chi phí Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp

pepsihung

Member
Hội viên mới
Làm công tác kế toán thuế , các bạn cần nắm vững khái niệm Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp. Các pác Thuế nhà mình cũng hay lý sự về khoản này lắm. Đây là kinh nghiệm mình muốn chia sẻ cùng các bạn.

Có thể hiểu nôm na như sau:

Chứng từ hợp lý: Chứng từ liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, phản ánh đúng bản chất và các giá trị thị trường hoặc được xác định theo các phương pháp xác định do nhà nước quy định, công nhận.

Chứng từ Hợp pháp: Được phép ban hành và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận (Hóa đơn đỏ)

Chứng từ hợp lệ: Các Doanh nghiệp thường bị sai sót ở khâu này:
Các nội dung trên hóa đơn không ghi đầy đủ có thể bị cơ quan thuế từ chối. Nhiều khi lảng nhach như : Thiếu chử ký người mua, hình thức thanh toán không ghi...
 
Ðề: chi phí Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp

Em chỉ biết không có văn bản nào ghi là chứng từ hợp lệ hay hợp lý cả.
Đó chỉ là cách gọi mà thôi
Chứng từ hợp pháp là OK nhất. Cái từ hợp pháp này cũng đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của nó.

Mình nghĩ đúng mọi thứ phải dựa trên nguyên tắc đầu tiền là Tính Hợp Pháp - đúng pháp luật. vậy là ok rùi.
 
Ðề: chi phí Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp

Các bạn đọc kỹ lại Thông tư 120 đi.

Không phải Hóa đơn hợp pháp nào cũng hợp lý đâu. Theo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định về chống chuyển giá. Mặc dù bạn có Hóa đơn đỏ ghi đầy đủ, ghi đúng các yêu cầu của Hóa đơn, nhưng nếu giá trên hóa đơn của bạn là giá trời ơi....thì Hóa đơn này cũng không được chấp nhận! Nếu bạn cần các quy định này có thể email cho mình để mình cung cấp
pepsihung@hcm.vnn.vn, hungphamlegal@gmail.com
 
Ðề: chi phí Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp

Các bạn đọc kỹ lại Thông tư 120 đi.

Không phải Hóa đơn hợp pháp nào cũng hợp lý đâu. Theo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định về chống chuyển giá. Mặc dù bạn có Hóa đơn đỏ ghi đầy đủ, ghi đúng các yêu cầu của Hóa đơn, nhưng nếu giá trên hóa đơn của bạn là giá trời ơi....thì Hóa đơn này cũng không được chấp nhận! Nếu bạn cần các quy định này có thể email cho mình để mình cung cấp
pepsihung@hcm.vnn.vn, hungphamlegal@gmail.com

Thông tư 120 không quy định rõ ràng bằng thông tư 32 đối với chứng từ hợp pháp.

Giá trên hóa đơn trời ơi là chuyện trời ơi, không dính gì tới thuế cả, Đầu vào cao thì giá vốn hàng bán cao => bán ra thấp thì lời thấp. Cũng chẳng có ông thuế nào dám đi tính lại giá trên hóa đơn cả, ngoại trừ đó là hóa đơn bất hợp pháp. Bạn có quy định gì về chuyện này, vui lòng post lên cho mọi người cùng biết nhé, nhớ là văn bản quy phạm pháp luật.
 
Ðề: chi phí Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp

Theo tôi thì không có khái niệm "chứng từ hợp lý".
Với kế toán thì báo cáo tài chánh có yêu cầu "hợp lý" về các ước tính, về quan hệ doanh thu - chi phí....
Đối với chứng từ thì hợp pháp nghĩa bao hàm cả hợp lệ. Chứng từ phải là hợp lệ thì mới có thể là hợp pháp.
Chứng từ hợp pháp cũng không chỉ gồm các chứng từ do và được các cơ quan nhà nước công nhận.
Chứng từ nào thể hiện nội dung không vi phạm pháp luật thì gọi là hợp pháp.
Hợp pháp là nói về nội dung còn hợp lệ nói về hình thức.
Do đó, người ta luôn nói cả cặp, như là "chứng từ hợp pháp, hợp lệ thì được tính chi phí" chẳng hạn.
 
