BTTL - Phân tích biến động chi phí P2

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Bài 3: Công ty sản xuất và bán 1 loại sản phẩm cao cấp. Báo cáo chu nhập mới nhất được trình bày trong bảng sau:
Đơn vị: ngàn đồng.

Kế hoạchThực hiệnBiến động
Doanh thu (2.500 sp)200.000
200.000
-
(-) Biến phí
Biến phí sản xuất90.00096.0006.000
Biến phí ngoài sản xuất30.00030.000-
Cộng biến phí120.000126.0006.000
Số dư đảm phí80.00074.000(6.000)
(-) Định phí
Định phí sản xuất28.00028.000-
Định phí ngoài sản xuất32.00032.000-
Cộng định phí60.00060.000-
Lãi thuần20.00014.000(6.000)

Công ty sử dụng hệ thống chi phí tiêu chuẩn để lập kế hoạch và kiểm tra. Chi phí tiêu chuẩn đối với một sản phẩm như sau:

  • Nguyên liệu trực tiếp: 3,2 m x 6 ngđ/m = 19,2 ngàn đồng
  • Nhân công trực tiếp: 1,4 giờ x 10 ng/giờ = 14 ngàn đồng
  • Biến phí SXC: 0,7 giờ máy × 4 ngđ/ giờ = 2,8 ngàn đồng
=> Cộng biểu phí sản xuất tiêu chuẩn = 36 ngàn đồng

Chi phí sản xuất chung khả biến phân bổ theo giờ máy hoạt động. Báo cáo liên quan đến con số biến động 6.000 ngđ ở trên như sau:

Tổng cộngTính cho 1 sản phẩm
Chi phí NL trực tiếp tăng1.400 ngđ0,56 ngđ
Chi phí công nhân trực tiếp4.400 ngđ1,76 ngđ
Biến phí SXC tăng200 ngđ0,08 ngđ
Cộng6.000 ngđ2,4 ngđ

Công ty mới bạn phân tích chi phí để giúp cho quản lý hiểu rõ hơn báo cáo của phòng kế toán.
Trong kỳ công ty bán được 2.500 sản phẩm và các chi phí thực tế đã phát sinh như sau:
- Nguyên liệu trực tiếp: 3,04 m × 6,5 ngđ/m = 19,76 ngđ
- Nhân công trực tiếp: 1,6 giờ × 9,85 ngô /giờ = 15,76 ngđ
- Biến phí SXC: 0,8 giờ máy × 3,6 ngôi /giờ = 2,88 ngđ
Yêu cầu:
1. Bạn có ý kiến gì đối với các báo cáo về biến động chi phí được lập bởi phòng kế toán?
2. Hãy tính các biến động dưới đây:
a) Lượng và giả nguyên vật liệu trực tiếp
b) Lượng và giá nhân công trực tiếp
c) Lượng và giá chi phí sản xuất chung.
3. Hay lập báo cáo mới cho quản trị tính biến động theo tổng số và theo đơn vị.


BÀI GIẢI

1. Báo cáo biến động chưa cho thấy rõ biến động về các khoản chi phí sản xuất là do khoản mục nào và do lượng hay giá biến động gây ra.

2. Căn cứ vào số liệu đã cho ở đầu bài việc tính biến động các khoản mục chi phí sản xuất sẽ như sau:

Đơn vị: 1.000 đ
Khoản mục giá thànhChi phí SX 25.000 SP Định mứcChi phí SX 25.000 SP Thực tếBiến động tổng cộngBiến động lượngBiến động giá
Chi phí NVL trực tiếp48.00049.400+1.400-2.400+3.800
Chi phí nhân công trực tiếp35.00039.400+4.400+5.000-600
Chi phí sản xuất chung7.0007.200+200+1.000-800
Tổng cộng90.00096.000+6.000+3.600+2.400


Bài 4: Tại một công ty sử dụng hệ thống chi phí tiêu chuẩn để kiểm soát chi phí, trong tháng sản xuất sản phẩm A có các thông tin như sau:

