BTTL - Mối quan hệ CP - LN - KL P1

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Bài 1: Công ty “Anh Tuấn" năm trước tiêu thụ được 20.000 sản phẩm có tài liệu về sản phẩm này như sau
  • Đơn giá bán 15.000đ
  • Chi phí khả biến một sản 9.000đ
  • Tổng CPBB hoạt động trong năm 96.000.000
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí
2. Xác định:
+ Khối lượng bán và doanh thu tại điểm hoà vốn
+ Độ lớn đòn bẩy kinh doanh ở mức doanh thu năm trước và nêu ý nghĩa.
3. Công ty dự kiến mức chi phí nhân công trực tiếp tăng 1.200đ/sp so với năm trước, giá bán vẫn không đổi. Hãy xác định sản lượng bán và doanh thu hòa vốn trong trường hợp này.
4. Nếu chi phí nhân công trực tiếp thực sự tăng 1200đ/sp thì phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để công ty trong năm tới vẫn đạt mức lợi nhuận như năm trước.
5. Dùng số liệu câu 3: Công ty phải định giá bán cho một sản phẩm là bao nhiêu để tỷ lệ số dư đảm phí không thay đổi so với năm trước.
6. Dùng số liệu năm trước: Nếu tự động hóa quá trình sản xuất sẽ làm chi phí khả biến giảm 40%, nhưng chi phí bất biến tăng 90% Nếu tự động hóa được thực hiện thì tỷ lệ số dư đảm phí, khối lượng bán và mức doanh thu ở điểm hòa vốn là bao nhiêu
7. Giả sử quá trình tự động hóa được thực hiện trong điều kiện khối lượng bán và giá bán như năm trước. Hãy xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh, so với kết quả cầu 2 và cho nhận xét. Có nên tự động hóa hay không. Tại sao?


Bài giải​

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Tổng cộngĐơn vị%
Doanh số300.000.00015.000100
(-) Chi phí khả biến180.000.0009.00060
Số dư đảm phí120.000.0006.00040
(-) Chi phí bất biến96.000.000
Thu nhập thuần24.000.000

2. Xác định sản lượng, doanh số hòa vốn và độ lớn đòn bẩy kinh doanh
Sản lượng hòa vốn = Tổng chi phí bất biến/ Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm
- Sản lượng hòa vốn = 96.000.000/6.000 = 16.000sp

- Doanh số hoà vốn = sản lượng hoà vốn × giá bán
Doanh thu hoà vốn = 16.000sp x 15.000đ = 240.000.000đ

- Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Tổng số dư đảm phí /Tổng thu nhập thuần
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = 120.000.000/ 24.000.000 =5

Ý nghĩa của độ lớn đòn bẩy kinh doanh thể hiện, so với mức doanh số 300 triệu nếu doanh tăng được 1% thì thu nhập thuần sẽ tăng 5%.

3. Chi phí nhân công trực tiếp tăng 1.200đ/sản phẩm thì số dự đảm phí đơn vị sản phẩm sẽ giảm 1.200 đ. Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm còn: 6.000đ - 1.200đ = 4.800đ
• Sản lượng hòa vốn = 96.000.000/4.800 = 20.000sp
• Doanh thu hoà vốn = 20.000 sp x 15.000đ = 300.000.000đ

4. Nếu chi phí nhân công trực tiếp thực sự tăng 1.200đ/ sản phẩm, để có thể đạt được lợi nhuận như năm trước (24 triệu) doanh nghiệp cần phải tiêu thụ:
Khối lượng sp bán đạt lợi nhuận mong muốn = (Tổng chi phí bất biến + Lợi nhuận mong muốn)/ Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm
= (96.000.000 + 24.000.000)/4.800 = 25.000sp

5. Gọi X là giá bán để đạt tỷ lệ số đảm phí như năm trước (40%)
Chi phí nhân công trực tiếp tăng 1.200đ, chi phí khả biến đơn vị sản phẩm sẽ là 9.000đ + 1.200đ = 10.200đ
Số dự đảm phí đơn vị sản phẩm: X − 10.200
Tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí/ Giá bán
0.4:-(X-10.200)/X
0.6X = 10.2
=> X = 17.000

Như vậy, đơn giá bán 17.000 đ/sản phẩm thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ là 40%

6. Khi tự động hóa được thực hiện
Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm: 9.000đ x 60%= 5.400đ
Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm: 15.000đ - 5.400đ = 9.600đ
Tổng chi phí bất biến: 96.000.000đ x 190%
+ Tỷ lệ số dư đảm phí= 9.600/15.000 x 100%=64%
+ Sản lượng hòa vốn = (96.000.000 x 190%)/9.600 = 19.000sp
+ Doanh số hóa vốn = 19.000 sp × 15.000đ = 285.000.000đ

7. Nếu tự động hóa được thực hiện
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = (96.000.000 d x 190%) /((20.000 sp 19.000 sp) x 9.600đ) = 20
Độ lớn đòn bẩy kinh doanh này lớn gấp 4 lần độ lớn đòn bẩy kinh doanh ở câu 2, điều này có nghĩa so với mức doanh thu 300tr nếu tự động hóa thì 1% tăng lên của doanh số thu nhập thuần sẽ tăng gấp 4 lần khi chưa tự động hóa. Tuy nhiên tự động hóa có được ủng hộ hay không còn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu trong tương lai doanh số luôn tăng được so với trước đây thì nên tự động hoá. Còn ngược lại, doanh số không thể tăng được thì cần phải xem xét lại.

Bài 2:
Công ty thương mại “Anh Dương” kinh doanh 2 loại sản phẩm A và B có tài liệu như sau:

Sản phẩm ASản phẩm B
Giá bán một sản phẩm10.000đ12.000đ
Chi phí khả biến một sản phẩm4.500đ7.200đ
Khối lượng tiêu thụ trong tháng4.000đ5.000đ

Tổng chi phí bất biến hoạt động = 35.880.000đ

Yêu cầu:
1. Tính doanh số hoà vốn của công ty
2. Giả sử trong tháng tới công ty dự kiến bản được tổng doanh thu 100.000.000đ, trong đó doanh số của A chiếm 80% còn lại là B. Hãy tính doanh số hoà vốn. Có nhận xét gì so với kết - quả ở câu 1. Giải thích.


Bài giải​

SP ASP BTổng cộng
Số tiền%Số tiền%Số tiền%
Doanh số40.000.00010060.000.000100100.000.000
100
(-) CPKB18.000.0004536.000.0006054.000.00054
SDDP22.000.000
5524.000.0004046.000.00046
(-) CPBB35.880.000
TNTT10.120.000

Doanh số hoà vốn = 35.880.000/46% = 78.000.000
Nếu bán với kết cấu sản phẩm A chiếm 80% doanh số, sản phẩm B chiếm 20% doanh số thì tổng số dư đảm phí của A là: 80.000.000đ x 55% = 44.000.000đ
Tổng số dư đảm phí sản phẩm B là: 20.000.000đ x 40% 8.000.000đ
Tổng số dư đảm phí của doanh nghiệp là: 44.000.000đ + 8.000.000đ= 52.000.000đ
Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân (52.000.000/100.000.000) x 100% = 52%
Doanh số hoà vốn = 35.880.000/ 52% =69.000.000

Doanh số hoà vốn trong trường hợp này giảm 9.000.000 so với trước đây do doanh nghiệp đã thay đổi kết cấu hàng bản nâng cao tỷ trọng tiêu thụ đối với sản phẩm A là sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí cao hơn so với sản phẩm B.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top