Các vấn đề cơ bản về kế toán và phần mềm kế toán MH miễn phí

Gã sẹo

Phần mềm kế toán MH
Thành viên BQT
Hội viên mới
Phần mềm kế toán miễn phí MH do Gã sẹo tự viết. Tải tại đây http://phanmemketoanmh.webnode.vn/

Để giúp các kế toán, kể cả kế toán mới lẫn kế toán tổng hợp có một số kiến thức cơ bản về kế toán, Gã sẹo xin mạn phép mở đề tài này ra để anh chị em vào đây cùng bàn luận góp ý (cố gắng cho những ví dụ thật dễ hiểu anh chị em nhé)

Hôm nay Gã sẹo xin mạn phép hệ thống lại hệ thống kế toán VN:

Gã sẹo sẽ đi từ tài khoản :

Hệ thống kế toán VN được chia làm 9 đầu (đầu ngoài bảng không nói).
Trong đó được phân loại như sau :

Đầu 1, đầu 2: Trả lời cho câu hỏi : Tài sản của công ty gồm những gì ?

Đầu 3, đầu 4 : Trả lời câu hỏi : Cac tài sản trên (đầu 1, đầu 2) được hình thành từ đâu?

Đầu 5,6,7,8 : Trả lời câu hỏi : Trong kỳ công ty hoạt động như thế nào?

Đầu 9 : Xác định kết quả kinh doanh

Như vậy chỉ cần hiểu được các câu hỏi trên đây là trong đầu bạn có thể có một sự hình dung về hệ thống kế toán rồi.

Tiếp đến : Tài sản tăng thì ghi bên nợ. Giảm thì ghi bên có (trừ một số trường hợp đặc biệt)
Ngược lại : nguồn vốn thì tăng lại ghi bên Có, giảm ghi bên Nợ.

Đầu 1,2,3,4 thì cuối kỳ có số dư, các đầu còn lại thì không có số dư. (có một số tài khoản lưỡng tính thì có số dư bên Nợ, và số dư bên Có.

Các bạn đọc xong phần trên này mời các bạn tiếp đến một khâu nữa: Đó là học thuộc tên các tài khoản, số tài khoản bởi 90% nội dung tài khoản đã được thể hiện tại tên tài khoản.

Tiếp đến, các bạn phải học thêm văn phân tích (bởi khi bạn định khoản bất kỳ một nghiệp vụ gì bạn cũng phải phân tích đến chỗ nó làm cái gì tăng lên và cái gì giảm đi), và có một câu các bạn cần nhớ là : Mọi cái không bao giờ tự nhiên sinh ra và cũng tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ tài khoản này sang tài khoản khác.

Ví dụ dễ hiểu nhé: Một em bán hàng rong, em có đôi quang gánh và một ít tiền, đó là tài sản. Quang gánh do vốn tự có của em mà có, còn tiền em đi vay => các bạn rõ nguồn gốc của đôi quang gánh và tiền của em rồi.

Em đi buôn rau, sáng mua chiều bán, tối về tính lãi lỗ (đó là kỳ kế toán, nó sẽ liên quan tới các tài khoản đầu 56789 : em ý hoạt động trong ngày như thế nào)

Các bạn cho ý kiến và có những kinh nghiệm đúc kết cơ bản về kế toán xin mời post tiếp.

Mời các bác tham gia post bài về các nguyên lý kế toán (cố gắng dễ hiểu)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

+ TK ngược.
- TK 531,521,532 Bên nợ phát sinh tăng, bên có phát sinh giảm

Bài trên của Gã sẹo chung chung quá, gã phải chi tiết ra cho anh em hiểu thêm chút ít chứ! Gã sẹo bổ sung thêm nhé!

Mời các bạn bổ sung thêm cho topic hoàn chỉnh!

Thân!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

2. Tài khoản 112 : cái này các bác cần phải so sánh số dư cuối kỳ với số dư của ngân hàng, ngân hàng nào cũng có số dư đến 31/12 nên các bác phải từ số dư của ngân hàng để tìm ra số sai của mình (thường thì ngân hàng luôn đúng). rồi tiếp đến xem số phát sinh của mình với sao kê của ngân hàng, thấy sai thì phải chỉnh sao cho khớp.

