BTTL - Phân tích biến động chi phí P1

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Bài 1: Công ty “Phương nam" sản xuất một sản phẩm định mức nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp của một sản phẩm như sau

LượngGiáChi phí
Nguyên vật liệu trực tiếp7,2 kg2.500đ/kg18.000
Nhân công trực tiếp0.4 giờ10.000 đ/giờ40.000

Trong tháng hiện hành, các hoạt động được ghi lại sau:

  • Mua 20.000 kg nguyên vật liệu với giá 2.400 đ/kg
  • Tất cả các nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất 2500 sản phẩm • 5000 giờ nhân công trực tiếp được ghi lại với chi phí 97.200.000d
Yêu cầu
1. Phân tích biến động lượng và giá nguyên liệu trực tiếp.
2. Phân tích biến động lượng và giá nhân công trực tiếp.


BÀI GIẢI

Bảng tính chi phí thực tế cho một sản phẩm

LượngGiáChi phí
Nguyên vật liệu trực tiếp8 kg2.40019.200
Nhân công trực tiếp3,6 kg10.80038.880
Cộng58.080

1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 48.000.000

45.000.000

Biến động giá = 48.000.000 - 50.000.000 = - 2.000.000

Biến động lượng = 50.000.000 - 45.000.000 = + 5.000.000

Tổng biến động = 3.000.000

2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp 97.200.000

Biến động giá = 97.200.000 - 90.000.000 = + 7.200.000

Biến động lượng = 90.000.000 - 100.000.000 = -10.000.000

Tổng biến động = - 2.800.000

Bài 2: Bộ phận cơ khí của công ty đang triển khai công thức tính chi phi. Các chi phí này căn cứ trên phạm vi hoạt động phù hợp từ 10.000 đến 20.000 giờ máy mỗi tháng.

Chi phíCách tính chi phi
Phục vụ700 đ/giờ máy
Dầu nhờn1.000đ/giờ máy + 8.000.000đ/ 1 tháng
Điều hành máy200 đ/giờ máy
Lao động phụ600 đ/giờ máy
Khấu hao tài sản32.000.000 đ/ tháng

Trong tháng đầu tiên sau khi công thức trên được xác định, bộ phận cơ khi sử dụng 18.000 giờ máy và sản xuất 9.000 sản phẩm. Các chi phí thực tế của sản lượng này là:

Phục vụ = 12.000.000
Dầu nhờn = 24.500.000
Điều hành máy = 4.800.000
Lao động phụ = 132.500.000
Khấu hao = 32.000.000
Cộng chi phí = 205.000.000
Định phí không biến động, bộ phận cơ khí đã xây dựng kế hoạch 20.000 giờ máy trong tháng.
Yêu cầu:

1. Lập kế hoạch linh hoạt cho bộ phận cơ khí với gia số 5.000 giờ bao gồm cả biến phí và định phí, bắt đầu từ 10.000 giờ
2. Lập báo cáo thực hiện chi phí sản xuất chung của bộ phận trong tháng bao gồm cả định phí, biến phí và chỉ ra các biến động.
3. Theo bạn nên cần thêm tài liệu nào để tính biến động hiệu suất (Biển động lượng) của chi phí sản xuất chung?
4. Hãy giải thích làm rõ ý nghĩa kế hoạch linh hoạt để sử dụng cho nhu cầu quản trị.


BÀI GIẢI​

Kế hoạch linh hoạt
Tổng số giờ máy kế hoạch: 20.000 giờ

Đơn vị: 1.000 đ

Khoản mục chi phí1 giờ KH10.000 giờ máy15.000 giờ máy20.000 giờ máy
Phục vụ0.77.00010.00014.000
Dầu nhờn110.00015.00020.000
Điều hành máy0.22.0003.0004.000
Lao động phụ0.66.0009.00012.000
Cộng2.525.00037.50050.000
Chi phí bất biến
Dầu nhờn8.0008.0008.000
Khấu hao tài sản32.00032.00032.000
Cộng40.00040.00040.000
Tổng cộng65.00077.50090.000

2. Báo cáo thực hiện chi phí sản xuất chung. Vì phần bất biến không đổi do đó chỉ lập cho phần khả biến (Đơn vị: 1.000 đ).

Chi phí sản xuất chung khả biến1 giờ KHThực tếKế hoạch 18.000 giờBiến động giá
Chi phí phục vụ0,712.00012.600(600)
Dầu nhờn116.50018.000(1.500)
Chi phí điều hành máy0,24.8003.6001.200
Lương nhân viên phục vụ0,612.50010.8001.700
Tổng cộng2,545.80045.000800

3. Muốn đánh giá về biến động hiệu suất chi phí sản xuất chung (Biến động lượng) thì cần phải có tài liệu về số giờ máy kế hoạch cho một sản phẩm.
4. Kế hoạch linh hoạt đã giúp cho người quản lý có thể chọn được một số kế hoạch phù hợp với mức độ hoạt động thực tế để đánh giá chính xác việc thực hiện các khoản chi phí sản xuất chung.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top