Tài liệu kế hoạch,
Thẻ chi phí tiêu chuẩn – Chi phí khả biến

Khoản mục chi phíĐịnh lượngĐịnh giáChi phí định mức
Nguyên vật liệu trực tiếp5 kg30 ngđ150 ngđ
Nhân công trực tiếp3 giờ15 ngđ45 ngđ
Sản xuất chung khả biến4 giờ6 ngđ24 ngđ
Cộng chi phí khả biến219 ngđ

- Căn cứ để phân bổ chi phí sản xuất chung khả biến là số giờ máy.
- Tổng số giờ máy kế hoạch 50.000 giờ.
- Kế hoạch về các khoản mục chi phí sản xuất chung khả biến cho một giờ máy
- Nhân công gián tiếp: 3,5 ngđ
- Dầu mỡ: 1,2 ngđ
- Động lực: 1,3 ngđ
- Kế hoạch về các khoản mục chi phí sản xuất chung bất biến trong tháng:
- Lương quản lý: 250.000 ngđ
- Khấu hao TSCĐ: 210.000 ngđ
- Quảng cáo: 60.000 ngđ
- Công cụ dụng cụ: 80.000 ngđ

* Tài liệu thực tế.
- Khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong tháng 10.000 sản phẩm.
-Không có sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ.
- Khối lượng nguyên vật liệu tồn kho đầu tháng 2.700 kg, đơn giá 29.200 đ/kg
- Khối lượng nguyên vật liệu kho cuối tháng 5.000 kg
- Khối lượng nguyên vật liệu mua vào trong tháng 49,300 kg giá mua 28.000 đ/kg. Chi phí vận chuyển bốc vác nguyên vật liệu mua nhập kho 1.200 đ/kg.
- Toàn bộ số nguyên vật liệu xuất ra trong tháng là để dùng vào sản xuất sản phẩm.
- Trong tháng doanh nghiệp đã sử dụng 31.000 giờ lao động trực tiếp. Tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh 434.000 ngđ
- Tổng số giờ máy sử dụng trong tháng 43.000 giờ
- Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong tháng như sau:
- Chi phí sản xuất chung khả biến 249.400 ngđ
Trong đó:
- Nhân công gián tiếp: 150.500 ngđ
- Dầu mỡ: 38.700 ngđ
- Động lực: 60.200 ngđ
- Chi phí sản xuất chung bất biến 650.000 ngđ
Trong đó:
- Lương quản lý: 270.000 ngđ
- Khấu hao TSCĐ: 240.000 ngd
- Quảng cáo: 60.000 ngđ
- Công cụ dụng cụ: 80.000 ngđ
Yêu cầu:
1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
3. Lập kế hoạch linh hoạt với gia số 10.000 giờ bao gồm cả biển. phí và định phí, bất đầu từ 30.000 giờ đến 60.000 giờ
4. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung (Tổng cộng và theo từng khoản mục phí)
5. Để ra các biện pháp nhằm cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


BÀI GIẢI

Bài giải 6.11

Từ những số liệu đã cho tính ra các khoản chi phí thực tế cho một sản phẩm như sau
Chi phí thực tế – Chi phí khả biến
Khoản mục chi phíLượng GiáChi phí
Nguyên vật liệu trực tiếp4,7 kg29,2 ngđ137,24 ngđ
Nhân công trực tiếp3,1 kg14 ngđ43,4 ngđ
Sản xuất chung khả biến4,3 giờ5,8 ngđ24.94ngđ
Cộng chi phí khả biến205,58 ngđ

Đối tượng phân tích: (205,58 – 219) × 10.000 = 134.200 (ngđ)
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
  • Biến động lượng: (4, 7 - 5) x 30 x 10.000 = - 90.000
  • Biển động giá: (29, 2 - 30) x 4 ,7 x 10.000= -37.600
=> Chênh lệch= 127.600 (1)