Bổ sung chút: Không phải lúc nào Ngân hàng cũng đúng đâu, nhưng nếu là số dư cuối năm thì phải khớp với sổ phụ Ngân hàng, chênh lệch để qua các tài khoản khác và sang năm sau kêu Ngân hàng điều chỉnh. Nguyên nhân : sổ phụ Ngân hàng là một trong những chứng cứ bên ngoài DN nên thường được tin tưởng hơn.

4. Tài khoản 133 : Tài khoản này thì bạn lấy cái bảng kê bạn kê khai hàng tháng để đối chiếu, nếu đúng thì thôi, nếu sai thì phải tìm rõ nguyên nhân để điều chỉnh hoặc phải biết nguyên nhân để giải trình. Thường thì các doanh nghiệp xây lắp số này không trùng khớp, còn các loại doanh nghiệp khác thì nên trùng,
Các bạn nếu thấy có lý thì cảm ơn Gã sẹo cái nhá.

Cám ơn Gã Sẹo rùi nhá. Bổ sung tý là nếu quy trình không chặt chẽ thì nên đối chiếu số tổng cả năm trước, sau đó đến số hàng tháng - vẫn có trường hợp ghi sổ tháng này nhưng quên kê khai để tháng sau. Đi từ tổng quan xuống chi tiết thì đỡ tốn thời gian hơn bác nhỉ :happy3:


6. Tài khoản 138 : Tài khoản này là các khoản khác nên Gã sẹo kô phát biểu nhiều, có cái là tài khoản này bạn phải nắm chắc các khoản phát sinh của nó, thường thì tài khoản này phát sinh không nhiều nên mình có thể nhớ rõ từng phát sinh của nó

Với các ngành đặc thù ví dụ như hãng tàu thì tài khoản này phát sinh rất nhiều, đôi khi như cái thùng rác vậy nên nếu có nhiều nghiệp vụ thì nên chi tiết hoặc theo dõi kỹ như TK 131 :book:
 
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

+ TK ngược.
- TK 531,521,532 Bên nợ phát sinh tăng, bên có phát sinh giảm

Bài trên của Gã sẹo chung chung quá, gã phải chi tiết ra cho anh em hiểu thêm chút ít chứ! Gã sẹo bổ sung thêm nhé!

Mời [you] bổ sung thêm cho topic hoàn chỉnh!

Thân!

TK có tính chất điề chỉnh
TK 129, 139, 159,229,214 Bên nợ phát sinh giảm, bên có phát sinh tăng
Xin mượn VD bán rau của gã sẹo nhé
Em đi buôn rau, sáng mua chiều bán, tối về tính lãi lỗ (đó là kỳ kế toán, nó sẽ liên quan tới các tài khoản đầu 56789 : em ý hoạt động trong ngày như thế nào)
Em lấy VD thế này nhé! Vào 1 buổi sáng đẹp trời, bác sẹo vay (nóng) của bác rồng 400k. theo thỏa thuận một ngày bác sẹo phải trả lãi cho bác rồng 5k tiền lãi. Bác sẹo ra chợ mua hết 400k tiền rau, bác mang về phố nhà bác ấy bán đến cuối ngày bác sẹo bán hết rau, ngồi kiểm tiền bác ấy đếm được 600k. Coi như công bán hàng của bác sẹo 1 ngày là 50k đi. Thế là tối về bác sẹo mới lẩm bẩm hạch toán
N156/C632 400k
N811/C635 5k
N334/C641 50k
N511/C111 600k
Sau đó bác sẹo nhà ta mới kết chuyển từng TK sang 911
N911/C632 400k
N911/C635 5k
N911/C641 50k
N511/C911 600k
À như vậy bác sẹo nhà ta mới tính:
tổng chi = 400k + 5k + 50k = 455k
tổng thu = 600k
Thế là bác ấy mới cười đắc chí hôm nay mình được lãi:
lãi = 600k - 455k =145k
Cuối cùng bác sẹo kết chuyển ợi nhuận trước thuế:
N911/C421 145k
Chỉ có điều bác sạo nhà ta chắc ko phải đóng thuế nhờ!
 
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

Hổ trợ cùng Gã Sẹo nhé.

