Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện pháp lý làm chấm dứt mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Vậy trong những trường hợp nào hợp đồng lao động sẽ chấm dứt? Mời các bạn xem chi tiết tại bài viết dưới đây:

ld.jpg

1. Hết hạn hợp đồng lao động

Trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt do hết hạn là trường hợp đặc thù của loại hợp đồng lao động xác định thời hạn và hầu hết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (sau đây gọi chung là Hợp đồng lao động mùa vụ).

Khi hợp đồng lao động hết hạn thì đương nhiên chấm dứt, có tiếp tục quan hệ lao động nữa hay không là hoàn toàn do sự đồng thuận của các bên;

Tuy nhiên, trường hợp mà hợp đồng lao động hết hạn là của người lao động đang trong nhiệm kỳ làm cán bộ công đoàn không chuyên trách, thì phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết cho đến hết nhiệm kỳ.

Điều tiên quyết doanh nghiệp cần làm để giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn, đó là: Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo về thời điểm hết hạn hợp đồng đến người lao động; nếu không, sẽ có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500,000 đồng đến 1,000,000 đồng.

Trong văn bản thông báo này, có thể kết hợp những nội dung nhằm tham khảo ý chí của người lao động về việc tiếp tục quan hệ lao động nữa hay không; để từ đó, sắp xếp thỏa thuận hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

Tiếp đến, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải có văn bản Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động.

Cuối cùng, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Đồng thời, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động

3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐ lao động

Hiện nay, không có quy định cụ thể về việc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ là như thế nào và phải thực hiện làm sao. Do đó, nếu chủ quan khi thực hiện thỏa thuận sẽ rất dễ dẫn đến tranh chấp không mong muốn.

Ranh giới giữa việc có hành vi thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ và đơn phương chấm dứt HĐLĐ là rất khó phân biệt nếu không tự đảm bảo các giấy tờ, bằng chứng cụ thể.

Chính vì thế, doanh nghiệp và người lao động cần phải lập thành văn bản thể hiện chi tiết thỏa thuận của đôi bên.

4. Người lao động đủ tuổi về hưu

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án quyết định có hiệu lực của tòa án.

6. Người lao động đã chết hoặc bị tòa án tuyên bố mất hành vi năng lực dân sự, mất tích hoặc đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, đã chết, người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị sử lý kỉ luật, sa thải.


Tài liệu tham khảo:
- Pháp lý khởi nghiệp.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top