Chi phí nhân công trực tiếp:
  • Biến động lượng: (3.1 - 3) x 15 x 10.000 = 15.000
  • Biến động giá: (14 - 15) x 3 ,1 x 10.000= -31.000
=> Chênh lệch = -16.000 (2)

Chi phí sản xuất chung khả biến:
  • Biến động lượng: (4, 3 - 4) x 6 x 10 = 18.000
  • Biến động giá: (5, 8 - 6) * 4 ,3*10.000= underline .8.600
=> Chênh lệch = 9.400 (3)
=> (1) - (2) - (3) = -134.200

Nhận xét:
Tổng chi phí khả biến để sản xuất sản phẩm trong kỳ đã tiết kiệm so với định mức là 134.200 ngđ. Thể hiện là thành tích của doanh nghiệp trong khâu quản lý chi phí làm tiền để để tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Kết quả đạt được là do sự biến động của các nhân tố trong quá trình thực hiện kế hoạch như sau:

Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tiết kiệm so với định mức là 127.600 ngd do hai nguyên nhân là:
  • Biến động lượng: Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm giảm 0,3 kg, đã làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiết kiệm 90.000 ngđ, thể hiện là thành tích của doanh nghiệp trong khâu sản xuất đã quản lý tốt chi phí hạ thấp mức tiêu hao nguyên vật liệu làm cơ sở cho việc hạ thấp giá thành sản phẩm, từ đó chủ động tăng lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Nguyên nhân có thể do:
  • Trình độ thành thạo của người lao động gia tăng
  • Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, vận dụng phương thức sản xuất tiến bộ
  • Chất lượng của nguyên vật liệu sử dụng cao
  • Biến động giá: Đơn giá nguyên vật liệu thực tế giảm 0,8 ngđ/kg so với định mức, làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm 37.600 ngô sự thay đổi về giá cả có nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do khách quan, tuy nhiên cũng có những nguyên nhân thuộc về chủ quan của doanh nghiệp, do đó cần phải tìm hiểu cụ thể trong thực tế mới có thể kết luận một cách chính xác được. Thông thường một sự biến động về giá thường do các nguyên nhân sau:
  • Do sự thay đổi của quan hệ cung câu
  • Do sự thay đổi của chất lượng nguyên vật liệu thu mua
  • Do sự thay đổi của nhà cung cấp, đã tìm được những nhà cung cấp có chiết khấu cao hơn
  • Do sự thay đổi của các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thu mua như chi phí vận chuyển, chi phí bốc vác, chi phí cho trạm thu mua .. tuy nhiên giá cả biến động như trên là một thuận lợi đối với doanh nghiệp, là cơ sở để hạ thấp giá thành sản phẩm.
Tổng chi phí nhân công trực tiếp thực tế so với định mức tiết kiệm 16.000 ngđ nguyên nhân do:
  • Biến động lượng: Số giờ lao động trực tiếp hao phí cho một sản phẩm thực tế đa tăng so với định mức 0,1 giờ, do đó chi phí nhân công trực tiếp tăng 15.000 ngd, điều này chứng tỏ năng suất lao động của công nhân trực tiếp giảm, cần tìm hiểu trong thực tế của quá trình sản xuất để có biện pháp sử dụng lao động tốt hơn
  • Biến động giá: Đơn giá lương trên một giờ lao động trực tiếp giảm 1 ngũ làm cho tổng chi phí nhân công trực tiếp giảm 31.000 ngđ nguyên nhân có thể do sự thay đổi về giá cả tiền lương, hoạt năng suất lao động giảm do đó tiền lương giảm theo. Mặc dù sự thay đổi này đã đem lại một khoản chi phí tiết kiệm nhưng nếu do năng suất lao động giảm thì doanh nghiệp cần phải xem lại việc sử dụng lao động để có biện pháp kích thích tăng năng suất lao động, từ đó làm điều kiện tăng thu nhập cho người lao động, tăng tích lũy cho doanh nghiệp.
Tổng chi phí sản xuất chung khả biến phân bổ cho sản phẩm này tăng 9.400 ngđ nguyên nhân do
  • Số giờ máy làm căn cứ phân bổ chi phí thực tế đã tăng 0,3 giờ tính trên một sản phẩm điều này kéo theo chi phí phân bổ tăng một lượng 18.000 ngđ. Doanh nghiệp đã không tận dụng được số giờ máy để sản xuất sản phẩm, năng suất lao động giảm đi vì vậy đã phải chịu thêm một khoản chi phí
  • Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung giảm 0,2 ngđ/ giờ máy làm cho tổng chi phí sản xuất chung phân bổ giảm 8600 ngđ, như vậy doanh nghiệp đã sử dụng các khoản chi phí sản xuất chung khả biến có hiệu quả hơn.
3. Kế hoạch linh hoạt . Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung1 giờTổng giờ máy 30.000Tổng giờ máy 40.000Tổng giờ máy 50.000Tổng giờ máy 60.000
Chi phí khả biến
Nhân công gián tiếp3,5105.000140.000175.000210.000
Dầu mỡ1,236.00048.00060.00072.000
Động lưc1,339.00052.00065.00078.000
Tổng chi phí khả biến6180.000240.000300.000360.000
Chi phí bất biến
Lương quản lý250.000250.000250.000250.000
Khấu hao TSCĐ210.000210.000210.000210.000
Quảng cáo60.00060.00060.00060.000
Công cụ, dụng cụ80.00080.00080.00080.000
Tổng chi phí bất biến600.000600.000600.000600.000
Tổng chi phí SXC
780.000840.000900.000960.000