Ðề: chi phí Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp

Trước khi Luật kế toán ra đời chứng từ kế toán được hiểu :
Chứng từ kế toán hợp pháp là chứng từ được lập theo đúng mẫu quy định của chế độ kế toán. Việc ghi chép trên chứng từ phát sinh nội dung, bản chất, mức độ nghiệp vụ kinh tế phát sinh được pháp luật cho phép, có chữ ký của người chịu trách nhiệm và con dấu của đơn vị.
Chứng từ kế toán hợp lệ là chứng từ kế toán được ghi chép đầy đủ, kịp thời các yếu tố, các tiêu thức và theo đúng quy định về phương pháp lập của từng lọai chứng từ.
Từ khi Luật kế toán ra đời thì chứng từ kế toán được hiểu một cách toàn diện và tổng thể từ khâu lập, ghi chép, luân chuyển, hạch toán .... đó là chứng từ phải đảm bảo tính pháp lý cũng có nghĩa là CHỨNG TỪ KẾ TOÁN HỢP PHÁP.
 
Ðề: chi phí Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp

Về xác định giá thị trường các bạn có thể tham khảo thêm Thông tư số 117/2005/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài Chính. Về tính hợp lý của chứng từ, có thể đưa ra 1 ví dụ : Bạn không thể nói không có hóa đơn của 1 người kinh doanh, nhưng cũng 1 khoản chi của 1 người không kinh doanh (dịch vụ tự do) thì bạn có thể nại ra rằng, không có hóa đơn là hợp lý. 1 Hợp đồng dịch vụ và 1 phiếu chi với đầy đủ thông tin là chứng từ hợp lý rồi.
Một hóa đơn ghi sai không thể nói là hóa đơn đó bất hợp pháp, hóa đơn quá 3 tháng kê khai cũng không phải là chứng từ bất hợp pháp,nó không đủ điều kiện để ghi nhận chi phí hoặc khấu trừ bởi vì tính không hợp lệ của nó.
-----------------------------------------------------------------------------------------
KING TIGER đọc đoạn sau đây trong Thông tư 134 hướng dẫn Nghị định 24 chưa:

Mục IIII. CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÔNG TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ

........Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Trường hợp giá mua hàng hoá, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.

Không phải Thuế không kiểm tra giá đâu nhé bác.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: chi phí Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp

Tôi là dân kế toán, xin góp ý vấn đề này như sau:Tôi đồng ý với bạn Pepsihung
Chứng từ hợp lý: Chứng từ liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, phản ánh đúng bản chất và các giá trị thị trường hoặc được xác định theo các phương pháp xác định do nhà nước quy định, công nhận.
Chứng từ Hợp pháp: Được phép ban hành và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận (Hóa đơn đỏ)

Nhưng bổ sung thêm: Chứng từ hợp lệ phải thảo mãn cả 2 yêu cầu trên là phải hợp lý và hợp pháp.
Ví dụ bạn có hóa đơn đỏ (hợp pháp) về nhập hàng nhưng không có Phiếu nhập kho có xác nhận của thủ kho (không hợp lý) vì vậy chứng từ đó là không hợp lệ. Còn bạn có Phiếu nhập kho (hợp lý) nhưng hóa đơn mua hàng sai quy định, không phải hóa đơn đỏ (không hợp pháp) thì cũng không hợp lệ.
Chỉ có khi nào có hóa đơn đỏ (hợp pháp) về nhập hàng và có Phiếu nhập kho có xác nhận của thủ kho (hợp lý) thì chứng từ đó hợp lệ.
Các bạn nghĩ sao? Hợp lệ là đúng với thông lệ hàng ngày. Xin ý kiến thêm...
Cao Hoàng Trang.
 
