Chi lương dư điều chỉnh như thế nào?

thanhthanh1

Member
Hội viên mới
Công ty em chấm công bị sai dẫn tới khoản tiền đưa vào chi phí lương và thanh toán lương cho nhân viên cũng bị sai, đã chi dư 200.000đ. Giờ Phó giám đốc bên em phát hiện ra, yêu thu hồi và điều chỉnh lại khỏan tiền chi dư đó. Hiện tại em chưa thu hồi được khoản tiền đó, vậy em phải điều chỉnh sổ sách như thế nào, nhờ mọi người giúp đỡ. Em cám ơn.
 
Ðề: Chi lương dư điều chỉnh như thế nào?

Công ty em chấm công bị sai dẫn tới khoản tiền đưa vào chi phí lương và thanh toán lương cho nhân viên cũng bị sai, đã chi dư 200.000đ. Giờ Phó giám đốc bên em phát hiện ra, yêu thu hồi và điều chỉnh lại khỏan tiền chi dư đó. Hiện tại em chưa thu hồi được khoản tiền đó, vậy em phải điều chỉnh sổ sách như thế nào, nhờ mọi người giúp đỡ. Em cám ơn.

Chi dư thì số tiền dư đó sẽ nằm bên nợ TK334, sang tháng sau em lập phiếu chi trừ ra 200.000đ là khớp thôi, nhưng phải báo cho người lao động biết.
 
Ðề: Chi lương dư điều chỉnh như thế nào?

Chi dư thì số tiền dư đó sẽ nằm bên nợ TK334, sang tháng sau em lập phiếu chi trừ ra 200.000đ là khớp thôi, nhưng phải báo cho người lao động biết.

Số tiền chi dư 200.000đ lương là do chấm công nhầm, vậy làm sao 200.000đ đó nằm ở bên Nợ 334 được nhỉ???
- Vì dựa vào bảng chấm công mình hạch toán lương phải trả:
Nợ 622, 642/ Có 334
- Khi trả lương cho công nhân viên ghi: Nợ 334/ Có 111, 112
Em tính khoản chi dư đó để tháng tiếp theo xử lý, nếu chấm công cho ai dư ở tháng trước thì trừ đi ở tháng sau, cho bù lại 200.000 thừa tháng trước đã trả, và giải thích cho CNV là ổn mà.
Các bác thấy thế được không?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chi lương dư điều chỉnh như thế nào?


Số tiền chi dư 200.000đ lương là do chấm công nhầm, vậy làm sao 200.000đ đó nằm ở bên Nợ 334 được nhỉ???
- Vì dựa vào bảng chấm công mình hạch toán lương phải trả:
Nợ 622, 642/ Có 334
- Khi trả lương cho công nhân viên ghi: Nợ 334/ Có 111, 112
Em tính khoản chi dư đó để tháng tiếp theo xử lý, nếu chấm công cho anh dư ở tháng trước thì trừ đi ở tháng sau, cho bù lại 200.000 thừa tháng trước trả, và giải thích cho CNV là ổn mà.
Các bác thấy thế được không?

Bây giờ tiền lương phải trả theo chấm công đúng trong tháng là 5đ, nhưng em chi theo chấm công nhầm là 6đ, vậy thì dư 1đ có phải nắm bên nợ 334 ko.
Cuối tháng sau em tính lương phải trả là 5đ nhưng tháng trước em đã trả trước 1đ thì chỉ chi thêm 4đ nữa thôi là cân đối.
 
Ðề: Chi lương dư điều chỉnh như thế nào?



Em tính khoản chi dư đó để tháng tiếp theo xử lý, nếu chấm công cho ai dư ở tháng trước thì trừ đi ở tháng sau, cho bù lại 200.000 thừa tháng trước đã trả, và giải thích cho CNV là ổn mà.
Các bác thấy thế được không?

Vì số tiền nhỏ nên làm theo cách này cho đỡ tốn công :tucao:
 
Ðề: Chi lương dư điều chỉnh như thế nào?

Bạn thanhthanh nói là chấm công sai nên hạch toán sai, rồi dựa vào số hạch toán mà dẫn tới chi lương sai cơ mà. Giống như em nói ở trên, thì TK 334 sau khi chi trả lương thì làm gì còn số dư nữa mà còn 200.000 nhỉ?
:chuyengivay:
 
Ðề: Chi lương dư điều chỉnh như thế nào?

Công ty em chấm công bị sai dẫn tới khoản tiền đưa vào chi phí lương và thanh toán lương cho nhân viên cũng bị sai, đã chi dư 200.000đ. Giờ Phó giám đốc bên em phát hiện ra, yêu thu hồi và điều chỉnh lại khỏan tiền chi dư đó. Hiện tại em chưa thu hồi được khoản tiền đó, vậy em phải điều chỉnh sổ sách như thế nào, nhờ mọi người giúp đỡ. Em cám ơn.
Bạn đã đưa vào chi phí lương và chi lương sai 200ng, có phải bạn đã hạch toán
chi phí N622,642 / C334 200ng
Khi chi lương N334/C622,642 200ng
Nếu đúng như vậy sang tháng sau, bạn thu hồi lại số tiền dư của công nhân: N111/C711 200 vì tháng trước bạn đã ghi nhận hết vào chi phí rồi
 
Ðề: Chi lương dư điều chỉnh như thế nào?

Công ty em chấm công bị sai dẫn tới khoản tiền đưa vào chi phí lương và thanh toán lương cho nhân viên cũng bị sai, đã chi dư 200.000đ. Giờ Phó giám đốc bên em phát hiện ra, yêu thu hồi và điều chỉnh lại khỏan tiền chi dư đó. Hiện tại em chưa thu hồi được khoản tiền đó, vậy em phải điều chỉnh sổ sách như thế nào, nhờ mọi người giúp đỡ. Em cám ơn.

Chấm công sai dẫn đến bút toán tính chi phí sai 200k:
Nợ 642 (chi phí lương)
Có 334 (Cá nhân A)

Khi chi lương sai theo, mất tiền thật 200k từ bút toán:
Nợ 334 (cá nhân A)
Có 111

Hôm nay 13/01/09 còn quá sớm để thực hiện công việc điều chỉnh QT, BCTC. Nếu chót đã làm rồi thì làm lại để thay thế(90 ngày sau khi kết thúc năm tài chính mới hết hạn).
Sửa chữa sổ kế toán theo chế độ quy định:
7. Sửa chữa sổ kế toán
7.1- Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau:
(1)- Phương pháp cải chính:
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.
(2)- Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):
Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế.
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền
Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.

(3)- Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung" để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.

7.2- Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính
(1)- Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;
(2)- Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
(3)- Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung” .

7.3- Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì đơn vị phải sửa lại sổ kế toán và số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán năm trước có sai sót (nếu phát hiện sai sót báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra.
8/ Điều chỉnh sổ kế toán
Trường hợp doanh nghiệp phải áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì kế toán phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan.
 
Ðề: Chi lương dư điều chỉnh như thế nào?

Cám ơn mọi người, sếp em không chịu cấn trừ cho tháng sau mà bắt là phải ghi phiếu thu và thu lại tiền, vậy em mới khổ, chắc phải làm theo cách của manbi ghi N111/C711 rồi.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top