Chi phí bảo hành công trình.

macarog

New Member
Hội viên mới
Cả nhà ơi cho mình hỏi chi phí bảo hành công trình xây lắp phát sinh quá nhiều có sao không nhỉ. Có được đưa vô chi phí hợp lý hết không? Có văn bản nào quy định về giới hoạn chi phí bảo hành không cả nhà. Cty e nhận thi công một công trình nhưng giờ chi phí bảo hành phát sinh nhiều quá e không biết phải làm sao.
Cả nhà giúp e với ạh.
:taichi::huhuhu:
 
Ðề: Chi phí bảo hành công trình.

Chi phí bảo hành công trình không được vượt quá 5% đâu bạn.
 
Ðề: Chi phí bảo hành công trình.

Chi phí bảo hành công trình không được vượt quá 5% đâu bạn.

Cảm ơn bạn nhưng bạn có thể cho mình biết có văn bản nào hướng dẫn không vậy.
 
Ðề: Chi phí bảo hành công trình.

Cả nhà ơi cho mình hỏi chi phí bảo hành công trình xây lắp phát sinh quá nhiều có sao không nhỉ. Có được đưa vô chi phí hợp lý hết không? Có văn bản nào quy định về giới hoạn chi phí bảo hành không cả nhà. Cty e nhận thi công một công trình nhưng giờ chi phí bảo hành phát sinh nhiều quá e không biết phải làm sao.
Cả nhà giúp e với ạh.
:taichi::huhuhu:

Em tham khảo TT228/2009/TT-BTC ban hành ngày 07/12/2009:
Điều 7. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp.
1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác.
2. Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất trích bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã tiêu thụ trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp có cam kết bảo hành. Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hóa và không quá 5% trên tổng giá trị công trình đối với các công trình xây lắp.
Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán:
- Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa khi trích lập hạch toán vào chi phí bán hàng.
- Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp khi trích lập hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
3. Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu số thực chi bảo hành lớn hơn số đã trích lập dự phòng thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí bán hàng. Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập bằng số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng bảo hành;
Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập cao hơn số dư của khoản dự phòng bảo hành, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí bán hàng đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa hoặc chi phí sản xuất chung đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp của doanh nghiệp phần chênh lệch này.
Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp hoàn nhập phần chênh lệch:
- Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa ghi giảm chi phí bán hàng.
- Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp hạch toán vào thu nhập khác.
Hết thời hạn bảo hành, nếu không phải chi bảo hành hoặc không sử dụng hết số tiền dự phòng đã trích lập, số dư còn lại được hoàn nhập theo nguyên tắc trên.
 
Cảm ơn linh_ suchuoi nghen! Hôm trước nay mình cứ căn cứ theo hđ ký kết giữa hai bên không hà, mình không biết qui định nào vì mình ký hđ thi công với cơ quan nhà nước mà.
 
Ðề: Chi phí bảo hành công trình.

:hochanh: hi , mình có chút ý kiến như sau nè:
BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH SAU KHI BÀN GIAO CHO KHÁCH HÀNG
Nội dung bảo hành công trình, theo luật xây dựng bao gồm: khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi vận hành sử dụng ko bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra.
Thời gian bảo hành công trình đc tính từ ngày nhà thầu bàn giao công trình, hạng mục công trình phải bảo hành cho khách hàng:
- Không ít hơn 24 tháng đối với công tình cấp đặc biệt, cấp 1
- Không ít hơn 12 tháng đối với công trình cấp còn lại
Mức tiền cam kết để bảo hành công trình:
- 3% giá trị hợp đồng đỗi với công trình có thời hạn bảo hành không ít hơn 24 tháng
- 5% giá trị hợp đồng đối với công trình có thời hạn bảo hành không ít hơn 12 tháng

Có 3 trường hợp thực hiện khoản tiền cam kết bảo hành công trình:
- Nhà thầu có công trách nhiệm nộp bảo hành vào TK của khách hàng và chỉ được hoàn trả sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được khách hàng xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành. Trong trường hợp này, khoản tiền nộp vào tài khoản của khách hàng chính là khoản ký quỹ mà nhà thầu phải theo dõi trên TK 144 hoặc TK 244 cho đến khi hết thời hạn bảo hành.
- Tiền bảo hành có thể được thay thế bằng thư bảo lãnh của ngân hàng có giá trị tương đương
- Tiền bảo hành có thể được cấn trừ vào tiền thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành do hai bên thỏa thuận.
 
Ðề: Chi phí bảo hành công trình.

HI!
Chào các bạn!
Tớ đọc thì có cái này tớ không hiểu nè!
Theo thông tư 28/2009 ngày 07/12/2009 tại Điều 7 thì "Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hóa và không quá 5% trên tổng giá trị công trình đối với các công trình xây lắp" đúng không?
Vậy nhỡ công trình đó khi đưa vào sử dụng mà bị hỏng nhiều (Thời hạn bảo hành là 12 tháng với công trình ngoài cấp 1 và 24 tháng với công trình cấp 1 theo thông tư) trong thời hạn bảo hành. Giả sử mới được 10 tháng (Với ctrinh ngoài cấp 1) mà đã chi hết 5% bảo hành rồi vậy những lần sửa chữa sau ai sẽ chịu? Nếu mình vẫn chịu thì đưa vào đâu?
Theo nguyên tắc thì khoản mấy % đó chỉ là trích trước nếu không đủ thì trích bổ xung, nếu thừa thì nhận lại đó là theo nguyên tắc kế toán nhưng như vậy lại phạm luật ah?
Xin cả nhà góp ý nha!:xinloinhe:
Bạn đọc thông tư 228/2009 ngày 07/12/2009 Điều 7. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp
Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hóa và không quá 5% trên tổng giá trị công trình đối với các công trình xây lắp
Chúc bạn may mắn nhe
 
Ðề: Chi phí bảo hành công trình.

Còn tùy thuộc vào hợp đông giữa Chủ đầu tư công trình VD: chi phí bảo hành trong hợp đồng là 5% nếu bên nhà thầu Vượt quá thì sẽ không được chấp nhận
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chi phí bảo hành công trình.

làm sao để đăng bài viết mới lên vậy bà con. help me
 
Ðề: Chi phí bảo hành công trình.

Nhưng theo luật thì đó là mức tối đa. Và trong các hợp đồng thường thì cũng chỉ quy định mức này. Cho nên mới sinh ra chuyện trái luật... vậy sẽ sử lý thế nào cho hợp tình hợp lý! Đó là điều tôi thắc mắc!
Còn tùy thuộc vào hợp đông giữa Chủ đầu tư công trình VD: chi phí bảo hành trong hợp đồng là 5% nếu bên nhà thầu Vượt quá thì sẽ không được chấp nhận
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top