Ðề: chi phí Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp

Theo tôi thì không có khái niệm "chứng từ hợp lý".
Với kế toán thì báo cáo tài chánh có yêu cầu "hợp lý" về các ước tính, về quan hệ doanh thu - chi phí....
Đối với chứng từ thì hợp pháp nghĩa bao hàm cả hợp lệ. Chứng từ phải là hợp lệ thì mới có thể là hợp pháp.
Chứng từ hợp pháp cũng không chỉ gồm các chứng từ do và được các cơ quan nhà nước công nhận.
Chứng từ nào thể hiện nội dung không vi phạm pháp luật thì gọi là hợp pháp.
Hợp pháp là nói về nội dung còn hợp lệ nói về hình thức.
Do đó, người ta luôn nói cả cặp, như là "chứng từ hợp pháp, hợp lệ thì được tính chi phí" chẳng hạn.

Đúng đấy ạ, em còn nhớ hồi em học lớp kế toán trưởng ông thầy em cũng có nói: chứng từ hợp pháp và hợp lệ thôi chứ không có cái hợp lý, ví dụ trong buổi họp 10ngừoi tôi nhưng tôi có thể mua 10kg cam miễn là tôi có hóa đơn đầy đủ (hợp pháp và hợp lệ). Nhưng đó là 5 năm về trước rồi, bây giờ mình thiết nghĩ do tâm lý mọi người cho cái gọi là hợp lý vào nên cứ phải theo cái gọi là hợp lý đó thôi.
Đây cũng chỉ là cách nghĩ của riêng mình thôi nhé.
 
Ðề: chi phí Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp

em muốn hỏi.mình có ký hợp đồng với đối tác cung cấp dịch vụ cho họ thì cần có những hóa đơn chứng từ gi?để được chấp nhận nó hợp lý hợp lệ hợp pháp
 
KING TIGER đọc đoạn sau đây trong Thông tư 134 hướng dẫn Nghị định 24 chưa:

Mục IIII. CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÔNG TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ

........Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Trường hợp giá mua hàng hoá, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.

Không phải Thuế không kiểm tra giá đâu nhé bác.

Bi giờ mới chui vô đây, reply muộn cho pepsi rùi, sorry nhé.

Công việc của cơ quan thuế là quản lý thuế. Trường hợp pepsi nêu ở trên chỉ dành cho các loại hàng hóa mua của nông dân hay người trực tiếp sản xuất thôi. Và không phải ngày nào thuế cũng đi canh DN mua cái gì để định giá lại đâu. Chỉ khi quyết toán thì mới xác định giá có hợp lý hay không???

em muốn hỏi.mình có ký hợp đồng với đối tác cung cấp dịch vụ cho họ thì cần có những hóa đơn chứng từ gi?để được chấp nhận nó hợp lý hợp lệ hợp pháp

Muốn nó là chi phí hợp lý => phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh

Muốn nó là chứng từ hợp pháp => chứng từ đó phải là chứng từ đúng (hóa đơn BTC hay tự in được TCT chấp nhận).

Muốn nó hợp lệ => trước sau như một, nghĩa là ký hợp đồng với A thì xuyên suốt quá trình giao dịch chỉ biết A, nhận hóa đơn của A chứ không phải nhận hóa đơn của B để hợp thức hóa giao dịch với A.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: chi phí Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp

Đúng đấy ạ, em còn nhớ hồi em học lớp kế toán trưởng ông thầy em cũng có nói: chứng từ hợp pháp và hợp lệ thôi chứ không có cái hợp lý, ví dụ trong buổi họp 10ngừoi tôi nhưng tôi có thể mua 10kg cam miễn là tôi có hóa đơn đầy đủ (hợp pháp và hợp lệ). Nhưng đó là 5 năm về trước rồi, bây giờ mình thiết nghĩ do tâm lý mọi người cho cái gọi là hợp lý vào nên cứ phải theo cái gọi là hợp lý đó thôi.
Đây cũng chỉ là cách nghĩ của riêng mình thôi nhé.

cảm ơn các mem đã thảo luận về vấn đề này, mình ban đầu cũng ko có đặt nặng vấn đề hợp lý, hợp lệ, hay ko hợp lệ này, nhưng các mem thảo luận thấy gay gắt quá.
Mình nghĩ ctừ quan trọng nhất trước hết là phải hợp pháp, kế đó là hợp lý và sau cùng là hợp lệ. :iagree:
Sau cùng là loantran chúc các mem khỏe và chúng ta cùng nhau xây dựng 1 diễn đàn DKT thật vững mạnh nha!:cheers1:
 
Ðề: chi phí Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp

Em nghe nói nhà nướ mình mới có quy định mới siết chặt về vấn đề các chi phí. Tức là chỉ cho các loại chi phí ở mức độ nào đó chứ ko đc làm tăng chi phí mặc dù có đầy đủ chứng từ hợp lệ. Có bác nào biết họ quy định các chi phí cụ thể như thế nào ko?
 
