Cách lấy tiền BHXH trong 1 lần rất nhanh chóng và đơn giản, ai không biết thiệt ráng chịu

Nguyen Thi Ly Na

Member
Hội viên mới
Cách lấy tiền bảo hiểm xã hội trong 1 lần rất nhanh chóng và đơn giản, ai không biết thiệt ráng chịu!

bhxh09.png

Nguồn hình: Internet

Với nhiều người làm việc trong những công ty hay doanh nghiệp được một khoảng thời gian, nhưng vì một lý do nào đó mà họ muốn chuyển đổi công tác sang nơi khác. Nếu như chuyển đổi công việc thôi thì không có gì đáng bận tâm. Nhưng cái nhiều người quan tâm tới là làm sao để rút tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) trong 1 lần ở công ty, doanh nghiệp cũ.

Câu hỏi này được đông đảo người lao động quan tâm, trong đó có các mẹ nhà mình. Vì đây là vấn đề liên quan đến quyền lợi, tiền bạc và hơn hết là do không nắm rõ luật nên nhiều người gặp phải trường hợp này đã rất lúng túng. Thế nên, đây là câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc và nghi vấn của câu hỏi trên.


Mình có chút kinh nghiệm trong việc lấy BHXH 1 lần nên mình chia sẻ quy trình với mấy bạn như sau:

– Sau 12 tháng nghỉ việc không tiếp tục đóng bhxh nữa, bạn lên bhxh quận nơi cư trú làm thủ tục lấy BHXH 1 lần (TRƯỜNG HỢP CỦA MÌNH MÌNH NGHỈ TỪ 3/2016 NÊN ĐẦU THÁNG 5/2017 CỤ THỂ NGÀY 04/05/2017 MÌNH LÊN BHXH QUẬN 9 TPHCM LÀM HỒ SƠ ví dụ bạn nghỉ việc 24/03/2016 thì cũng như nghỉ 4/2016 phải đầu tháng 5 mới làm hs nhận được nha) mình có 3 năm 1 tháng đóng BH bắt buộc.

Hồ sơ gồm có:

1. Sổ BHXH gốc

2. Đơn đề nghị (Mẫu 14-HSB Hưởng trợ cấp BHXH 1 lần) lưu ý khi điền đơn ghi luôn tên ngân hàng, STK nhận tiền bất kỳ ngân hàng nào cũng được, chứ không như BHTN phải là ngân hàng Đông Á. Photo 2 bản CMND đưa bản chính đi đối chiếu

4. Mang theo 1 trong 3 loại giấy tờ sau: Nếu là tạm trú thì xin giấy xác nhận tạm trú nơi phường bạn cư trú, hoặc sổ tạm trú, nếu thường trú thì đưa sổ hộ khẩu đi. Giấy tạm trú nộp bản chính, sổ hộ khẩu photo, Sổ tạm trú photo. Khi đi mang theo bản chính để đối chiếu.

5. 2 phiếu giao nhận hồ sơ (cái này tới BHXH nơi bạn làm có bán kèm vs đơn đề nghị, nhưng muốn nhanh bạn hãy lên website BHXH tải về in ghi trước cho lẹ) cái này chỉ cần ghi tên, với SĐT.

Mình đã lấy BHTN rồi nên việc lấy BHXH không bỡ ngỡ lắm hihi, cơ mà đi chỗ nhà nước hơi lo lo họ làm khó, nhưng tất cả chỉ trong 5p. Vì mình để ý người lấy BHTN thì nhiều, nhưng chỗ BHXH chủ yếu các bác lấy lương hưu nên không đông.

B1- Chuẩn bị hồ sơ như trên

B2- Lấy STT

B3 – Tới số thì lại nộp hs, họ nhận hồ sơ hợp lệ, thì đưa cho bạn cái phong bì, kêu ghi tên địa chỉ để nhận kết quả qua bưu điện. Mình làm ngày 04/05/2016 trong giấy hẹn 18/05/2016 có kết quả mà hôm nay bưu điện đã chuyển tới chỗ trọ và trong TK vietcombank đã có tiền.

Thêm một cái hay trước khi mình đi làm cứ lo, làm rồi lỡ xin công ty khác, không biết thủ tục đóng tiếp thế nào, thì trong phong bì kết quả có luôn SBH mới, trong SBH mới có ghi tên cty mà bạn đã đóng trước đó, và số tháng đóng BHTN chưa hưởng. Mình nhận thấy thủ tục khá nhanh, và đơn giản, không ghê gớm như đọc diễn đàn các bạn nói. Còn về cách tính trợ cấp giờ mình coi lại, bên bhxh họ sẽ tính theo tiền lương chênh lệch vùng nữa, cái này bạn nào chưa rõ inbox mình chỉ cụ thể trước 2014 và sau 2014, trong tờ quyết định họ ghi rất rõ lương bình quân, thu nhập,…
Theo WTT

Ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ bảo hiểm xã hội (BHXH) (Bộ LĐ-TB&XH), trả lời báo chí như trên tại buổi họp báo của Bộ LĐ-TB&XH diễn ra ngày 20-9.


* Quy định về mức đóng bảo hiểm từ ngày 1/1/2018:

Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn dưới Luật, từ 1/1/2018 tiền lương th.á.n.g đóng bảo hiểm xã hội bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định.

Theo đó, luật cũng quy định rõ, phụ cấp lương bao gồm: Các khoản phụ cấp để hỗ trợ điều kiện lao động, tính chất công việc, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút…

Bên cạnh đó có các khoản bổ sung mà doanh nghiệp và người lao động đã thỏa thuận như: các khoản bổ sung xác định được mức tiền rõ ràng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Chẳng hạn, người lao động có mức lương cơ bản 6 triệu đồng, lương hiệu quả công việc 5 triệu đồng, xăng xe, đi lại 1 triệu đồng. Tổng thu nhập của người lao động là 12 triệu đồng/th.á.n.g và doanh nghiệp sẽ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành là 26% của 12 triệu.

* Cách xác định tiền lương đóng BHXH:

Thông tin về cách xác định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH từ năm 2018 đối với lao động trong doanh nghiệp , BHXH Việt Nam cho biết với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, từ ngày 01/01/2018, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc vẫn là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm (hệ số) và các khoản phụ cấp chức vụ (hệ số), phụ cấp thâm niên vượt khung (%), phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) (%) trên cơ sở mức mức lương cơ sở do Nhà nước quy định từng thời kỳ.

Với đối tượng đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, từ 01/01/2018 tiền lương th.á.n.g đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Cụ thể mức lương làm căn cứ đóng BHXH theo thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng; Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương như: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ.

Theo quy định, từ 01/01/2018, tiền lương th.á.n.g đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng; cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.

Tiền lương th.á.n.g đóng BHXH đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

“ Việc đóng BHXH trên tiền lương thực tế là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, khi nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ hưu.. mức hưởng sẽ cao hơn”, BHXH Việt Nam khẳng định.

Theo WTT
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top