Các thành viên có thể download file "Bản chất và cách hạch toán các tài khoản" tại đây
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

Hôm nay Gã sẹo xin mạn phép hệ thống lại hệ thống kế toán VN:

Gã sẹo sẽ đi từ tài khoản :

Hệ thống kế toán VN được chia làm 9 đầu (đầu ngoài bảng không nói).
Trong đó được phân loại như sau :

Đầu 1, đầu 2: Trả lời cho câu hỏi : Tài sản của công ty gồm những gì ?

Đầu 3, đầu 4 : Trả lời câu hỏi : Cac tài sản trên (đầu 1, đầu 2) được hình thành từ đâu?
...
Mời các bác tham gia post bài về các nguyên lý kế toán (cố gắng dễ hiểu)

Gã Sẹo đưa ra vấn đề rất hay, giúp cho những người mới học, mới vào nghề kế toán dễ hình dung toàn bộ hệ thống tài khoản kế toán và nhìn đươc tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các con số.

Bổ sung:
Đầu 3: nếu số dư Nợ cũng là các tài sản, ý nghĩa như đầu 1, đầu 2, Trả lời câu hỏi : các tài sản của doanh nghiệp gồm những gì?
Đầu 4 : nếu số dư Nợ ( TK 421) : Trả lời câu hỏi :tài sản của chủ doanh nghiệp bỏ ra, bị thâm thủng bao nhiêu rồi? ( Vì lỗ)

Phải không nhỉ?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

Mình xin gửi tặng bài thơ về tài khoản của thầy giáo dạy tặng lớp mình :
Tài khoản ca
Tài sản là một chữ T
Nợ ghi bên trái, Có khi bên kia.
Nếu là tài sản phân chia.
Nợ tăng có giảm ấy là chìa vạn năng.
Khoản nguồn nợ giảm có tăng.
Bao nhiêu chi phí nợ tăng giống tài ( * )
Doanh thu nợ giảm dài dài.
Xin đừng lẫn lộn nhớ hoài ai ơi .
( * ) Tài sản
 
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

Tôi xin bổ sung thêm về tính chất của các tài khoản lưỡng tính:

Nhóm TK 13.."Nợ phải thu" và TK 33.."Nợ phải trả" có tính chất lưỡng tính- vừa là tài khoản phản ánh tài sản, vừa là tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sản. Tại sao lại như vậy?
- TK 13.. là nợ phải thu của các đối tượng nhưng trong quan hệ thanh toán đôi khi DN lại phải trả các đối tượng trên,như: khách hàng ứng tiền trước hoặc trả tiền thừa...=> TK 13... lại trở thành tài khoản phản ánh nguồn vốn. Khi lập BCTC ta tổng hợp các sổ chi tiết dư Có để ghi sang phần Nợ phải trả bên nguồn vốn
- TK 33..là nợ phải trả, với phân tích tương tự nó có thể là nợ phải thu. Khi trình bày trên BCTC ta tổng hợp chi tiết dư Nợ ghi sang phần Nợ phải thu bên Tài sản.
Tiện đây xin hỏi BQT cho biết tôi phạm nội quy gì ma được chúc mừng năm mới?!!! hê hê. Cũng xin lỗi trước vì kinh nghiệm diễn đàn kiểu như này mới lên 1 tháng tuổi!!! Lỗi là do lịch sử để lại!!! Thanks
 
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

Các bác có kinh nghiệm gì về nguyên lý kế toán mời các bác viết lên đây, nhưng nhớ nhất là phải dễ hiểu, dễ đọc, các bài em cảm thấy ít chất lượng sau một thời gian em sẽ xin phép xóa đi, các bác có thể hỏi, em sẽ trả lời nhưng cũng xin phép trả lời xong mà được các bác cảm ơn là em cũng xóa đí nhé, .Mục tiêu là cô đọng được những cái tinh túy của kế toán dưới góc nhìn của một bác lái xe ôm.
 
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

Hôm nay em xin phép trả lời cái câu hỏi : Doanh nghiệp này hoạt động trong kỳ như thế nào? (tức là liên quan đến các tài khoản đầu 5,6,7,8,9.

