chi phí này cho vào đâu thì hợp lý

thuhien105

Nghiệp vụ non nhất
Hội viên mới
bên em có thuê một nhóm 10 bạn PG phục vụ cho việc chạy chương trình
nhưng bên cung cấp ko có hóa đơn
vậy em muốn hỏi là em phải làm như thế nào để hợp thức hóa chi phí này ạ
cho vào khoản nào thì hợp lý hợp lệ ạ
các bạn giúp em nhé
 
Ðề: chi phí này cho vào đâu thì hợp lý

Bạn làm hợp đồng với từng người một. Sau đó viết phiếu chi nhớ để họ ký vào . Và bạn lưu ý nếu trên 500.000đ/người thì nhớ giữ lại 10% để nộp thuế TNCN nhé. Thân chào
 
Ðề: chi phí này cho vào đâu thì hợp lý

bên em có thuê một nhóm 10 bạn PG phục vụ cho việc chạy chương trình
nhưng bên cung cấp ko có hóa đơn
vậy em muốn hỏi là em phải làm như thế nào để hợp thức hóa chi phí này ạ
cho vào khoản nào thì hợp lý hợp lệ ạ
các bạn giúp em nhé

Bạn ký hợp đồng vụ việc với họ, tùy vào mục đích phục vụ cho bộ phận nào mà hạch toán vào TK đó cho phù hợp (TK 641,642,627), khi thanh toán thì kẹp hợp đồng vụ việc+phiếu chi thanh toán có ký xác nhận của người được thuê, đối với trường hợp này thì không thực hiện khấu trừ 10% thuế TNCN.

Bạn làm hợp đồng với từng người một. Sau đó viết phiếu chi nhớ để họ ký vào . Và bạn lưu ý nếu trên 500.000đ/người thì nhớ giữ lại 10% để nộp thuế TNCN nhé. Thân chào

To Giang_1311 trong trường hợp này chúng ta không thực hiện trừ tiền 10% của người lao động nhé bạn! Chỉ thực hiện khấu trừ 10% theo hướng dẫn trong thông tư 81/2004/TT-BTC mà thôi!
Trích thông tư 81/2004/TT-BTC:
- Thực hiện khấu trừ thuế 10% trên tổng thu nhập đối với các khoản chi trả cho cá nhân có thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên mà khoản thu nhập này có được từ các hoạt động đại lý hưởng hoa hồng, môi giới (kể cả tiền thưởng); tiền nhuận bút, tiền giảng dạy; tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm; tiền thù lao do tham gia dự án, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên; dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn, thiết kế, kiến trúc, đào tạo, hoạt động biểu diễn, hoạt động thể dục thể thao và các khoản tiền chi trả thuộc diện chịu thuế khác.
 
Ðề: chi phí này cho vào đâu thì hợp lý

đối với trường hợp này thì không thực hiện khấu trừ 10% thuế TNCN.

To Giang_1311 trong trường hợp này chúng ta không thực hiện trừ tiền 10% của người lao động nhé bạn! Chỉ thực hiện khấu trừ 10% theo hướng dẫn trong thông tư 81/2004/TT-BTC mà thôi!
Trích thông tư 81/2004/TT-BTC:

Dragon không nghĩ rằng thu nhập này thuộc diện các khoản tiền chi trả thuộc diện chịu thuế khác theo thông tư 81/2004/TT-BTC mà bạn vừa trích à. Và mình nhớ rất rõ bên kiểm toán đã chỉ ra chi phí bên mình thuê ngoài mà không nộp 10% cho thuế. Bên kiểm toán đã dặn rất rõ tất cả các chi phí thuê ngoài với thời hạn ngắn, thỉnh thoảng mới phát sinh có thể hiểu là hợp đồng thời vụ thì giữ lại 10% hoặc Công ty tự đóng 10%. Thế bên kiểm toán họ nói vậy là sai hả bạn?
 
Ðề: chi phí này cho vào đâu thì hợp lý

Dragon không nghĩ rằng thu nhập này thuộc diện các khoản tiền chi trả thuộc diện chịu thuế khác theo thông tư 81/2004/TT-BTC mà bạn vừa trích à. Và mình nhớ rất rõ bên kiểm toán đã chỉ ra chi phí bên mình thuê ngoài mà không nộp 10% cho thuế. Bên kiểm toán đã dặn rất rõ tất cả các chi phí thuê ngoài với thời hạn ngắn, thỉnh thoảng mới phát sinh có thể hiểu là hợp đồng thời vụ thì giữ lại 10% hoặc Công ty tự đóng 10%. Thế bên kiểm toán họ nói vậy là sai hả bạn?

