Cách phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

quynhduan

Member
Hội viên mới
Câu hỏi 58 (bạn Nguyễn Bích Ngọc): (ngày 11/01/07) Theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 không còn Tài khoản 1422 – Chi phí chờ kết chuyển. Vậy xin hỏi những chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (tài khoản 641, 642) đối với hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ hạch toán không có doanh thu hoặc có ít doanh thu thì được kết chuyển vào tài khoản nào?

Trả lời: Theo qui định của Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006) thì không còn sử dụng tài khoản 1422 – Chi phí chờ kết chuyển. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ sau khi trừ các khoản ghi giảm chi phí được kết chuyển vào Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh. Theo qui định này, đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có doanh thu hoặc có ít doanh thu thì cũng không được hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vào Tài khoản chi phí chờ kết chuyển như trước đây nữa.

Hỏi: Chi phí quản lý doanh nghiệp được tính như thế nào là hợp lý? Nếu trong năm mà công ty có số chi phí quản lý doanh nghiệp quá lớn thì có hợp lý không? Có Luật nào hay văn bản nào qui định về định mức chi phí cho các chi phí trong công ty không (đối với công ty TNHH và DNNN). Nếu công ty TNHH trong năm có chi phí về xăng xe cho ôtô nhiều gần bằng doanh thu của công ty trong năm nhưng có chứng từ hợp lệ và chi đúng cho các mục đích nhưng vì có chi phí quá lớn như vậy công ty có được kết chuyển chi phí hết trong năm hay kết chuyển chi phí sang TK 142? Trong chuẩn mực cũ thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được phép kết chuyển sang TK 142, 242, vậy công ty tôi phải kết chuyển số chi phí đó như thế nào cho hợp lý?

Trả lời: Chi phí quản lý được tính là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo qui định tại các văn bản về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Không có văn bản nào của Nhà nước hiện nay qui định về định mức chi phí đối với các chi phí của các doanh nghiệp. Đối với công ty Nhà nước quản lý chi phí theo qui định tại Nghị định số 199/2004/NĐ-C ngày 03/12/2004 của Chính phủ và Thông tư số 33/2005/TT-BTC ngày 29/04/2005 của Bộ Tài chính. Trong các văn bản pháp luật về thuế TNDN chỉ có quy định chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác được trừ để tính thu nhập chịu thuế theo số thực chi nhưng tối đa không quá 10% tổng số các chi phí hợp lý từ khoản 1 đến khoản 10 của Mục III, phần B Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính.
Chi phí xăng xe cho ôtô phát sinh trong kỳ có liên quan đến việc tạo ra doanh thu trong kỳ không được kết chuyển vào TK 142 hoặc TK 242 mà phải ghi nhận hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh (kể cả chi phí này là quá lớn). Qui định này được thực hiện thống nhất cho các doanh nghiệp, không phân biệt qui mô của doanh nghiệp là lớn nhỏ và vừa.
PTĐ - Web

Câu hỏi 142 (Minh Hiển – Công ty TNHH Kiểm toán Phương Dônd
Xin hướng dẫn cách lập chỉ tiêu chi phí kinh doanh theo yếu tố trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính, căn cứ vào số phát sinh các tài khoản chi phí trong kỳ.

Trả lời: Chỉ tiêu “ Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” được lập căn cứ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng yếu tố phát sinh trong năm để ghi vào cột “ Năm nay” ở từng chỉ tiêu phù hợp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết của các tài khoản chi phí:TK 621, 622, 623, 627, 641, 642, 142, 242,….Chỉ tiêu này được phản ánh trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu thống kê của cơ quan Thống kê. Do đó, không yêu cầu sự chính xác tuyệt đối như số liệu kế toán.
PTĐ -Web

Câu hỏi 158: (ngày 23/07/07) Có trường hợp nào chi phí trước hoạt động (ngoài chi phí đào tạo, quảng cáo, khuyến mãi) được hạch toán vào TK 242 để phân bổ không? Nếu có thể xin cho biết trong trường hợp nào?

Trả lời: Theo qui định tại đoạn 48 Chuẩn mực kế toán số 04 – “Tài sản cố định vô hình” và theo Chế độ kế toán doanh nghiệp (phần hướng dẫn Tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn) thì trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập chỉ có chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo được hạch toán vào Tài khoản 242 – “Chi phí trả trước dài hạn” để phân bổ dần.
PTĐ - Web
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Cách phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

Bạn ơi cho mình hỏi những câu trả lời này được lấy ở đâu vậy? Có tính pháp lý không? Mình thật sự muốn biết vì có một chị hạch toán chi phí quảng cáo vào tài khoản 142 để phân bổ dần, trong khi đó là chi phí phát sinh trong năm. Lý do chị ấy nói là chi phí nhiều quá bên thuế họ sẽ đặt dấu hỏi. Nhưng theo mình nghĩ làm như vậy thì không hợp lý vì 2 lý do:

1. Nếu vậy thì cái quy định giới hạn chi phí quảng cáo được đặt ra để làm gì? Mấy ông lớn như Pepsi, Coca hay Unilever việc gì phải kêu ca về việc áp mức hạn chế chi phí quảng cáo khi họ chỉ cần đưa vào TK 142 hoặc 242.

2. Về nguyên tắc, chi phí thực tế phát sinh trong nằm (trong hợp đồng không có điều khoản nào là trả trước cả) thì làm sao treo lại để phân bổ dần các năm sau được.

Mong nhận được chỉ giáo của mọi người. Xin chân thành cảm ơn.
 
Ðề: Cách phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

Có ai biết không, trả lời giúp với :-((
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top