Để giải quyết câu hỏi này, ta nên đi từ doanh thu là hay nhất. Tức là xem doanh nghiệp đã bán cái gì ra trong kỳ . Căn cứ bán có thể nhiều nhiều nhưng về cơ bản nhất là hóa đơn GTGT. Ta xem phát sinh có của TK 511 có trùng với số liệu hóa đơn xuất ra không? Cái này các bạn có thể kiểm tra từng tháng 1 với tờ khai thuế hàng tháng. Nếu lệch thì phải kiểm tra lý do lệch (thực tế vẫn xẩy ra trường hợp lệch, nhất là tại các doanh nghiệp xây lắp.
Kiểm tra xong doanh thu rồi, tiếp đến ta kiểm tra đến chi phí (tài khoản đầu 6).

Lúc này nguyên tắc phù hợp được đặt lên hàng đầu. Chúng ta phải trả lời câu hỏi, với doanh thu đó thì chi phí là bao nhiêu ?, bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

Đối ứng doanh thu là giá vốn tức là 511 đối ứng là 632.

Ta lại đi xác định 632 (giá vốn) lúc này phải tính toán rất mệt đây. ta lại xem 632 từ cái gì hình thành nên?

Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp chúng ta có các bài toán khác nhau nhưng em chỉ xin các bác chú ý cho em hai chữ "PHÙ HỢP". Làm xong giá vốn, các bác lại đặt câu hỏi cho em là : Như thế phù hợp chưa? trả lời và rà xét lại, các bác sẽ dần dần có câu trả lời đúng. và chúng ta chỉ cần kết chuyển cho đầy đủ
 
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

Hôm trước gặp một nhân vật thuộc dạng ăn ít nói nhiều chóng già nhưng lâu chết có hỏi là tại sao anh không viết về kế toán cơ bản nữa, heheheh. Thế là hôm nay đành thêm 1 bài nữa.

Trước Gã sẹo có một sếp nữ cũng đầy đủ các chức năng như trên, cái gì không sợ chứ còn cái hỏi nhiều thì nhiều khi hốt lắm. Xếp hỏi một câu thôi là anh em cắm đầu làm 1 tháng. Sau một thời gian mới nghĩ ra rằng: Tại sao ta không chuẩn bị trước cho những câu hỏi đó, và muốn chuẩn bị trước thì ta cần phải làm cái gì.

Thế là:

Trước hết ta phải xem ai sẽ là người được quyền hỏi ?
Tiếp đến người ta sẽ hỏi cái gì ?
Tiếp đến là mình trả lời ra sao ?
Để trả lời ra sao thì ta phải cần có cái gì ?
Để có cái gì đó ta phải chuẩn bị trước cái gì ?

Olala, thế là kế toán phải đi chuẩn bị trước cái gì gì đó. Và cái gì gì này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, ta phải nhập vào đầy đủ, phải quản lý nó và phải truy xuất nó, tổng hợp nó theo đúng yêu cầu câu hỏi.

Như các đồng chí đã biết thì hệ thống tài khoản của chúng ta đã tương đối đầy đủ, nhưng vẫn chưa giải quyết các vấn đề của xếp, ví dụ : 131 là phải thu của khách hàng, vào ngày đẹp trời xếp hỏi những thằng nào nợ của tao? (phù may quá mình đã đặt mã đối tượng) , trả lời xong xếp lại chỉ vào 1 thằng lại hỏi, thằng này nợ những cái gì? (phù may quá mình đã đặt mã sản phẩm cho thằng này) trả lời xong lại hỏi, từ ngày này đến ngày này nó nợ mình những cái gì? trời, may mà phần mềm kế toán xịn nên truy xuất được. Ngứa ngáy xếp lại hỏi tiếp nhiều nhiều cái, kế toán toát mồ hôi hột, tuy nhiên do công tác kế toán quản trị tốt và do đã đặt trước các tình huống nên mỗi câu hỏi của sếp, thời gian trả lời rất ngắn, ngon lành. Phù.

Túm lại là rút ra kinh nghiệm : ta nên chi tiết càng chi tiết càng tốt những chứng từ đầu vào (trên đó có thông tin nào, phân loại thông tin xong là ta phải nhập đầy đủ). Ta cố gắn xây dựng kế toán như một cái cây, cây càng xum xuê, nhiều nhánh thì càng tốt (tuy nhiên thi thoảng phải dùng kéo cắt tỉa đi cho mọc thẳng).