4. Để có thể đánh giá chính xác hơn việc sử dụng các khoản chỉ phí sản xuất chung cần phải căn cứ vào việc tính toán sự thay đổi về lượng và giá của các khoản mục chi phí sản xuất chung khả biến như sau:

Báo cáo thực hiện chi phí sản xuất chung khả biến
Tổng số giờ máy kế hoạch: 50.000 giờ
Tổng số giờ máy cho phép: 40.000 giờ
Tổng số giờ máy thực tế: 43.000 giờ

Đơn vị: 1.000 đ
Chi phí1 giờ KHChi phí thực tếChi phí kế hoạch 43.000 giờChi phí kế hoạch 40.000 giờChênh lệch thực tế và kế hoạchBiến động giáBiến động lượng
Nhân công gián tiếp3,5150.500150.500140.000+10.500-+10.500
Dầu mỡ1,238.70051.60048.000-9.300-12.900+3.600
Động lực1,360.20055.90052.000+8.200+4.300+3.900
Tổng cộng249.400258.000240.000+9.400-8.600+18.000

Qua số liệu tính được cho thấy tổng chi phí sản xuất chung khả biến thực tế tăng so với kế hoạch 9.400 ngả, được phân tích thành hai biến động như sau:
Biến động giá đã làm cho tổng chi phí giảm 8.600 ngả trong đó đơn giá phân bổ nhân công gián tiếp không thay đổi, đơn giá phân bổ dầu mỡ giảm 0,3 ngđ/giờ máy (0,9 – 1,2) làm cho chi phí tiết kiệm 12.900 ngđ, ngược lại đơn giá phân bổ chi phí động lực tăng 0,1 ngđ/giờ máy (1,4 – 1,3) làm chi phí bội chi 4.300 ngđ. Cần tìm hiểu tài liệu thực tế để xác định nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi giá cả này, từ đó có kết luận chính xác.

Do năng suất lao động giảm đáng lý để sản xuất 10.000 sản phẩm chỉ cần 40.000 giờ máy, thực tế doanh nghiệp đã phải sử dụng đến 43.000 giờ máy vì vậy chi phí phân bố của cả ba khoản mục chi phí sản xuất chung khả biến đều tăng so với kế hoạch dẫn đến tổng mức tăng là 18.000 ngđ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top