Chân dung "kẻ phản bội"

xuongrongdat

Yêu tất cả mọi người
Hội viên mới
Chân dung "kẻ phản bội"

Pic13868.jpg


Tổ chức của bạn có nền văn hoá tốt, nhân viên ngợi ca các chính sách, môi trường làm việc và cả sếp của họ. Nhưng có thể có những hoạt động ngầm dưới con mắt tinh tường của bạn. Kết quả là: một nhân viên hay tỏ ra bất bình ra đi và mười nhân viên khác cũng nộp đơn nghỉ việc.

Bạn như chết lặng: "Điều gì đã xảy ra?, "Tại sao tôi không thấy dấu hiệu cảnh báo?", "Tôi đã sai ở đâu?".

Khi bị bỏ lại trong hoạn nạn, bạn muốn làm sáng tỏ mọi lí do có thể cho sự ra đi bất ngờ này. Trường hợp tương tự như thế này đã diễn ra ở nhiều tổ chức vì hầu hết các chuyên gia nhân sự đã mất cảnh giác. Các chính sách tuyển dụng, thuê người dường như rất ổn. Lương trả cho nhân viên cũng rất xứng đáng. Sếp cũng không có phong cách quản lý quá hà khắc.

Vậy thì, có thể "kẻ phản bội" đã gây ra điều này. Đó là người có thái độ tiêu cực với mọi việc nói chung. Nhân viên này tham gia vào tổ chức, anh ta/cô ta bắt đầu tìm lỗi ở mọi việc - hệ thống, quy tắc, sếp và thậm chí ngay ở đồ ăn. Không chỉ dừng lại ở đó, nhân viên có đầu óc tiêu cực này có thể luôn sử dụng lời lẽ tỏ ý bất đồng.

Sẽ có một nhóm người đánh mất lòng trung thành của họ vì những lí do tầm thường. Những "kẻ phản bội" này dùng các vấn đề nhạy cảm để người khác công nhận quan điểm của họ. Nhiều người khác sẽ tỏ ra cảm thông và thậm chí ngã lòng dưới ảnh hưởng của những nhân viên hay có thái độ bất bình này.



Nhận diện

Để xác định những kẻ phản bội này trong tổ chức, bạn có thể quan sát các dấu hiệu:

* Những người muốn ra đi là những người không thích thú với công việc. Hãy quan sát các biểu hiện, nếu ai đó thường xuyên làm việc dưới mức trung bình, đó có thể là người tạo ra rắc rối.

* "Kẻ phản bội" cũng có thể là người hay đi muộn về sớm. Thậm chí khi ở nơi làm việc, họ chủ yếu tham gia vào việc liên kết các mạng lưới làm việc hơn là để làm công việc của họ.

* Những người muốn ra đi nhanh chóng là những người thích biết hạn chót cho mọi thứ đang tồn tại và các dự án tương lai. Họ rõ ràng đang cố gắng để đặt thời gian cho sự ra đi của họ.

* Nếu bạn có một nhân viên thường xuyên sử dụng văn phòng vì những công việc cá nhân, bạn cần phải quan sát những người này.



Bạn có thể làm gì?

Có một số việc bạn có thể làm để ngăn chặn việc mất mát nhân sự:

+ Trước tiên, chính sách của bạn phải hợp lý và công bằng với tất cả nhân viên để họ không có cảm giác về sự phân biệt và bất công.

+ Truyền đạt với tất cả nhân viên. Sử dụng tất cả các phương tiện truyền thông - chính thức và không chính thức - để diễn tả sự quan tâm của tổ chức trong việc phát triển nhân lực. Một tổ chức với những kênh truyền thông cởi mở sẽ nhắc nhở nhân viên rằng họ thực sự yêu thích nhân viên.

+ Hình thành thói quen phản hồi ngay từ cấp độ thấp. Đừng xấu hổ trước những lời phê bình hoặc phàn nàn. Các nhà quản lý thường không muốn nghe các câu chuyện từ góc độ của nhân viên. Hành động thờ ơ này là điều khiến nhân viên phàn nàn về công việc và sếp của họ.

+ Xác định "con sói trong bầy cừu" và tìm hiểu vấn đề thực sự của anh ta là gì. Đưa ra vấn đề trước sự hiện diện của những người khác để mọi người nhận thức và thảo luận. Đưa ra vấn đề của anh ta một cách bình thản, để cho anh ta biết rằng quyết định của bạn có cơ sở hợp lý.

+ Nếu suy nghĩ tiêu cực không dừng lại và nhân viên lật ván bài của anh ta lần nữa, đó là lúc kết thúc mối quan hệ trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Một lần nữa hãy bình thản, không nao núng về việc sa thải và sử dụng các biện pháp công bằng để đánh giá vị trí của anh ta, để nó không giống như một trường hợp thù oán cá nhân.

+ Nói chuyện với các nhân viên khác về việc sa thải này. Nhắc nhở họ rằng tổ chức không phải là một nơi sa thải lu bù. Đánh giá nỗ lực và dịch vụ của họ. Không có gì hiệu quả bằng việc trò chuyện từ trái tim đến trái tim. Bạn có thể dễ dàng hàn gắn mối quan hện với các nhân viên giỏi bằng các cuộc trò chuyện ngắn.

+ Làm cho nhân viên luôn vui vẻ, không bị căng thẳng, tạo môi trường học tập. Mọi người cần cảm thấy nỗ lực của họ được đánh giá cao và có cơ hội cho các cá nhân và sự phát triển cá nhân trong tổ chức. Đừng để nhân viên cảm thấy có sự thiên vị với bất kỳ bộ phận nào.

Theo Hrprofessor
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top