Chung chi cho cán bộ thuế, luật bất thành văn

Son.Tran

Member
Hội viên mới
“Bồi dưỡng để công việc được thuận lợi, nhanh chóng, chứ không là thế nào cán bộ thuế cũng tìm ra sai phạm rồi làm khó dễ mình”.

thue-1434813442.jpg

Doanh nghiệp và người dân khi đi làm thủ tục quyết toán thuế - Ảnh: Thuận Thắng​

Nhiều chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chia sẻ như vậy về việc tại sao phải “lót tay" cho một số cán bộ thuế.

Kết quả báo cáo “Nguy cơ tham nhũng trong khu vực hộ kinh doanh tại Việt Nam” mới đây của Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng (CECODES) cho thấy, trong 500 hộ kinh doanh được khảo sát, có 1/3 đồng ý hoàn toàn hoặc một phần về việc thường “dàn xếp” với cán bộ thuế để phải nộp mức phạt thấp hơn và không lấy biên lai. 14% cho biết họ phải nộp thuế ít hơn nếu biếu quà cho cán bộ thuế.

Bồi dưỡng cả khi cán bộ không “vòi vĩnh”

Một bạn đọc chia sẻ với TTO: Chỉ những người làm kinh doanh mới thấy được nỗi cay đắng, của hộ kinh doanh và doanh nghiệp khi bị cán bộ thuế và quản lý thị trường “hỏi thăm”.

Một năm hai lần cứ đến tháng 6 và tháng 12, chúng tôi lại được cán bộ gọi điện để…hỏi thăm sức khỏe. Và dù muốn hay không, vui hay buồn, thua lỗ hay lời to, chúng tôi vẫn phải “gặp” các vị nếu không chỉ có con đường bị làm khó mà thôi.

Còn chị N - chủ một doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc từ phụ phẩm thủy sản, cho biết: “Mình biết điều một chút thì mọi việc sẽ thoải mái hơn. Muốn người ta (cán bộ thuế - PV) xông xáo thì phải “tốt” với họ, doanh nghiệp mình có “tình nghĩa” với người ta thì người ta cũng có tình nghĩa với mình”.

Chi N. cho biết, cái nào cũng có cái giá của nó. Theo chị N, nếu không bồi dưỡng, có khó khăn gì trong thủ tục giải quyết nghĩa vụ thuế vẫn có thể hỏi bộ phận tuyên truyền, họ cũng hướng dẫn rất nhiệt tình. Tuy nhiên, mỗi năm, lại có nhiều quy định mới, do không phải là người nghiên cứu luật nên chắc chắn doanh nghiệp cũng vướng vài sai phạm.

“Mình biết “thủ” trước thì người ta du di cho”, chị N. nói.

Anh Hoàng (Long An) cho biết: “Chỉ cần không “bồi dưỡng” thử một lần đi rồi sẽ thấy năm đó tự dưng“lòi” ra bao nhiêu sai phạm. Làm kinh doanh phải tính chuyện lâu dài, tính đến lợi nhuận nên thà bỏ ra chút ít vẫn tốt hơn là bị cán bộ “để ý” doanh nghiệp của mình.

63% hộ kinh doanh tin rằng thông đồng, vòi tiền luôn diễn ra

Kết quả điều tra xã hội học cho thấy có 63% hộ kinh doanh (tại 8 tỉnh lớn như TP.HCM, Hà Nội …) được khảo sát tin rằng việc thông đồng, cấu kết, vòi tiền luôn diễn ra, trong khi đó 10% cho rằng việc này “thường” hoặc “thỉnh thoảng” diễn ra. Không ai tin rằng hiếm hoặc không diễn ra thực tế này.

Theo tiến sĩ Đặng Hoàng Giang (Trung tâm phát triển cộng đồng CECODES), chủ biên đề tài nghiên cứu về nguy cơ tham nhũng trong khu vực hộ kinh doanh tại VN, hộ kinh doanh đóng thuế chỉ là đóng lấy lệ, một phần để chia cho cán bộ thuế. Các hộ kinh doanh khi bị nhũng nhiễu thường không tố cáo vì họ cho rằng có tố cáo cũng không có kết quả.

“Cả người nộp thuế lẫn cán bộ thuế đều có lỗi”, ông Giang nhấn mạnh.

Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do thông tin về mức đóng thuế rối rắm, biểu thuế và việc áp dụng các mức thuế nào cho đối tượng nào không rõ ràng nên hộ kinh doanh không nắm được. Việc người dân không tin các khiếu nại, tố cáo của mình được giải quyết nên họ tìm cách thông đồng với cán bộ thuế để hai bên cùng có lợi.

Vấn đề chung của ngành?

PGS.TS. Ngô Trí Long - nguyên viện phó Viện nghiên cứu thị trường giá cả, nhận định: Hiện nay, thuế là một trong những mảnh đất màu mỡ cho tội phạm tham nhũng. Ông Long đặt vấn đề, chúng ta phải đặt câu hỏi vì sao ngành thuế lại “hot” đến thế khi có hàng nghìn người xếp hàng thi tuyển.

Phải chăng, ngoài mức lương có giới hạn của nhà nước, nguồn thu nhập mà mọi người vẫn cho là cao của ngành thực chất nằm ở hoạt động vòi vĩnh, thỏa thuận ngầm giữa người nộp thuế và cán bộ thuế với nhiều thủ đoạn thiên biến vạn hóa.

Ông Long cho rằng, vấn đề tham nhũng là tệ nạn của xã hội và phải được giải quyết từ gốc rễ, từ cơ chế, chính sách của tất cả các ngành, không riêng gì ngành thuế. Đương nhiên, ngành thuế cần có giải pháp riêng. Thực tế, có mấy trường hợp cán bộ thuế bị xử phạt thật nghiêm? Người dân lại quan niệm có tố cáo thì cùng lắm bị phê bình, khiển trách, cách chức chứ không giải quyết được gì, doanh nghiệp mình lại bị “trù dập” về sau.

Luật sư Huỳnh Phước Hiệp (Đoàn luật sư TP.HCM) nêu ý kiến, nguyên nhân của hiện tượng tiêu cực này là việc kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể áp dụng mức thuế khoán.

Vì không tính chính xác được mức thuế nên mới tính thuế khoán và chính điểm “hở” để hai bên thỏa thuận với nhau.

Khi người dân muốn khiếu nại, họ ngại cán bộ thuế sẽ làm khó mình nên đành chấp nhận.

Sắp tới, cơ quan ban ngành nên tính toán lại cách tính thuế và cách nộp thuế cho người dân để hạn chế sự tiếp xúc của người nộp thuế với cán bộ thuế. Bên cạnh đó, cần có chế tài nặng, có quy định rõ ràng về những hành vi sai phạm của cán bộ thuế.

Nguồn: tuoitre.vn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top