Ðề: chi phí Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp

Làm công tác kế toán thuế , các bạn cần nắm vững khái niệm Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp. Các pác Thuế nhà mình cũng hay lý sự về khoản này lắm. Đây là kinh nghiệm mình muốn chia sẻ cùng các bạn.

Có thể hiểu nôm na như sau:

Chứng từ hợp lý: Chứng từ liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, phản ánh đúng bản chất và các giá trị thị trường hoặc được xác định theo các phương pháp xác định do nhà nước quy định, công nhận.

Chứng từ Hợp pháp: Được phép ban hành và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận (Hóa đơn đỏ)

Chứng từ hợp lệ: Các Doanh nghiệp thường bị sai sót ở khâu này:
Các nội dung trên hóa đơn không ghi đầy đủ có thể bị cơ quan thuế từ chối. Nhiều khi lảng nhach như : Thiếu chử ký người mua, hình thức thanh toán không ghi...

Tôi ko biết bạn diễn giải nôm na như trên theo tài liệu nào, nhưng theo tôi có mấy điều nên làm rõ thế này, mạn phép:
Thứ nhất theo tôi có thể có sự nhầm lẫn giữa hai cụm từ "chi phí hợp lý, hợp lệ, hợp pháp" và ''chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp''.
Chứng từ hợp lý: phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, ví dụ: bạn SX sắt thép mà mua NVL để SX giấy thì chứng từ chứng minh cho chi phí này là ko hợp lý (ko phải đơn vị KD thương mại),
Chứng từ hợp pháp: biên lai phạt...là chứng từ hợp pháp nhưng bạn tính vào chi phí sẽ ko hợp lý, hợp lệ
Chứng từ hợp lệ: như có bạn đã nêu viết thiếu các tiêu chí của chứng từ, không đầy đủ rõ ràng
Cần phân biệt được bạn định nói về điều gì thì mới đưa khái niệm chính xác được, chia sẻ.
 
