Bạn mua hàng dù với số tiền bao nhiêu đi nữa thì bạn phải có hóa đơn thì mới được đưa vào chi phí hợp lý bạn nhé.
Còn việc hóa đơn không quá 200.000 đó như thành viên Love You nói là không chính xác đâu. Bạn đọc ở dưới nhé. Nó chỉ nói đến về người bán chứ không nói về người mua đâu nhé.
Còn để là chi phí hợp lý thì cần 2 điều kiện sau:
+ Có hóa đơn chứng từ hợp pháp
+ Có liên quan đến HĐ SXKD của công ty Chương III
SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN
Điều 14. Lập hoá đơn
b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Điều 16. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.7 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hoá đơn này ghi là “bán lẻ không giao hoá đơn”.
Chi phí đầu vào hợp lý là chi phí phục vụ cho việc SXKD và thể hiện trên hóa đơn GTGT Hóa đơn bán lẻ hoặc biên nhận bt thì sau này khi quyết toán thuế, may mắn lắm gặp anh thuế dễ tính thì anh "ok" hộ..
Mỗi lần mua hàng dưới 200k thì tập hợp hóa đơn bán lẻ lại, bảo bên bán cuối tháng xuất cho 1 cái hóa đơn GTGT hay bán hàng thông thường cũng được. Hoặc không thì vào siêu thị mà mua ( VPP chẳng hạn).