Pác Bao ơi theo tạp chí thuế trường hợp chi bồi dưỡng các thành viên hợp hội đồng quản trị (Trích dẫn) thì thế nào nhỉ?
"Tuy nhiên, trong thực tiễn kinh doanh của các DN, xét theo tiêu thức lợi ích của chủ sở hữu DN, chi phí kinh doanh được chia làm hai loại cơ bản. Loại thứ nhất mang tính khách quan. Loại chi phí này nếu chi nhiều thì DN không có lợi và chủ sở hữu DN cũng không có lợi. Chẳng hạn như chi mua nguyên vật liệu, nếu phải mua với giá cao sẽ làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận của DN và giảm lợi ích của chủ sở hữu DN. Loại thứ hai mang tính chủ quan. Với loại chi phí này, việc tăng chi dẫn đến làm giảm lợi nhuận của DN nhưng có thể làm tăng lợi ích của chủ sở hữu DN. Chẳng hạn như chi bồi dưỡng các thành viên họp hội đồng quản trị. Trong trường hợp bình thường một cuộc họp như vậy chỉ chi bồi dưỡng 200.000 đồng/người là hợp lý. DN có thể chi 700.000 đồng/người. Khi đó, với mỗi người được chi tiền họp tăng thêm 500.000 đồng sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận tương ứng là 500.000 đồng. Đương nhiên, khi chia cổ tức, số lợi nhuận sử dụng để chia sẽ bị giảm 500.000 x (1 - 28%) = 360.000 đồng. Giả định này cho thấy, nếu DN chỉ chi 200.000 đồng thì phần chi phí tiết kiệm được cho mỗi người dự họp là 500.000 đồng và do vậy lợi nhuận dùng để chia cổ tức sẽ tăng thêm 360.000 đồng. Nếu chi tăng thêm 500.000 đồng thì thay vì lấy tăng cổ tức 360.000 đồng, các chủ sở hữu DN sẽ lấy được 500.000 đồng với tư cách là tiền bồi dưỡng họp hội đồng quản trị. Bằng cách này, DN tránh được thuế cho mỗi chủ sở hữu 140.000 đồng từ một cuộc họp. Điều này cho thấy, đối với các khoản chi mà người nhận hoặc thụ hưởng là chủ sở hữu DN, hoặc có liên quan đến chủ sở hữu, hay thành viên góp vốn vào DN thì DN có động cơ chi ra nhiều để tránh thuế TNDN. Các khoản chi khác cũng có tính chất tương tự như khoản chi bồi dưỡng họp hội đồng quản trị là: chi tiếp khách, trả lãi vay vốn của cổ đông hoặc thành viên góp vốn vào công ty TNHH, trả lương cho thân nhân thành viên hội đồng quản trị, trả lương giám đốc DN tư nhân… Rõ ràng, những khoản chi như vậy cần được kiểm soát để hạn chế việc tránh thuế của DN. Có nhiều biện pháp để kiểm soát những khoản chi này, trong đó, khống chế mức tối đa khi xác định chi phí được trừ tính thuế TNDN được xem là cách làm đơn giản, dễ thực hiện.