Ðề: chi phí Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp

Tôi ko biết bạn diễn giải nôm na như trên theo tài liệu nào, nhưng theo tôi có mấy điều nên làm rõ thế này, mạn phép:
Thứ nhất theo tôi có thể có sự nhầm lẫn giữa hai cụm từ "chi phí hợp lý, hợp lệ, hợp pháp" và ''chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp''.
Chứng từ hợp lý: phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, ví dụ: bạn SX sắt thép mà mua NVL để SX giấy thì chứng từ chứng minh cho chi phí này là ko hợp lý (ko phải đơn vị KD thương mại),
Chứng từ hợp pháp: biên lai phạt...là chứng từ hợp pháp nhưng bạn tính vào chi phí sẽ ko hợp lý, hợp lệ
Chứng từ hợp lệ: như có bạn đã nêu viết thiếu các tiêu chí của chứng từ, không đầy đủ rõ ràng
Cần phân biệt được bạn định nói về điều gì thì mới đưa khái niệm chính xác được, chia sẻ.
Bạn cùng quan điểm với tôi về chuyện chứng từ và chi phí.
Nhưng tôi cũng xin nhắc lại 1 lần nữa quan điểm của tôi: Không có khái niệm chứng từ hợp lý. Chỉ có chứng từ hợp pháp, chứng từ hợp lệ và chi phí hợp lý mà thôi.
Chứng từ hợp pháp: là chứng từ đúng quy định của pháp luật hay là không vi phạm pháp luật. Mà pháp luật thì quy định rất nhiều điểm, nằm trong nhiều bộ luật khác nhau.
Chứng từ hợp lệ: Ghi đầy đủ các chỉ tiêu, các hồ sơ, tài liệu kèm theo khớp đúng nhau.
Cũng lưu ý rằng ở VN hiện nay rất nhiều mẫu biểu hồ sơ chứng từ là do Nhà nước quy định.
Như vậy nếu ghi chứng từ không hợp lệ (sai sót các chỉ tiêu trên chứng từ) mà nếu chứng từ đó thuộc loại mẫu biểu do Nhà nước quy định thì đồng nghĩa chứng từ đó cũng vi phạm pháp luật, tức là không hợp pháp.
Như vậy chứng từ không hợp pháp có thể rơi vào 1 trong 2 trường hợp, hoặc cả 2:
Sai về nội dung (VD: hợp đồng mua bán ma túy).
Sai về hình thức mà luật đã quy định (VD: mua bán trị giá >100.000đ phải lập hóa đơn đỏ -> DN mua hàng không có hóa đơn: Không hợp pháp).
TT134 chỉ nói rằng: chứng từ phải là chứng từ hợp pháp.
Nghĩa là: tất cả các chứng từ dùng để kiểm tra chi phí theo TT134 đều đã có quy định trước về hình thức của nó dưới dạng văn bản pháp luật rồi. Nếu vi phạm các hình thức đó cũng đồng nghĩa với vi phạm pháp luật.
Ngoài ra nó cũng có nghĩa là: các chứng từ khác hợp lệ nhưng không có văn bản pháp luật nào quy định về hình thức bắt buộc của nó thì cơ quan thuế cũng không quan tâm nó có nội dung hay hình thức đúng luật hay không. VD: hóa đơn mua hàng là 200đ nhưng hợp đồng kinh tế trị giá 400đ và phiếu chi là 400đ -> chỉ kiểm tra hóa đơn và chỉ tính chi phí 200đ.
Như vậy TT134 chỉ cần nói : "chứng từ phải hợp pháp" là đủ nghĩa rồi.
 
Ðề: chi phí Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp

Mình cũng cùng quan điểm với muontennguoi. Mình nghĩ chỉ có CHứng từ Hợp pháp và hợp lệ và chi phí hợp lý mà thôi. Bởi vì cách nói và ngôn từ của Việt Nam mình quá nhiều ý nghĩa mà có thể làm cho mỗi chúng ta có cách hiểu đôi khi khônng giống nhau.
Mình ví dụ: Khi GĐ công ty mình đi công tác ngoài từ Sài Gòn đi Hà Nội bàn việc với đối tác, nhưng cuối cùng không thành công, không có được thỏa thuận nào với đối tác, vì vậy cũng sẽ chẳng có giao dịch. Nhưng HĐ hàng không chuyến bay đó là Chừng từ Hợp lệ (Đúng theo QĐ), HĐ do đỏn vị Hàng Không ban hành được nhà nước chấp nhận (Chứng từ hợp pháp). Nhưng lại không có giao dịch nào sau này nên các bác thuế loại ra vì không liên quan đến mục đích kinh doanh (Thuộc chi phí không hợp lý).
CŨng chỉ nội dung trên nhưng nếu giao dịch thành công, mình có xuất HĐ cho đơn vị đó ngoài Hà Nội thì được cho là Chi phí Hợp lý. Mình thấy nào là quy định, thông tư nhưng do đôi lúc mọi người hiểu theo một cách mà vận dụng tốt hay không thôi, thực chất mình đọc TT134 cũng thấy nhiều thứ chủa quy định rõ ràng và chi tiết lắm nên cũng chẳng hiểu là mấy. Chỉ khi mình vận dụg vào đến lúc QT thì đối mặt với các bác thuế thì Hợp lý, hợp lệ hay không còn tùy vào các bác thuế nữa. Mình nói như thế có chổ nào sai sót các bác góp ý kiến thêm nhé.
 
Ðề: chi phí Hợp lý, hợp lệ, Hợp pháp

có bác nào làm về cước vận chuyển giúp em với. Chi phí của cưc[s vận chuyển bao gồm những chi phí nào, cách tính như thế nào
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top