Giang_1311 tham khảo công văn của Tổng Cục Thuế số 3395/TCT/TNCN ngày 18 tháng 10 năm 2004
CÔNG VĂN

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC THUẾ SỐ 3395 TCT/TNCN
NGÀY 18 THÁNG 10 NĂM 2004 VỀ VIỆC THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN



Kính gửi: Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh



Trả lời các Công văn số 9299/CT-TNCN ngày 14/9/2004, Công văn số 9399/CT-TH&XLDL và Công văn số 9899/CT-TNCN ngày 28/9/2004 của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh về một số vướng mắc khi thực hiện chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (thuế TNCN), Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về việc khấu trừ 25% thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế đối với các cá nhân là ca sỹ, nghệ sĩ xiếc, múa...:

Đối với các đối tượng được trừ 25% thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuê theo quy định tại Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính phải có xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành. Vấn đề này Tổng cục thuế trình Bộ có công văn gửi Bộ Văn hoá thông tin, Uỷ ban thể dục thể thao và sẽ có văn bản hướng dẫn riêng về thủ tục kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế đối với các đối tượng được trừ 25% thu nhập chịu thuế.

Trước mắt, đối với các ca sỹ có thu nhập cao Cục thuế cần có biện pháp triển khai thu thuế như:

- Tổ chức cuộc họp với các đối tượng ca sỹ nghệ sỹ nổi tiếng có sự tham gia của Sở văn hoá thông tin để phổ biến các nội dung về kê khai khấu trừ thuế kịp thời khi phát sinh thu nhập.

- Gửi thông báo của cơ quan thuế đến từng cá nhân về việc kê khai, đăng ký để cấp mã số thuế hoặc mời đến cơ quan thuế để giải thích về chính sách thuế.

- Đề nghị cơ quan cấp phép biểu diễn, cấp phép xuất bản băng đĩa cung cấp danh sách về cấp phép cho các chương trình biểu diễn trong đó có các ca sỹ được chi trả thu nhập cao.

2. Về khấu trừ thuế TNCN 10%:

Việc khấu trừ 10% thuế TNCN trước khi chi trả thu nhập mỗi lần từ trên 500.000 đồng cho cá nhân ngoài cơ quan chi trả như trả tiền cho hoạt động dịch vụ các loại, đại lý..... Được thực hiện theo quy định tại điểm 3.3 Mục III Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính. Trường hợp cơ quan chi trả thu nhập khi chi trả cho cá nhân vãng lai có thu nhập từ các hợp đồng lao động ngắn hạn, lao động có tính thời vụ, lao động chân tay, lao động giản đơn có thể ước tính mức thu nhập chịu thuế không đến 60 triệu đồng/năm (bình quân tháng dưới 5 triệu đồng) thì Cục thuế hướng dẫn cơ quan chi trả thu nhập có văn bản đề nghị để Cục thuế biết và cơ quan chi trả tạm thời chưa khấu trừ 10% thuế đối với các đối tượng này. Ví dụ như chi trả cho cá nhân không chuyên, sinh viên tham gia đóng phim; dịch vụ nhỏ lẻ như tạp vụ sửa chữa nhỏ lẻ về điện, nước.....
3. Về trường hợp thay đổi thu nhập không thường xuyên thành thu nhập thường xuyên:

Trường hợp cá nhân ký hợp đồng thiết kế kỹ thuật xây dựng vào tháng 3/2004 (tại thời điểm này khoản thu nhập từ thiết kế kỹ thuật xây dựng là thu nhập không thường xuyên) và quyết toán giá trị hợp đồng vào thời điểm tháng 8/2004 (từ tháng 7/2004 trở đi thì khoản thu nhập này được quy định là thu nhập thường xuyên) thì thực hiện tính thuế thu nhập theo quy định tại thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập, cụ thể khoản thu nhập thực nhận trước ngày 01/7/2004 tính thuế theo Biểu thuế luỹ tiễn từng phần đối với thu nhập không thường xuyên; khoản thu nhập thực từ ngày 01/7/2004 trở về sau tạm khấu trừ 10% thuế TNCN, cuối năm sẽ có hướng dẫn quyết toán riêng.