Đồng thời bạn nhớ cho quy tắc : Tùy theo yêu cầu mà tài khoản sẽ đi theo với : đối tượng, sản phẩm, vụ việc, phần hành....Bạn nên rà soát lại toàn bộ các tài khoản xem mình đã thực hiện việc đó chưa, nếu chưa thì nên bắt tay vào là vừa
 
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

Một số kinh nghiệm khi kiểm tra công tác kế toán.

Khi vào bất kỳ một đơn vị, đứng trước một núi hồ sơ tài liệu về kế toán, liệu bạn có biết mình bắt đầu từ đâu không? quả là khó, giống như đứng trước oọt nàng xinh đẹp mình không biết là cái đẹp này từ đâu ra " thường chỉ có hai nơi"

Chính vì vậy khi mình đi vào bất kỳ một đơn vị thì cái đầu tiên mình phải tìm hiểu mình sẽ đề nghị có đầy đủ các hồ sơ tài liệu "có ghi nhận của đơn vị bên ngoài" Hơi khó hiểu => ví dụ , các tài liệu đã nộp cho các đơn vị như thuế, ngân hàng.....

Đặc biệt chú ý các tài liệu đơn vị đã gửi cho cơ quan thuế " có xác nhận của cơ quan thuế" bởi đây thường là đích cuối cùng của các doanh nghiệp.

Tài liệu gửi cơ quan thuế bao gồm :

Các tờ khai hàng tháng
Các tờ khai hàng quý
Các báo cáo hàng năm.

Căn cứ vào các tờ khai này, ta đối chiếu các số dư trên đó với bảng "cân đối tài khoản" và xác định tính chính xác của các số dư này. Trường hợp các tờ khai hàng tháng thì ta đối chiếu số dư của cuối tháng của các tài khoản có liên quan và tìm ra những điểm chênh lệch và phải giải thích được những chênh lệch đó. Trường hợp chênh lệch không phải điều chỉnh thì ta kệ tuy nhiên vẫn phải ghi chú lại cho những chênh lệch đó để lần sau đỡ mất công rà lại, còn trường hợp có chênh lệch cần điều chỉnh ta phải làm điều chỉnh cho phù hợp với pháp luật.

Như vậy, tờ khai đã khớp với sổ sách " các chênh lệch đã được giải quyết"

Bây giờ ta kiểm tra tiếp những phần không có trên tờ khai : các chi phí không liên quan tới tờ khai hàng tháng, các bút toán phân bổ, kết chuyển.....

Và đến cuối nếu để chi tiết thì ta kiểm tra lại một lần giữa hóa đơn và tờ khai tìm ra những hóa đơn đã kê, chưa kê, chưa hợp lý, chưa hợp lệ.... để điều chỉnh cho đúng vào chỗ mà nó ở.


Một nguyên tắc bạn phải nhớ khi làm kiểm tra : "Phải đi đến gốc của vấn đề"
 
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

theo em bác sẹo chưa nhắc gì đến các tài khoản theo dõi ngoài bản cả, bác có thể bổ sung phần này nữa nhỉ?
 
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

theo em bác sẹo chưa nhắc gì đến các tài khoản theo dõi ngoài bản cả, bác có thể bổ sung phần này nữa nhỉ?

Tớ ghét các loại ngoài bảng lắm nên không khoái học nó nên cũng không thích nói về nó. Bạn biết thì nói giúp mình cái
 
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

Em lấy VD thế này nhé! Vào 1 buổi sáng đẹp trời, bác sẹo vay (nóng) của bác rồng 400k. theo thỏa thuận một ngày bác sẹo phải trả lãi cho bác rồng 5k tiền lãi. Bác sẹo ra chợ mua hết 400k tiền rau, bác mang về phố nhà bác ấy bán đến cuối ngày bác sẹo bán hết rau, ngồi kiểm tiền bác ấy đếm được 600k. Coi như công bán hàng của bác sẹo 1 ngày là 50k đi. Thế là tối về bác sẹo mới lẩm bẩm hạch toán
N156/C632 400k
N811/C635 5k
N334/C641 50k
N511/C111 600k

MÌnh thấy ví dụ của bạn chưa khớp với bác lẩm nhẩm hạch toán
MỘt ngày đẹp trời, heo heo lạnh, đài báo 8 độ C
1. Bác sẹo vay nóng 400k (bằng tiền mặt)
Nợ 111: 400K
Có bác rồng: 400K (chưa biết đưa bác rồng vào tk nào đây ta?)

