cách lập bảng cân đố kế toán. cho các bạn kế toán

lacvietkt

New Member
Hội viên mới
Nhằm giúp các bạn yêu thích nghề kế toán có bước cơ bản nắm rõ cách lập bảng Cân Đối Kế Toán.
KẾ TOÁN LẠC VIỆT xin cung cấp một số nguyên tắc cơ bản và lưu ý sau:
Nguyên tắc chung:
- Phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết có liên quan trước khi lên bảng cân đối kế toán.
- Chỉ tiêu thuộc nhóm Tài sản căn cứ vào số dư Nợ của các tài khoản liên quan để ghi.Chỉ tiêu thuộc Nguồn vốn thì căn cứ vào số dư Có của các tài khoản liên quan để ghi.
- Số dư chi tiết là dư Nợ thì ghi ở phần TÀI SẢN. Số dư chi tiết là số dư Có thì ghi ở phần "NGUỒN VỐN"
- Các chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng như 214, 129, 229, 139, 159, … luôn có số dư Có, nhưng khi lên bảng CĐKT thì ghi ở phần “TÀI SẢN” theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413, 419, 421, … nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần "NGUỒN VỐN", nhưng ghi theo số âm.
Cơ sở số liệu:
- Đối với cột SỐ NĂM TRƯỚC lấy số liệu cột "Số cuối kỳ" của bảng CĐKT ngày 31/12 năm trước để phản ảnh.
- Cột SỐ NĂM NAY lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản liên quan trên bảng cân đối phát sinh năm nay.
Để bảng CĐKT đúng khi Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Phương pháp lập:
Tài sản
A. Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và các khoản tương đương tiền: Dư nợ TK 111, TK 112, TK 113
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư tài chính ngắn hạn: Dư nợ TK 121, TK 128
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn: Dư có TK 129
III. Các khoản phải thu ngắn hạn:
1. Phải thu khách hàng: Dư nợ TK 131
2. Trả trước cho người bán: Dư nợ TK 331
3. Phải thu khác: Nợ TK 138
4. Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi: Dư có Tk 139
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho: Dư nợ TK 152, 153, 154, 155, 156, 157
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dư nợ TK 159
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Thuế GTGT được khấu trừ: Dư nợ TK 1331
2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước: Dư nợ TK 3331
3. Tài sản ngắn hạn khác: Dư nợ TK 141, 142, 138
B. Tài sản dài hạn
I. TSCĐ:
1. Nguyên giá TSCĐ: Dư nợ TK 211
2. Giá trị hao mòn lũy kế: Dư có 214 (ghi âm)
3. Chi phí XDCB dở dang: Nợ TK 2411, 2413
II. Bất động sản đầu tư:
1. Nguyên giá: Dư nợ TK 217
2. Hao mòn lũy kế: Dư nợ 2147
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư tài chính dài hạn: Dư nợ TK 221, 222, 228
2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn: Dư có TK 229
IV. Tài sản dài hạn khác:
1. Phải thu dài hạn: Dư nợ TK 138 dài hạn
2. TS dài hạn khác: Dư nợ TK 242, 244
3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi: Dư có TK 159 dài hạn
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn: Dư có TK 311
2. Phải trả cho người bán: Dư có TK 331
3. Người mua trả tiền trước: Dư có TK 131
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: Dư có TK 333
5. Phải trả người lao động: Dư có TK 334
6. Chi phí phải trả: Dư có TK 335
7. Các khoản phải trả ngắn hạn: Dư có TK 338, 138 (ngắn hạn)
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn: Dư có TK 3521
B. Vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Dư có TK 4111
2. Thặng dư vốn cổ phần: Dư có TK 4112
3. Vốn khác của CSH: Dư có TK 4118
4. Cổ phiếu quỹ: Dư có TK 419
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Dư có TK 413
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu: Dư có TK 418
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Dư có TK 421
II. Quỹ khen thưởng phúc lợi: Dư có TK 353
Để được thực hành thực tế trên chứng từ thực, các bạn hãy đến đăng ký lớp học thực hành tại KẾ TOÁN LẠC VIỆT
 
Ðề: cách lập bảng cân đố kế toán. cho các bạn kế toán

có 1 chút kinh nghiệm chia sẻ với mọi người
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top