4. Về thuế TNCN áp dụng đối với các đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng:

Căn cứ Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày l3/8/2004 của Bộ Tài chính thì cá nhân không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động dịch vụ đại lý thì thuộc đối tượng nộp thu TNCN. Hiện nay Tổng cục thuế đang báo cáo Bộ về vấn đề này, vậy chờ có ý kiến chỉ đạo của Bộ sẽ xử lý chung.

5. Về đối tượng chịu thuế:

- Trường hợp cá nhân trúng thưởng khi tham gia các cuộc thi do Đài truyền hình, Đài phát thanh tổ chức thì khoản tiền trúng thưởng nhận được thuộc thu nhập không thường xuyên chịu thuế với thuế suất 10% tính trên toàn bộ tiền trúng thưởng có giá trị từ 15 triệu đồng trở lên.

- Trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu gắn với hoạt động chuyển giao công nghệ (trong hợp đồng chuyển giao công nghệ có nội dung chuyển giao bản quyền sáng chế, nhãn hiệu) thì thực hiện kê khai nộp thuế theo thu nhập không thường xuyên, các trường hợp có thu nhập từ tiền bản quyền khác thì kê khai nộp thuế đối với thu nhập thường xuyên.

6. Về việc xử lý các hành vi vi phạm:

Căn cứ quy định tại điểm 1.4 Mục VI Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính, trường hợp cơ quan chi trả thu nhập không đăng ký, kê khai các cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập, hoặc không thực hiện khấu trừ thuế thu nhập trước khi chi trả cho cá nhân, gây thất thu thuế thì ngoài việc phải bồi thường cho ngân sách Nhà nước số thuế bị thất thoát còn bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế theo quy định tại Mục IV Phần B Thông tư số 41/2004/TT-BTC ngày 18/5/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Số tiền thuế phải bồi thường và số tiền nộp phạt, cơ quan chi trả thu nhập không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế được biết và hướng dẫn thực hiện.

Bạn phải hiểu rằng mình làm kế toán mình phải nắm chắc luật lệ chứ không phải bên kiểm toán nói gì mình nghe đó, chưa chắc bên kiểm toán hướng dẫn bạn đã đúng, họ chỉ tham gia với bạn và làm sao có lợi nhất cho họ mà thôi :cheers1:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: chi phí này cho vào đâu thì hợp lý

anh chị nói vậy em vẫn chưa hiểu lắm cụ thể chút được ko ạh
em làm như này không biết là có đúng ko
em lấy chứng minh nhân dân pho to của các bạn(ko công chứng) và em hạch toán vào chi phí 64211 được ko các pác
 
Ðề: chi phí này cho vào đâu thì hợp lý

Cuối cùng anh dragon có trích 10% nộp thuế TNCN cho phi vụ này không? Bên công ty năm vừa rồi cũng dính tới trường hợp này, Tổ duyệt quyết toán không chấp nhận chi phí khi công ty chưa trích nộp 10% thuê TNCN đấy (có đầy đủ hợp đồng, phiếu chi). có thể mỗi chi cục có cách giải quyết khác nhau chăng?
 
Ðề: chi phí này cho vào đâu thì hợp lý

anh chị nói vậy em vẫn chưa hiểu lắm cụ thể chút được ko ạh
em làm như này không biết là có đúng ko
em lấy chứng minh nhân dân pho to của các bạn(ko công chứng) và em hạch toán vào chi phí 64211 được ko các pác

Được bạn à!

Cuối cùng anh dragon có trích 10% nộp thuế TNCN cho phi vụ này không? Bên công ty năm vừa rồi cũng dính tới trường hợp này, Tổ duyệt quyết toán không chấp nhận chi phí khi công ty chưa trích nộp 10% thuê TNCN đấy (có đầy đủ hợp đồng, phiếu chi). có thể mỗi chi cục có cách giải quyết khác nhau chăng?

Rồng không trích 10% của người lao động trong trường hợp này và căn cứ vào đoạn hướng dẫn này của Tổng Cục Thuế.