2. Bác sẹo đi mua rau (như kiểu kế toán thương mại, ko phải sản xuất)
ko có thuế mà gì cả
Nợ 156 (rau củ): 400k
Có 111 (tiền ra đi): 400K

3. Trả tiền thuê ngồi vỉa hè bày mẹt rau
Nợ 641 : 5 K (thuế chỗ ngồi bán rau)
Có 111: 5k
4. Bác sẹo không trực tiếp bán rau mà thuê đưa cháu bán hộ, bảo nó bán hết tao cho mày 5k"
Nợ 642: 5k (nôm na là ngồi trông mẹt rau, không cho đứa nào vào lấy trộm)
Có 111 5k


5. Bác sẹo lượn một vòng, làm tách cafe đá hết 10k
Nợ 811: 10k (Vì không liên quan gì đến việc bán rau nên cho vào đầu 8)
Có 111: 10K

6. Vừa dắt xe đi một đoạn tự nhiên có một cô em xinh xinh vẫy đi xe ôm với giá 20k
Nợ 111 20k
Có 711: 20 k (thu nhập khác, không liên quan đến việc vay tiền, kinh doanh rau)

7. Lúc về chợ, đứa cháu đưa cho bác 600k tiền thu được, bác sẹo khề khà nhẩm tính luôn
Nợ 111: 600 k
Có 511: 600 K

8. con cháu này giỏi thật, trông nó thế mà duyên đáo để, mới ngồi tí mà đã bán hết sạch rau
Nợ 632: 460k (kết chuuyển giá vốn cho việc bán rau)
Có 156: 400k (tiền mua rau ban đầu)
Có 641: 5k chi phí thuế chỗ ngồi bán rau
có 642: 5K (thuê con cháu ngồi bán rau)
Có 635: 50k (tiền vay lãi 400k 1 ngày của bác Rồng)

Bác ngồi tính lãi lỗ (lấy cái bút bi, viết ngoệch ngoạc lên tờ giấy vỏ bao thuốc lá)
a)
Nợ 911: 470k
Có 632: 460 K
Có 811: 10 k (tiền uống cà fê)

tiếp
b)
Nợ 511: 600 K (tiền bán rau)
Nợ 711 : 20 k (tiền chở xe ôm)
Có 911 : 620 K

bác thấy Có 911 ở b) lớn hơn bác reo lên lãi : 620 k - 470 k = 150

Nợ 911: 150k
Có 421: 150 K


Cuối cùng là hoàn lại tiền có bác Rồng
Nợ "bác rồng" : 400 k
có 111: 400k
===================

Em mới học kế toán
Sau khi đọc bài Viết của bác Sẹo em hiểu và thử hình như viết lại theo quan điểm một bác xe ôm như trên
nếu có gì sai, mong các bác chỉnh lại
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

Hôm nay em xin phép trả lời cái câu hỏi : Doanh nghiệp này hoạt động trong kỳ như thế nào? (tức là liên quan đến các tài khoản đầu 5,6,7,8,9.

Để giải quyết câu hỏi này, ta nên đi từ doanh thu là hay nhất. Tức là xem doanh nghiệp đã bán cái gì ra trong kỳ . Căn cứ bán có thể nhiều nhiều nhưng về cơ bản nhất là hóa đơn GTGT. Ta xem phát sinh có của TK 511 có trùng với số liệu hóa đơn xuất ra không? Cái này các bạn có thể kiểm tra từng tháng 1 với tờ khai thuế hàng tháng. Nếu lệch thì phải kiểm tra lý do lệch (thực tế vẫn xẩy ra trường hợp lệch, nhất là tại các doanh nghiệp xây lắp.
Kiểm tra xong doanh thu rồi, tiếp đến ta kiểm tra đến chi phí (tài khoản đầu 6).

Lúc này nguyên tắc phù hợp được đặt lên hàng đầu. Chúng ta phải trả lời câu hỏi, với doanh thu đó thì chi phí là bao nhiêu ?, bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

Đối ứng doanh thu là giá vốn tức là 511 đối ứng là 632.

Ta lại đi xác định 632 (giá vốn) lúc này phải tính toán rất mệt đây. ta lại xem 632 từ cái gì hình thành nên?

Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp chúng ta có các bài toán khác nhau nhưng em chỉ xin các bác chú ý cho em hai chữ "PHÙ HỢP". Làm xong giá vốn, các bác lại đặt câu hỏi cho em là : Như thế phù hợp chưa? trả lời và rà xét lại, các bác sẽ dần dần có câu trả lời đúng. và chúng ta chỉ cần kết chuyển cho đầy đủ
Pác cho em hỏi ạ, thật ra em chưa rõ lắm về những khoản chi phí cty bỏ ra như thế nào để phù hợp với doanh thu. chẳng hạn về giá thì bao nhiêu %, nhân công bao nhiêu %, chi phí khác bnhiu %...pác có thể chỉ rõ cho em được ko ạ? em xin chân thành cảm ơn ạ!!!
 
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

Nữa nè 214 tăng bên có ...129 ,229...noi chung bắt bí nhau lam gì ...hì
NGƯỜI VIẾT ĐẦU HAY RUI !:thadieu:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

Pác cho em hỏi ạ, thật ra em chưa rõ lắm về những khoản chi phí cty bỏ ra như thế nào để phù hợp với doanh thu. chẳng hạn về giá thì bao nhiêu %, nhân công bao nhiêu %, chi phí khác bnhiu %...pác có thể chỉ rõ cho em được ko ạ? em xin chân thành cảm ơn ạ!!!

em hỏi thì Pác trả lời: đến Pác cũng chưa định nghĩa nổi cái chữ phù hợp đó. Tùy vào từng loại hình, lĩnh vực, chuyên ngành.....

Ví dụ trong lĩnh vực nơi sinh chẳng hạn, lắm kiểu trả lời lắm nhưng kiểu trả lời Pác khoái nhất là : nơi khác.......................................................(đẻ mổ)
 
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

Hôm nay làm bài về quản lý chứng từ.

Việc quản lý chứng từ nhanh chóng chính xác và thuận tiện là một trong những yêu cầu của kế toán.

Cách quản lý :

Hồi chuẩn bị ra trường, có chàng sinh viên cần luận văn tham khảo thế là chàng ta vác con 82 ghẻ phi lên Kinh tế quốc dân, chui tọt vào quán phô tô.
Chàng thỏ thẻ với chị phô tô : Chị có mấy cái luận văn về để tài kế toán xây dựng không cho em tham khảo tý.
Chị cười ngạo nghễ : Chú cần bao nhiêu cái
Chàng trố mắt ngọng nghịu : Càng nhiều càng tốt chị à
Chị cười mỉm: Chú ngồi cạnh chị chờ chút
Chàng lỏn lẻn ngồi xuống, ôi " đúng là trẻ thì thơm da, già thì ngọt thịt" làn áo của chị phâp phồng, phập phồng tay chị ngoáy trên bàn phím. Này thì xây dựng nè, này thì kế toán nè.
Một giây bên chị bằng cả một năm. Đúng 5 năm sau (5 giây) khi ngồi cạnh chị, tất cả những luận văn về kế toán xây dựng ê hề trước mặt bên cạnh làn áo vẫn phập phồng, phập phồng.

Hơn 1 năm sau, khi trở thành kế toán viên, chàng đã áp dụng phương pháp quản lý dữ liệu của chị vào trong kế toán. Đó là đánh số toàn bộ những chứng từ, hồ sơ đến, hồ sơ đi từ một đến vô cùng và nhập liệu nó vào một file excel chuyên dụng trong đó phân loại các hồ sơ đó. Khi cần chàng có thể tìm bất cứ thứ gì trong thời gian cực ngắn, giúp chàng nhiều trông công tác kế toán và có thời gian nghĩ về một làn áo phập phồng phập phồng.

Hy vọng các bạn cũng có thời gian nghĩ về một làn áo phập phồng phập phồng.
 
Ðề: Các vấn đề cơ bản về kế toán

thế ý nghĩa bài viết này là gì hở

Bác không đọc kỹ sao: Đây là nghệ thuật của bác sẹo. Từ một vấn đề quản lý hồ sơ thật khoa học, phức tạp -> đem uyển chuyển ví von với sự phập phồng quyến rũ.
Em đọc mà nuốt bọt ực ực... hic
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top