Các chế độ trợ cấp thôi việc và thai sản

Thanh295

Member
Hội viên mới
Công ty mình có 2 trường hợp này cần mọi người giúp đở
- Có nhân viên làm việc được 8 tháng thì xin nghĩ việc và có quyết định của GĐ về nghĩ việc, vậy bây giờ mình có làm thủ tục thôi việc cho nhân viên này và có đc nhận tiền thôi việc ko ạ, và chế độ được hưởng như thế nào
- Một nhân viên nữa là nghĩ sinh, nhưng time đóng BHXH đc 1 năm trc khi sinh, vậy chế độ được hưởng như thế nào ạ. Mọi người tư vấn giúp em với.
Aicó công văn gì liên quan thì gửi em tham khảo với ạ
Cảm ơn mọi người nhiều nha
 
Ðề: Các chế độ trợ cấp thôi việc và thai sản

Công ty mình có 2 trường hợp này cần mọi người giúp đở
- Có nhân viên làm việc được 8 tháng thì xin nghĩ việc và có quyết định của GĐ về nghĩ việc, vậy bây giờ mình có làm thủ tục thôi việc cho nhân viên này và có đc nhận tiền thôi việc ko ạ, và chế độ được hưởng như thế nào
- Một nhân viên nữa là nghĩ sinh, nhưng time đóng BHXH đc 1 năm trc khi sinh, vậy chế độ được hưởng như thế nào ạ. Mọi người tư vấn giúp em với.
Aicó công văn gì liên quan thì gửi em tham khảo với ạ
Cảm ơn mọi người nhiều nha

+ Nhân viên làm chưa đươc 1 năm (12 tháng) thì ko được hưởng trợ cấp thôi việc trừ trường hợp có thỏa thuận giữa NLĐ & người sử dụng lao động :k4232942: - thời gian tính từ năm 2009 cty ko có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ do đã đóng BHTN.

+ Theo Điều 31 Luật BHXH, lao động nữ sinh con hưởng trợ cấp thai sản tương ứng bốn tháng nếu làm việc trong điều kiện bình thường; năm tháng nếu làm nghề hoặc công việc năng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành, làm việc theo chế độ ba ca, làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; sáu tháng nếu lao động nữ là người tàn tật từ 21% trở lên. Trường hợp sinh đôi, ngoài thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp nêu trên thì cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày hưởng trợ cấp thai sản. Ngoài ra, lao động nữ còn được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con (cứ mỗi con được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung hiện nay là 650 ngàn đồng).

Trong thời gian nghỉ thai sản, cả người lao động lẫn người sử dụng lao động đều không phải đóng BHXH và thời gian này vẫn được tính là thời gian có đóng BHXH. Từ ngày 1-7-2009, theo Luật BHYT thì trong thời gian thai sản, người lao động được hưởng BHYT.
 
Ðề: Các chế độ trợ cấp thôi việc và thai sản

Người LĐ được hưởng trợ cấp thôi việc khi đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng LĐ ít nhất 12 tháng và chấm dứt hợp đồng LĐ trong các trường hợp:

1. Hợp đồng LĐ đương nhiên chấm dứt;

2. Người LĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng LĐ với các lý do theo qui định của pháp luật và đã tuân thủ thời hạn báo trước;

3. Người sử dụng LĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng LĐ theo Điều 38, Bộ luật Lao động, ngoại trừ trường hợp người LĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật kinh doanh, tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong năm;

4. Người sử dụng LĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng LĐ trái luật có nghĩa vụ phải nhận người LĐ trở lại làm việc theo hợp đồng LĐ đã ký, nhưng người LĐ không muốn trở lại làm việc.
Về mức trả trợ cấp thôi việc thì cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có).

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc theo các hợp đồng LĐ đã giao kết (kể cả hợp đồng LĐ giao kết bằng miệng) mà người LĐ thực tế làm việc cho người sử dụng LĐ (kể cả thời gian thử việc hoặc tập sự; thời gian người LĐ được người sử dụng LĐ tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc cử đi đào tạo nghề; thời gian người LĐ nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ ngơi theo qui định của Bộ luật Lao động; thời gian chờ việc hết hạn tạm hoãn hợp đồng LĐ hoặc người LĐ phải ngừng việc có hưởng lương; thời gian học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; thời gian gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng LĐ do 2 bên thoả thuận; thời gian bị xử lý sai về kỷ luật sa thải hoặc về đơn phương chấm dứt hợp đồng LĐ; thời gian người LĐ bị tạm đình chỉ công việc để xác minh vi phạm kỷ luật LĐ có những tình tiết phức tạp).

Thời gian làm việc khi có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 6 tháng làm việc, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính bằng 1 năm làm việc.

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng LĐ, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Còn chế độ nghỉ hộ sản bình thường là 100% x 4 tháng lương đóng BHXH. ĐK là trong vòng 12 tháng trước khi sinh có thời gian đóng BHXH tổng cộng trên 6 tháng.
 
Ðề: Các chế độ trợ cấp thôi việc và thai sản

Công ty mình có 2 trường hợp này cần mọi người giúp đở
- Có nhân viên làm việc được 8 tháng thì xin nghĩ việc và có quyết định của GĐ về nghĩ việc, vậy bây giờ mình có làm thủ tục thôi việc cho nhân viên này và có đc nhận tiền thôi việc ko ạ, và chế độ được hưởng như thế nào
- Một nhân viên nữa là nghĩ sinh, nhưng time đóng BHXH đc 1 năm trc khi sinh, vậy chế độ được hưởng như thế nào ạ. Mọi người tư vấn giúp em với.
Aicó công văn gì liên quan thì gửi em tham khảo với ạ
Cảm ơn mọi người nhiều nha

1.Nếu cty có số lao động dưới 10 người không tham gia BHTN thì khi làm được 8 tháng, nhân viên này sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc là nữa tháng lương. nếu có tham gia thì như a Kid đã nêu
2.Chế độ thai sản: ngỉ 4 tháng, đối với công việc nặng nhọc độc hại thì 5 tháng

b) Mức hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc sinh con hoặc nghỉ việc nuôi con nuôi được tính theo công thức sau:
Mức hưởng khi nghỉ việc sinh con hoặc nuôi con nuôi = Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ sinh con hoặc nghỉ nuôi con nuôi theo chế độ

6. Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
 
Ðề: Các chế độ trợ cấp thôi việc và thai sản

Điều kiện hưởng BHTN:
Theo Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ, người lao động phải hội đủ các điều kiện: Đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm, vẫn chưa tìm được việc làm mới sau 15 ngày kể từ khi đăng ký với Phòng LĐ-TB&XH cấp quận, huyện. Trong thời gian hưởng trợ cấp, hằng tháng người lao động phải thông báo cho Phòng LĐ-TB&XH cấp quận, huyện nơi đăng ký thất nghiệp.
Chế độ nghỉ thai sản:
Theo điều 14 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Lao động nữ sinh con và người lao động nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.
Vậy nhân viên trong công ty bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản .
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top