Các yếu tố PEST trong hoạt động marketing

xuongrongdat

Yêu tất cả mọi người
Hội viên mới
Các yếu tố PEST trong hoạt động marketing

PEST là gì?


Một doanh nghiệp cần phải xem xét môi trường hoạt động của mình trước khi tiến hành một chiến dịch marketing. Trên thực tế, việc phân tích môi trường phải được tiến hành liên tục và tại tất cả mọi mặt của kế hoạch. Môi trường marketing của doanh nghiệp được tạo thành từ các yếu tố sau:

1. Môi trường nội bộ doanh nghiệp, ví dụ như đội ngũ nhân viên ( hoặc khách hàng nội bộ), công nghệ sản xuất, kinh doanh, tiền lương và tài chính ...vv

2. Môi trường vi mô ví dụ như khách hàng bên ngoài công ty, các đại lý và các nhà phân phối, các nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh ...vv.

3. Môi trường vĩ mô ví dụ như tình hình chính trị và pháp luật, tình hình kinh tế, cấu trúc văn hoá xã hội, thực trạng công nghệ. Tất cả các yếu tố là được gọi là PEST (Political forces, Economic forces, Sociocultural forces và Technological force)

Các yếu tố chính trị

Vũ đài chính trị ảnh hưởng lớn tới những quy định của pháp luật trong kinh doanh và sức mua của khách hàng và các doanh nghiệp khác. Bạn phải xem xét các vấn đề như:

1. Mức độ ổn định của môi trường chính trị như thế nào?

2. Liệu chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật và các quy định về hoạt động kinh doanh và thuế hay không?

3. Chính phủ có ảnh hưởng thế nào trong chính sách marketing?

4. Chính sách của Chính phủ với nền kinh tế đất nước như thế nào?

5. Chính phủ có những đánh giá, nhìn nhận về văn hoá và tôn giáo như thế nào?

6. Chính phủ có tham gia các hiệp định thương mại như EU, NAFTA, ASEAN hay những hiệp định khác không?

Các yếu tố kinh tế

Các marketer cần phải biết đánh giá tình trạng nền kinh tế thương mại trong thời gian trước mắt và lâu dài. Điều này đặc biệt đúng khi lập kế hoạch marketing quốc tế. Bạn cần phải xem xét các yếu tố kinh tế như:

1. Tỷ lệ lãi suất.

2. Tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp tính theo đầu người.

3. Triển vọng GDP dài hạn tính trên đầu người và một số yếu tố khác.

Các yếu tố văn hoá xã hội

Tại mỗi nước mức độ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các yếu tố văn hoá và xã hội cũng khác nhau. Nhưng các yếu tố này cũng rất cần được xem xét, bao gồm:

1. Tôn giáo chính trong nước là gì?

2. Quan điểm của người dân đối với các sản phẩm và dịch vụ ngoại nhập.?

3. Ngôn ngữ có ảnh hưởng tới mức độ phổ biến sản phẩm trên thị trường không?

4. Người tiêu dùng có bao nhiêu thời gian nhàn rỗi?

5. Vai trò của phụ nữ và nam giới trong xã hội là gì?

6. Tuổi thọ trung bình của dân số? Thế hệ những người già có giàu có không?

7. Người dân có quan điểm thế nào về vấn đề bảo vệ môi trường?

Các yếu tố công nghệ

Công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, nó là động lực chính trong toàn cầu hoá. Hãy xem xét những điểm sau:

1. Công nghệ có cho phép các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất với giá rẻ hơn và tiêu chuẩn chất lượng cao hơn không?

2. Công nghệ có cung cấp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp các sản phẩm và dịch vụ mới hơn như hoạt động ngân hàng trực tuyến, điện thoại di động thế hệ mới...vv?

3. Công nghệ mới thay đổi việc phân phối sản phẩm như thế nào ví dụ như bán sách, vé máy bay hoặc đấu giá qua Internet?

4. Công nghệ có mang lại cho các doanh nghiệp cách giao tiếp mới với người tiêu dùng ví dụ như biểu ngữ quảng cáo trên Internet (banner), Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) ...vv ?./.

Huyền Trang (Theo Bwportal)
 
Ðề: Các yếu tố PEST trong hoạt động marketing

Các yếu tố PEST trong hoạt động marketing

PEST là gì?


Một doanh nghiệp cần phải xem xét môi trường hoạt động của mình trước khi tiến hành một chiến dịch marketing. Trên thực tế, việc phân tích môi trường phải được tiến hành liên tục và tại tất cả mọi mặt của kế hoạch. Môi trường marketing của doanh nghiệp được tạo thành từ các yếu tố sau:

1. Môi trường nội bộ doanh nghiệp, ví dụ như đội ngũ nhân viên ( hoặc khách hàng nội bộ), công nghệ sản xuất, kinh doanh, tiền lương và tài chính ...vv

2. Môi trường vi mô ví dụ như khách hàng bên ngoài công ty, các đại lý và các nhà phân phối, các nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh ...vv.

