Công văn xử lý hóa đơn bỏ trốn.

quoctoan81

New Member
Hội viên mới
- Gần đây quá nhiều doanh nghiệp gặp tình trạng mua hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn.Nên mình gửi này cho các anh em tham khảo.
- Trích nguyen văn
Thời gian qua, Tổng cục Thuế nhận được phản ánh của một số Cục thuế về vướng mắc trong việc xử lý vi phạm đối với các hành vi mua, bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp theo công văn số 4215/TCT-PCCS ngày 18/11/2005. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1 Tại Điều 24 Mục I Chương II Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá:
“1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”

Tại Điều 74 Mục I Chương III Luật Thương mại nêu trên quy định về hình thức hợp đồng mua bán dịch vụ:
“1. Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”

Tại điểm 1.2 Mục IV Công văn số 4215/TCT-PCCS ngày 18/11/2005 của Tổng cục Thuế về việc xử lý vi phạm đối với các hành vi mua, bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp hướng dẫn đối với những hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn:“Nếu hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mà giá trị hàng hoá, dịch vụ ghi trên hoá đơn phù hợp với hợp đồng kinh tế giữa hai bên và phù hợp với chứng từ thanh toán hợp pháp; hàng hoá mua vào theo hoá đơn đó đã bán ra và đã kê khai thuế hoặc là nguyên vật liệu đã đưa vào sản xuất, hoặc hàng hoá đó đang tồn kho; có hạch toán kế toán đầy đủ, đúng quy định thì được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào; giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Căn cứ vào quy định nêu trên, tuỳ theo trường hợp mua bán hàng hoá, dịch vụ cụ thể để đối chiếu với quy định của pháp luật để xem xét hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ đó có phải lập thành văn bản hay không. Đối với các trường hợp mua bán hàng hoá, dịch vụ không thuộc các trường hợp phải ký kết hợp đồng bằng hình thức văn bản, Cơ quan thuế khi kiểm tra việc mua bán hàng hoá, dịch vụ đối với các cơ sở kinh doanh ký kết hợp đồng bằng các hình thức khác mà không phải là hình thức bằng văn bản thì phải yêu cầu cơ sở kinh doanh có bản cam kết là việc thực hiện chuyển giao hàng hoá, dịch vụ phù hợp với giao dịch theo hình thức hợp đồng đó và cơ sở tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giao dịch giữa hai bên. Nếu cơ sở kinh doanh không có bản cam kết thì coi như không đáp ứng điều kiện về hợp đồng kinh tế theo quy định trên và sẽ bị xử lý theo điểm 1 Mục III Công văn số 4215/TCT-PCCS nêu trên.

2. Đối với trường hợp hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh trước ngày cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế nhưng không có chứng từ thanh toán hoặc chứng từ thanh toán không hợp pháp thì sẽ bị xử lý theo điểm 1 Mục III Công văn số 4215/TCT-PCCS nêu trên.

Tổng cục Thuế thông báo để các Cục thuế biết và thực hiện./.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top