“Đạo kinh doanh” phải hun đúc từ đạo đức xã hội

news

New Member
Hội viên mới
Bàn về đạo đức kinh doanh trong thời buổi của “thế giới phẳng” này thì tầm vóc của nó ở ta và của thế giới khác nhau. Thế giới đặt ra yêu cầu đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp; còn ta là đặt ra cho doanh nhân.

source...

Như thế khi bàn đến đạo đức doanh nhân của ta thì không thể nói về “corporate governance” (hướng dẫn và kiểm soát công ty) hay “corporate citizen” (công ty làm công dân) hay “corporate social responsbilities” (trách nhiệm xã hội của công ty). Minh chứng cho điều này là ở ta, tiền các công ty đóng góp vào việc từ thiện không được coi là chi phí để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Một cách tiếp cận
Để trở thành doanh nhân, họ phải trải qua một tiến trình gồm ba giai đoạn: (i) một người bình thường như những người khác, (ii) tài kinh doanh hé lộ rồi phát triển và (iii) có nhiều tiền. Doanh nhân là một người bình thường, nhưng có tài và có tiền.
Khi bàn đến "Đạo kinh doanh", chúng ta thường nói về Đạo dành cho giới doanh nhân. Doanh nhân có 2 loại là "nhà kinh doanh" (Entrepreneur) và "Nhà doanh nghiệp" (Businessman) mà JOSEPH SCHUMPETER đã phân loại khi nhận xét. Đại ý rằng, nhà kinh doanh phải luôn đi tìm cái mới, do đó ít có một nhà kinh doanh nào có đủ sức sống trong vài chục năm, cũng như hiếm thấy một nhà doanh nghiệp nào chưa bao giờ là một nhà kinh doanh.

