+Với bảo hiểm thì phải đảm bảo các yếu tố:
- Đăng ký sử dụng lao động
- Hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng
- Thang bảng lương
- Kiểm tra việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm ý tế cho người lao động
- Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể
- Hồ sơ xử lý kỷ luật, chấm dứt HDLĐ với công nhân;
- Hồ sơ đăng ký thang bảng lương, sổ lương; hồ sơ thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ việc...;
- Hồ sơ bảo hiểm;
- Hồ sơ khám sức khỏe công nhân, hồ sơ huấn luyện sơ cấp cứu tai nạn lao động;
- Báo cáo tăng, báo cáo giảm lao động
- ....
Với cơ quan thuế:
Lương, thưởng:
Tổng hợp và chuẩn bị khi họ vào hỏi gì có nấy như sau:
+ Hợp đồng lao động+chứng minh thư phô tô
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ
+Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN
+Tờ khai:Quyết tóan thuế TNCN cuối năm
+Tờ khai thuế TNCN tháng quý nếu có phát sinh
+Các chứng từ nộp thuế TNCN nếu có
Công tác kiểm tra:
+Tài khoản 334 : Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh, Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca), Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng; Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh
Kiểm tra xem số liệu trên bảng lương đã khớp với số liệu trên TK Thuế TNCN chưa (Phần Thu Nhập Chịu Thuế)? Danh sách, tên tuổi đã khớp giữa bảng lương với tên tuổi trên tờ khai QT Thuế TNCN chưa? Quan trọng nữa : Kiểm tra hợp đồng lao động đã đầy đủ chưa? Và các khoản thu nhập + phụ cấp trên bảng lương đã quy định cụ thể trong HDLD chưa? Nếu chưa phải làm phụ lục HDLD đưa hết vào trong HDLD các khoản lương, thưởng & phụ cấp rõ ràng nhé. Lương bao nhiêu đ/tháng? phụ cấp A bn đ/tháng? phụ cấp b đồng/tháng...phải cụ thể số tiền & cụ thể khoản phụ cấp, trợ cấp. Hoặc các khoản phụ cấp phải được quy định trong thỏa ước LD, QĐ của HDQT, HĐTV / Các khoản phụ cấp miễn thuế TNCN, các khoản khoán chi cho NLĐ...
Chú ý:
-Nếu ký hợp đồng dứơi 03 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ (điều kiện đã có MSTTNCN)
-Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH
Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”
= > Đối với nhân viên thời vụ dưới 03 tháng thì không có mã số thuế TNCN nhưng tối thiểu phải có CMTND thì có nguy cơ và khả năng 60% bị truy thu 10% và 20% , còn đối với lao động dài hạn có chứng mình thư và các thủ tục nêu ở trên dù không có MST TNCN cơ quan thuế cũng không thể xuất toán chi phí tiền lương, cũng như truy thu thuế TNCN trừ khi vượt mức phải nộp thuế TNCN mà thôi