3. Môi trường vĩ mô ví dụ như tình hình chính trị và pháp luật, tình hình kinh tế, cấu trúc văn hoá xã hội, thực trạng công nghệ. Tất cả các yếu tố là được gọi là PEST (Political forces, Economic forces, Sociocultural forces và Technological force)


Bạn có thể nói thêm về model PEST này không ? Nếu được cho mình thêm thông tin về dạng mở rộng PESTLE nhé (thêm Legal và Environmental) :hurray:
 
Ðề: Các yếu tố PEST trong hoạt động marketing

hờ hờ, nói thêm tí luôn: (mới thấy :D)

Yếu tố hội nhập
Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh.

+ Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh.,phân công lao động của khu vực và của thế giới

+ Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi doanh nghiệp đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi.

----------------------------------------------------

Mở rộng PEST đây:

Mô hình P.E.S.T hiện nay đã được mở rộng thành các ma trận P.E.S.L.T ( Bao gồm yếu tố Legal - pháp luật ) và S.T.E.E.P.L.E ( Socical/Demographic-Nhân khẩu học, Techonogical, Economics,Envirnomental,Policy, Legal, Ethical- Đạo đức ) và càng ngày càng hoàn thiện trở thành một chuẩn mực không thể thiếu khi nghiên cứu môi trường bên ngoài của doanh nghiệp.

STEEPLE là version mới của PEST. Nếu nói PEST là external factors chủ yếu ảnh hưởng đến market vào những năm 90s thì đến những năm gần đây, nhu cầu của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cấp cao hơn và STEPPLE ra đời để hoàn thiện analysis method.

Do có sự trùng khớp với một số factors từ PEST nên mình chỉ nói thêm những yếu tố mới mà thôi:

-Ethic: là yếu tố nhân đạo. Trước đây người tiêu dùng không chú trọng nhiều về yếu tố này, họ chỉ quan tâm về giá cả và chất lượng mà thôi. Nhưng thế giới phát triển những chủ thuyết nhân đạo ra đời để nâng cao đời sống tâm linh mỗi người. Điều này bùng nổ ở các nước phát triển, cụ thể là Châu Âu và Mỹ quốc. Ở thị trường này, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến các thành phần trong sản phẩm để không gây hại đến sức khỏe và xã hội. Mà họ còn quan tâm đặc biệt đến nguồn gốc của sản phẩm. Sản phẩm mà ethic là sản phẩm không được sử dụng children, disable, elders. Còn nhớ vào những năm 90s, Unilever bị kiện do sử dụng lao động trẻ em ở Ấn Độ. Còn Starbuck ở Châu Âu có market rất lớn và gây rất nhiều thiện cảm cho người tiêu dùng do đã tạo ra việc làm cho những người dân Châu Phi bằng việc trồng đồn điền café ở nơi này, hơn nữa Starbuck còn hỗ trợ cho chiến dịch chống HIV ở Châu Phi. Tổ chức Cancer Research ở UK thì làm công việc từ thiện, mỗi sản phẩm của Cancer Research bán ra sẽ được trích một phần trong giá trị để quyên góp cho quỹ.
-Legal: đây là yếu tố được chấp nhận rất rộng rãi trong bất kỳ quốc gia và tập đoàn nào.Nên nhớ mỗi quốc gia có một sắc lệnh bảo vệ quyền sáng chế mà dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau. Ngay cả việc legalize một organisation nào trên mỗi quốc gia là khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu legal là important step trong việc set up một organisation hay một sản phẩm nào trên một quốc gia và thị trường mới. Nhớ không lầm thì Unilever khi bước vào set up ở VN vào 1995 cũng gặp trục trặc về quá trình legalize và đến tận năm 1997 mới thành lập chính thức.
-Economic: ở phân tích PEST, yếu tố này được cho là 1 trong những yếu tố thuộc về Social factors. Nhưng về sau, economical factor được tách riêng để xem xét, điều đó có nghĩa economical analysis rất phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến organisation hay product launch campaign. Economic được xem xét trên phương diện chính sách kinh tế của quốc gia: monetary, fiscal policy; tỷ lệ thất nghiệp; inflation; economic growth, GDP, GNP...Những yếu tố thuộc về macroeconomic trực tiếp ảnh hưởng đến sự đầu tư của một organisation vào một đất nước, cũng như một sản phẩm nào đó vào thị trường. Tỷ lệ thất nghiệp cao của một nước sẽ làm giảm sức mua đối với sản phẩm xa xỉ, inflation của một nước sẽ ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm. Inflation là 1 trong những yếu tố tiêu biểu trong việc định giá của Mc Donald trên thị trường thế giới. Giá của một Big Mac meal ở Đức có giá khác hoàn toàn với ở Pháp.
Ngay cả yếu tố Environment cũng có chút khác biệt.
Environment còn được xem là eco-environment tức cái environment này không phải chỉ thuộc phạm trù quốc gia, local và around organisation. Nó còn mang nghĩa global, bảo vệ environment chung của thế giới. Lấy ví dụ từ Unilever, tổ chức này có 2 sản phẩm chính là Food&Beverages và Home &Personal Care. Dòng sản phẩm Food&Beverages được chú trọng về vấn đề eco-environment khá cao, bằng chứng là vệc đánh bắt cá để làm cá hộp phải được khoanh vùng, cá phải là những con mature và không phải những con đang pregnancy.