Khi đã là doanh nhân, họ cần ba thứ: tài năng của mình, người khác trợ giúp và tiền bạc. Thật vậy, doanh nhân thì phải tài giỏi: nắm bắt thời cơ, phiêu lưu có tính toán và dám chấp nhận rủi ro. Đó là yếu tố chủ quan.
Doanh nhân phải thu phục được người khác để thực hiện công việc của mình bằng tay của họ. Đây là yếu tố khách quan thứ nhất. Khởi đầu doanh nghiệp họ phải có tiền; đến khi tăng trưởng lần thứ nhất phải có tiền tích lũy; lần thứ hai phải vay được tiền; lúc trưởng thành phải gọi được vốn của bá tánh. Đây là yếu tố khách quan thứ hai.
Doanh nhân kiểm soát trọn vẹn yếu tố chủ quan; nhưng với yếu tố khách quan thứ nhất thì ít hơn, còn cái thứ hai thì ít nhất. Họ có các đặc điểm mà những tầng lớp khác không có: Ấy là họ nợ nhau; khi phải trả tiền cho ai mà chậm được (thuế, nợ nần) hoặc dùng tiền của người khác được thì đối với họ đó là lời lãi! Thiếu tiền mặt là mối lo lớn nhất của họ. Nợ đến hạn mà không trả được thì họ sẽ bị phá sản! Hết là doanh nhân!
Tiền đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời của doanh nhân khi hình thành cũng như khi hoạt động; như thế để đi tìm Đạo kinh doanh, tức là “con đường” họ phải đi theo, tôi lấy tiền của doanh nhân là gốc và đặt câu hỏi: làm sao để tiền vào tay doanh nhân thật nhiều? Hay làm sao để tiền đến với doanh nhân? Đó là cách tiếp cận vấn đề.
Cốt lõi của Đạo kinh doanh
Trước khi là doanh nhân, mọi doanh nhân đều phải là một người bình thường. Vậy câu hỏi trên sẽ được đặt ra cho một người bình thường trước rồi sẽ áp vào doanh nhân. Một người bình thường muốn có tiền phải thu phục được niềm tin của người khác để được giao tiền. Sau đó họ phải có uy tín để bảo đảm là sẽ trả lại tiền cho người ta theo nguyên tắc “tiền trả cao hơn tiền nhận”, hay “trả cả gốc lẫn lãi”.
Doanh nhân khác với người thường ở chỗ là người có tài chứ còn để có tiền họ không thể làm khác. Vậy họ cũng phải làm gì đó để thu phục niềm tin của người khác và để có uy tín? Đó là một con đường họ phải theo khi hành xử công việc. Đó là “Đạo kinh doanh”.
Người Do Thái cư xử với nhau theo 10 Điều Răn và doanh nhân của họ có Đạo kinh doanh. Doanh nhân phải có một số đức tính căn bản như người thường để thu phục niềm tin của người khác và để bảo đảm cho sự cam kết của họ.
Đối với các dân tộc khác không phải là người Do Thái, thì sách vở từ ngàn xưa đã chỉ, các tôn giáo đã khuyến khích, có một số đức tính căn bản cho họ. Đó là: sự chăm chỉ, trung thực, biết điều và không tham lam. Do giới hạn ở đây ta không bàn về mỗi đức tính mà chỉ nhìn nhận chúng là những đức tính căn bản, sẽ giúp mở rộng ra các đức tính khác; giống như ba màu căn bản tạo nên bảy màu rồi 256 màu sắc khác nhau trong… máy vi tính.
Bốn đức tính này là căn bản của một con người bình thường và chúng cũng áp dụng cho doanh nhân. Riêng doanh nhân cần do có nhiều người dưới quyền thì phải thêm hai đức tính nữa là tính sòng phẳng và lòng biết ơn. Cộng sáu đức tính đó lại với tài kinh doanh thì sẽ có một doanh nhân xuất hiện. Và người này sẽ có nhiều tiền, hay nhiều tiền sẽ đến với họ.
Vậy “Đạo kinh doanh” phải có trong nó sáu đức tính căn bản kia. Chúng là đức tính cốt lõi. Khi tài ba của doanh nhân giúp họ nhận ra cơ hội, tính mão để xác định lời lãi rồi quyết định thực hiện thì sáu đức tính cốt lõi sẽ hướng dẫn họ hành động.
Khi được hướng dẫn bởi các đức tính đó, doanh nhân sẽ giữ được chữ tín trong kinh doanh; biết liên kết trong làm ăn; đối đãi với khách hàng; cư xử với đồng sự cùng nhân viên. Đạo mà họ giữ sẽ được giải thích để họ có thể theo đuổi một cách kiên trì; lúc ấy triết lý hay tư tưởng cho “Đạo kinh doanh” sẽ xuất hiện.
Hành động dẫn tới triết lý và nó dựa trên đạo đức. Triết lý giúp con người thăng hoa, đạo đức giúp họ bền vững. Doanh nhân có một sợi dây đạo đức chung, một triết lý chung thì chúng là một chất keo để kết họ lại với nhau. Hội nọ đoàn kia ra đời. Và khi kết lại được như thế doanh nhân sẽ có rất nhiều tiền. “Đạo kinh doanh” có nội dung, vị trí và tác động như thế.
Mở rộng ảnh hưởng của nó
Hiện nay, chúng ta bàn về “Đạo kinh doanh” là vì trong những mức độ khác nhau có doanh nhân rất tài, có tiền nhưng không có đủ các đức tính căn bản của “một người bình thường”. Lỗi đó là do lịch sử.
Vào một thời, giáo dục của chúng ta đã không coi trọng việc dạy dỗ và hun đúc các đức tính căn bản ấy cho mỗi người để chúng khi thì là cái thắng bên trong ngăn cản họ làm xấu, lúc là động lực nội tại thúc đẩy họ làm tốt. Cách chúng ta đã làm là áp một sức mạnh từ bên ngoài vào để bó buộc; nên khi sự bó buộc kia mất thì con người không có một nghị lực bên trong.
Thí dụ, muốn khuyến khích sự chăm chỉ chúng ta nêu khẩu hiệu “lao động là vinh quang”. Khi ở một mình, nếu một người biết tự nhủ “ta phải chăm chỉ” thì họ sẽ bó buộc mình làm; còn nếu bảo “để vinh quang” thì họ sẽ bảo “tôi không cần” và… đi chơi! Doanh nhân chúng ta bị ảnh hưởng bởi sự thiếu sót chung này. Họ có tài, có tiền nhưng thiếu “Đạo kinh doanh”.
Một con sâu đã làm rầu nồi canh khiến chúng ta lo ngại. Nếu so sánh với sự kiện là chúng ta không bao giờ bàn về một quân đội anh hùng bởi vì nhân dân ta anh hùng; vậy khi phải bàn về “Đạo kinh doanh” thì chúng ta thấy xã hội chúng ta thiếu cái gì.
Vì thấy thiếu cái đó nên cũng đã có những người có lòng và có hoài bão đi tìm các giải pháp để chuyển tải Đạo kinh doanh đến với xã hội. Theo thiển ý đây là công việc vô vọng. Trong một xã hội, tầng lớp doanh nhân không đông so về tỷ lệ, vì họ là những người tài ba.
Trong vị thế ấy họ không thể chuyển tải Đạo kinh doanh đến với xã hội mà phải là ngược lại. Đa số thành viên của xã hội phải có những đức tính tốt căn bản của “một người thường” để họ làm gương, làm mẫu mực, và là áp lực cho doanh nhân phải làm theo, khi tài ba của họ hé mở rồi nở rộ.
“Đạo kinh doanh” là cách thức mà các doanh nhân cư xử với nhau và cho những ai có quyền lợi liên quan (stakeholders) với họ, nghĩa là trong giới của họ. Xã hội còn có những người khác với những nghề nghiệp khác mà không giống doanh nhân. Họ không có những tài ba như của doanh nhân nên không cần phải có “Đạo kinh doanh”; họ có những đạo khác; nhưng sở dĩ họ giao tiếp được với doanh nhân vì cả hai có những đức tính cơ bản ít nhiều giống nhau.
Thực ra, khi vứt bỏ nghề nghiệp của mình đi thì tất cả đều là “một người bình thường”. Một điều cũng rất quan trọng là khi doanh nhân có “Đạo” thì xã hội phải đáp ứng lại; kẻo cái “Đạo” của doanh nhân khiến họ bị lừa lọc! Cuộc sống là một sự tương tác vĩnh cửu. Đây là một sự thật hiển nhiên giống như nhân dân anh hùng tạo nên quân đội anh hùng.
Ngoài ra, khi đang thiếu như thế thì không nên nhấn mạnh quá nhiều đến yếu tố Việt Nam của “Đạo kinh doanh”. Anh có cái gì? Yếu tố đó có thể chỉ là một liều lượng ít hay nhiều của các đức tính cốt lõi kia và cách thức biểu lộ; nhưng không thể bảo: “Ở Việt Nam tôi là không có loại đức tính đó”. Liệu chúng ta có thể giao dịch với nhau lâu khi mà một bên không biết điều chăng? Vậy biết điều là đủ, cần gì phải Việt Nam?
Do vậy, “Đạo kinh doanh” phải được hun đúc từ những đức tính căn bản tồn tại trong đa số thành viên của xã hội. Doanh nhân xuất phát từ xã hội rồi dùng sự thành công của mình để giải quyết những vấn đề xã hội và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Việc ấy giống như nhân dân anh hùng sản sinh ra quân đội anh hùng và đất nước bình an. Không có chiều ngược lại.
Theo NGUYỄN NGỌC BÍCH - Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top