Nghĩ vơ vẩn mà đến tầng sáu tự bao giờ. Nhu nghe tiếng người cha bảo đứa con nhỏ cố lên, cố lên, cố lên... Cô tò mò bước nhanh về phía ồn ào duy nhất ấy. Chao ơi, thằng bé nhỏ xíu như nắm xôi, nhưng được cái nó chắc và nhanh nhẹn. Nó đang phóng lên từng bước, từng bước lúc lỉu sau lưng cha.
- Sao anh lại bắt cháu đi bộ?
- Cho nó quen cô ạ!
- Cháu mấy tuổi rồi anh?
- Một tháng, một ngày, hai giờ nữa thì tròn ba tuổi!
Nhu phì cười trước cách tính tuổi của người cha.
- Nhà anh ở tầng mấy?
- Tầng mười, còn cô... Tôi trông cô quen lắm, cô ở tầng mấy?
- Cũng tầng mười, căn hộ số hai.
- Tôi số một. Ơi trời, vậy là hàng xóm của nhau, cô về đây ở lâu chưa?
- Hơn một năm.
- Vợ chồng tui cũng vậy.
- Mà sao em không nghe tiếng con nít khóc?
- Gửi nó nhà ngoại suốt ngày, tối mới mang về. Với lại thằng này ngoan lắm, mấy khi nó chịu khóc... Đọ, đọ, chậm bước rồi, cố lên, cố lên con trai, một hai, một hai, một hai...
- Cháu còn bé quá, đâu cần cho nó tập như vậy anh?
Ông hàng xóm đứng lại phân trần:
- Tập gì cô ơi, hai cha con leo thang bộ cho nó đừng có “bí” ấy mà!
- “Bí” gì anh?
- Vợ chồng tui làm chung phòng ở một công ty nước ngoài, suốt ngày nói với nhau hết chuyện rồi, tối về còn gì để nói nữa đâu. Nhiều lúc muốn gõ cửa hàng xóm nhưng thấy ai cũng bận rộn...
- Sao anh không gõ cửa nhà em?
Ông hàng xóm cười phá lên:
- Biết cô làm gì ở trỏng mà gõ, sợ cô phiền.
- Hai cha con anh đi... như vầy lâu chưa?
- Từ ngày thằng nhóc biết leo trèo!
- Sao cha con anh không lên sân thượng xả “bí”, vừa rộng, vừa mát mẻ?
- Trong tòa nhà này, tôi thấy có ma nào chịu lên đó đâu, buồn chết!
- Còn cầu thang này cũng vậy.
- Không, thỉnh thoảng cũng có người cô ơi, như tối hôm qua, tui gặp một thằng Tây, dù đi lên vội vã nhưng nó cũng hello với cha con tui một cái. Còn cô, sao lại đi thang bộ này?
- Em đi tập thể dục.
- Tập thể dục sao không lên sân thượng?
- Thì anh nói có ma nào chịu lên đó đâu...
- Vậy thì bây giờ, cha con tui lên đó với cô nghen!
Ông hàng xóm đèo thằng nhóc trên vai, Nhu tin cậy bám tay vào bắp chân tròn bụ bẫm của nó. Chẳng mấy chốc, cả ba lên đến sân thượng, tầng mười ba, tầng cao nhất của tòa nhà. Nhu thấy trên thành hồ bơi có một bóng người nằm dài, nghe tiếng bước chân, người ấy quay đầu nhìn với chiếc kính cận dày cộp.
- Làm gì nằm đây, anh bạn?
Ông hàng xóm hỏi. Kính cận lồm cồm ngồi dậy:
- Nằm đếm sao, xem ngày mai trời có mưa không.
Nhu đỡ thằng bé trên vai cha nó:
- Anh làm nghề dự báo thời tiết à?
- Không, bởi vì tôi thích là người bận rộn, như diễn viên điện ảnh Hồng Nhu vậy.