(bài này mình vẫn còn nói hơi chung chung cho dễ hiểu. Các bạn muốn hiểu thêm về các phương pháp phân tích dựa trên những yếu tố này chắc là phải mua sách về đọc cho thỏa chí anh hùng quá, híc, hì!)
 
Ðề: Các yếu tố PEST trong hoạt động marketing

Các yếu tố PEST trong hoạt động marketing

PEST là gì?


Một doanh nghiệp cần phải xem xét môi trường hoạt động của mình trước khi tiến hành một chiến dịch marketing. Trên thực tế, việc phân tích môi trường phải được tiến hành liên tục và tại tất cả mọi mặt của kế hoạch. Môi trường marketing của doanh nghiệp được tạo thành từ các yếu tố sau:

1. Môi trường nội bộ doanh nghiệp, ví dụ như đội ngũ nhân viên ( hoặc khách hàng nội bộ), công nghệ sản xuất, kinh doanh, tiền lương và tài chính ...vv

2. Môi trường vi mô ví dụ như khách hàng bên ngoài công ty, các đại lý và các nhà phân phối, các nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh ...vv.

3. Môi trường vĩ mô ví dụ như tình hình chính trị và pháp luật, tình hình kinh tế, cấu trúc văn hoá xã hội, thực trạng công nghệ. Tất cả các yếu tố là được gọi là PEST (Political forces, Economic forces, Sociocultural forces và Technological force)

Các yếu tố chính trị

Vũ đài chính trị ảnh hưởng lớn tới những quy định của pháp luật trong kinh doanh và sức mua của khách hàng và các doanh nghiệp khác. Bạn phải xem xét các vấn đề như:

1. Mức độ ổn định của môi trường chính trị như thế nào?

2. Liệu chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật và các quy định về hoạt động kinh doanh và thuế hay không?

3. Chính phủ có ảnh hưởng thế nào trong chính sách marketing?

4. Chính sách của Chính phủ với nền kinh tế đất nước như thế nào?

5. Chính phủ có những đánh giá, nhìn nhận về văn hoá và tôn giáo như thế nào?

6. Chính phủ có tham gia các hiệp định thương mại như EU, NAFTA, ASEAN hay những hiệp định khác không?

Các yếu tố kinh tế

Các marketer cần phải biết đánh giá tình trạng nền kinh tế thương mại trong thời gian trước mắt và lâu dài. Điều này đặc biệt đúng khi lập kế hoạch marketing quốc tế. Bạn cần phải xem xét các yếu tố kinh tế như:

1. Tỷ lệ lãi suất.

2. Tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp tính theo đầu người.

3. Triển vọng GDP dài hạn tính trên đầu người và một số yếu tố khác.

Các yếu tố văn hoá xã hội

Tại mỗi nước mức độ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các yếu tố văn hoá và xã hội cũng khác nhau. Nhưng các yếu tố này cũng rất cần được xem xét, bao gồm:

1. Tôn giáo chính trong nước là gì?

2. Quan điểm của người dân đối với các sản phẩm và dịch vụ ngoại nhập.?

3. Ngôn ngữ có ảnh hưởng tới mức độ phổ biến sản phẩm trên thị trường không?

4. Người tiêu dùng có bao nhiêu thời gian nhàn rỗi?

5. Vai trò của phụ nữ và nam giới trong xã hội là gì?

6. Tuổi thọ trung bình của dân số? Thế hệ những người già có giàu có không?

7. Người dân có quan điểm thế nào về vấn đề bảo vệ môi trường?

Các yếu tố công nghệ

Công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, nó là động lực chính trong toàn cầu hoá. Hãy xem xét những điểm sau:

1. Công nghệ có cho phép các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất với giá rẻ hơn và tiêu chuẩn chất lượng cao hơn không?

2. Công nghệ có cung cấp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp các sản phẩm và dịch vụ mới hơn như hoạt động ngân hàng trực tuyến, điện thoại di động thế hệ mới...vv?

3. Công nghệ mới thay đổi việc phân phối sản phẩm như thế nào ví dụ như bán sách, vé máy bay hoặc đấu giá qua Internet?

4. Công nghệ có mang lại cho các doanh nghiệp cách giao tiếp mới với người tiêu dùng ví dụ như biểu ngữ quảng cáo trên Internet (banner), Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) ...vv ?./.

Huyền Trang (Theo Bwportal)



Chị ơi, trong hoạt động ngân hàng, dùng mô hình PEST để phân tích môi trường vĩ mô một doanh nghiệp để ra quyết định cho vay hay không. CŨng là một trong những nguyên tắc không thể thiếu phải không ạ? Nhưng, việc này có liên quan tới Marketing ở điểm nào ạ? Có phải là Ngân hàng cũng đang Marketing dịch vụ của mình tới những điểm mạnh yếu của doanh nghiệp? Em thắc mắc vấn đề này lắm.
-----------------------------------------------------------------------------------------
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top