Trường hợp cơ quan chi trả thu nhập khi chi trả cho cá nhân vãng lai có thu nhập từ các hợp đồng lao động ngắn hạn, lao động có tính thời vụ, lao động chân tay, lao động giản đơn có thể ước tính mức thu nhập chịu thuế không đến 60 triệu đồng/năm (bình quân tháng dưới 5 triệu đồng) thì Cục thuế hướng dẫn cơ quan chi trả thu nhập có văn bản đề nghị để Cục thuế biết và cơ quan chi trả tạm thời chưa khấu trừ 10% thuế đối với các đối tượng này. Ví dụ như chi trả cho cá nhân không chuyên, sinh viên tham gia đóng phim; dịch vụ nhỏ lẻ như tạp vụ sửa chữa nhỏ lẻ về điện, nước.....

Bạn có thể căn cứ vào hướng dẫn trên để giải trình với cơ quan thuế( cơ quan thuế chỉ không chấp nhận cho bạn trong trường hợp bạn lợi dụng chuyện này và giải trình không hợp lý)
 
Ðề: chi phí này cho vào đâu thì hợp lý

công ty mình là công ty triển lãm đợt vừa rồi công ty mình cũng thuê nhân viên thơi vụ như vậy đó. Số tiền trả là gần 50tr cho 4 ngày. Và bên mình chỉ liệt kê danh sách họ ra và ghi ra công việc của họ kẻ theo bảng nói họ ký vào và mình xin 1 cái chứng minh nhân dân của họ thế là ok
 
Ðề: chi phí này cho vào đâu thì hợp lý

Cuối cùng anh dragon có trích 10% nộp thuế TNCN cho phi vụ này không? Bên công ty năm vừa rồi cũng dính tới trường hợp này, Tổ duyệt quyết toán không chấp nhận chi phí khi công ty chưa trích nộp 10% thuê TNCN đấy (có đầy đủ hợp đồng, phiếu chi). có thể mỗi chi cục có cách giải quyết khác nhau chăng?

:iagree:trung76.
Cám ơn Dragon vì đã trích văn bản đó. Nhưng theo văn bản đó thì yêu cầu cơ quan chi trả thu nhập phải có văn bản đề nghị đề nghị để cục thuế biết đúng ko. Còn nếu ko làm văn bản thì có phải trích lại 10% không?
Theo mình số tiền thường nhỏ và cũng tránh rắc rối mình vẫn trích lại 10%.
 
Ðề: chi phí này cho vào đâu thì hợp lý

:iagree:trung76.
Cám ơn Dragon vì đã trích văn bản đó. Nhưng theo văn bản đó thì yêu cầu cơ quan chi trả thu nhập phải có văn bản đề nghị đề nghị để cục thuế biết đúng ko. Còn nếu ko làm văn bản thì có phải trích lại 10% không?
Theo mình số tiền thường nhỏ và cũng tránh rắc rối mình vẫn trích lại 10%.

Nếu phát sinh nhiều thì mình chỉ cần làm công văn 1 lần nhờ cơ quan thuế hướng dẫn, rồi sau đó cứ căn cứ vào đó mình làm luôn, nếu số tiền nhỏ mà trích lại của người lao đông thì tội cho họ lắm bạn à, họ cũng giống mình thôi, đi làm 1 tuần được 500.000 lao động khổ cực mà lại giữ lại của họ 10% thì em rằng không hợp tình hợp lý cho lắm !
 
Ðề: chi phí này cho vào đâu thì hợp lý

Rất đồng ý với Dragon489. phải chứng minh được với CCT bằng luật và làm sao để có lợi nhất cho DN là ok
 
Ðề: chi phí này cho vào đâu thì hợp lý

chị ơi cho em hỏi 1 chút, tiền quảng cáo và tiền bản quyền sáng chế thì mình cho vào chi phí nào ??? Cảm ơn chị
 
Ðề: chi phí này cho vào đâu thì hợp lý

chị ơi cho em hỏi 1 chút, tiền quảng cáo và tiền bản quyền sáng chế thì mình cho vào chi phí nào ??? Cảm ơn chị
Giới hạn quyền trả lời òi. Mình làm anh không biết có trả lời được không đây.
Quảng cáo thì chi phí bán hàng.
Chi phí bản quyền nếu mà lớn thì tài sản vô hình, nhỏ thì phân bổ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top