BTTL - Các vấn đề nâng cao về bằng chứng kiểm toán 3

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Bài 5: Có phát biểu như sau: “Một trong những thông tin cần trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính là giao dịch giữa những người lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là khoản tiền lương và tiến của họ". Hãy cho biết vì sao cần công bố thông tin nếu trên và thủ tục kiểm toán cần thực hiện để kiểm tra liệu đơn vị có công bố đầy đủ thông tin này?

Bài giải

Theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán Việt Nam về bên liên quan (VAS 23), đơn vị cần trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính giao dịch giữa những người lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là khoản tiền lương và tiền vay của họ vì vai trò quan trọng của người lãnh đạo đổi với doanh nghiệp.

Để kiểm tra sự trình bày thông tin nêu trên, các thủ tục kiểm toán cần thực hiện bao gồm:

- Kiểm tra tài liệu: bảng lương, sổ chi tiết vay, sổ quỹ, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng và lần theo các chứng từ có liên quan.
- Phỏng vấn: Ban Giám đốc, kế toán trưởng về các thông tin có liên quan.
- Đọc các biên bản họp Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc.

Bài 6: Để đánh giá liệu giả định hoạt động liên tục có bị vi phạm hay không khi lập và trình bày báo cáo tài chính, nhà quản lý của đơn vị được kiểm toán phải dựa trên các dấu hiệu về tài chính, dấu hiệu hoạt động và dấu hiệu khác. Hãy cho ví dụ minh họa về mỗi một loại dấu hiệu này?

Bài giải
Theo đoạn A2, VSA 570, các dấu hiệu bao gồm:

*Về tải chính:

1) Đơn vị lâm vào tình trạng nợ phải trả lớn hơn tài sản hoặc nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động.

2) Đơn vị có các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả mà không có khả năng được giãn nợ hoặc không có khả năng thanh toán hoặc đơn vị phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn để tài trợ các tài sản dài hạn;

3) Dấu hiệu về việc các chủ nợ ngừng hoặc thu hồi các hỗ trợ tài chính;

4) Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm thể hiện trên báo cáo tài chính hay dự báo trong tương lai

5) Đơn vị có các chỉ số tài chính xấu hơn mức bình thường; (6) Lễ hoạt động kinh doanh lớn hoặc có sự suy giảm lớn về giá trị của các tài sản được dùng để tạo ra các luồng tiền;

7) Nợ tồn đọng hoặc ngừng thanh toán cổ tức;

8) Không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn;

9) Không có khả năng tuân thủ các điều khoản của hợp đồng tín dụng.

10) Chuyển đổi từ các giao dịch mua chịu sang mua thanh toán ngay với các nhà cung cấp; 11) Không có khả năng tìm kiếm các nguồn tài trợ cho việc phát triển các sản phẩm mới thiết yếu hoặc các dự án đầu tư thiết yếu;

*Về hoạt động:

12) Ban Giám đốc có ý định ngừng hoạt động hoặc giải thể đơn vị;

13) Thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt mà không được thay thế (14) Mất một thị trường lớn, mất khách hàng quan trọng, mất quyền kinh doanh theo hình thức cấp phép, nhượng quyền thương mại hoặc mất nhà cung cấp quan trọng;

15) Gặp các vấn đề khó khăn về lao động;

16) Thiếu hụt vật tư đầu vào chủ yếu (17) Xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới thành công hơn;

*Các dấu hiệu khác

18) Không tuân thủ các quy định về góp vốn cũng như các quy định khác của pháp luật; (

19) Đơn vị đang bị kiện và các vụ kiện này chưa được xử lý mà nếu đơn vị thua kiện có thể dẫn đến các khoản bồi thường không có khả năng đáp ứng được

20) Thay đổi về pháp luật và các quy định hoặc chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng bất lợi tới đơn vị;

21) Xảy ra các rủi ro, tổn thất mà không được bảo hiểm hoặc bảo hiểm với giá trị thấp.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top