BT - Tự luận về các loại chi phí

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Bài 1:
Phòng kế toán công ty Bình Minh đã theo dõi và tập hợp được số liệu về chi phí dịch vụ bảo trì máy móc sản xuất và số giờ máy sử dụng trong 6 tháng đầu năm như sau:

ThángSố giờ máy sử dụng (đvt: giờ)Chi phí bảo trì (đvt: 1.000 đồng)
13.00015.000
24.00016.200
36.00010.400
49.00024.000
55.00018.300
67.00022.700

Số giờ máy sử dụng (đvt: giờ)
Chi phí bảo trì (đvt: 1.000 đồng)

Yêu cầu:
1. Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để xác định công thức ước tính chi phí bảo trì máy móc sản xuất của công ty.
2. Giả sử công ty dự kiến tháng tới có tổng số giờ máy sử dụng là 8.000 giờ thì chỉ phí bảo trì máy móc ước tính là bao nhiêu?

GIẢI
1.
y= ax + b
a= BP bảo trì/ giờ = (24.000 - 15.000)/(9.000 - 3.000)=1.5 ngđ/ giờ

=> b= Tổng ĐP bảo trì = CP bảo trì max - BP bảo trì max = 24.000 - 9.000 x 1.5 ngđ/ giờ = 10.500

Hoặc Tổng ĐP bảo trì = CP bảo trì min - BP bảo trì min =15.000 - 3.000 x 1.5 ngđ/giờ = 10.500

Vậy y=1.5x + 10.500

2. x=8.000

y=1.5ngđ/giờ x 8.000 giờ + 10.500 = 22500

Bài 2: (bài tập TL 12 sách giáo trình)

Giả sử chi phí sản xuất chung của một doanh nghiệp sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí là chi phí vật liệu – công cụ sản xuất, chi phí nhân viên phân xưởng và chi phí bảo trì máy móc sản xuất. Ở mức hoạt động thấp nhất là 10.000 giờ máy, các chi phí này phát sinh như sau: (đvt: 1.000 đồng)

Chi phí vật liệu – công cụ sản xuất10.400 (biến phí)
Chi phí nhân viên phân xưởng12.000 (định phí)
Chi phí bảo trì máy móc sản xuất11.625 (hỗn hợp)
Chi phí sản xuất chung34.025

Chi phí sản xuất chung được phân bổ căn cứ theo số giờ máy sử dụng. Phòng kế toán của doanh nghiệp đã theo dõi chi phí sản xuất chung trong 6 tháng đầu năm và tập hợp trong bảng dưới đây:

ThángSố giờ máy sử dụng (đvt: giờ)Chi phí bảo trì (đvt: 1.000 đồng)
111.00036.000
211.50037.000
312.50038.000
410.00034.025
515.00043.400
617.50048.200

Doanh nghiệp muốn phân tích chi phí bảo trì máy móc sản xuất thành các yếu tố biến phí và định phí.

Yêu cầu:
1. Hãy xác định chi phí bảo trì ở mức độ hoạt động cao nhất trong 6 tháng trên.
2. Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để xây dựng công thức dự đoán chi phí bảo trì dưới dạng y = ax + b.
GIẢI

1. Ta có:

BP vật liệu – công cụ/giờ máy (hằng số) 10400/10000 = 1.04 ngđ/giờ

=> Chi phí bảo trì ở mức hoạt động cao nhất trong 6 tháng:

=> CPSXC max – BPVL,CC max – ĐPNVPX max

= 48200 – (1.04 ngđ/giờ *17500 giờ + 12000) = 18000 ngđ

2.
CP bảo trìMức độ hoạt động
Cực đại18.000 ngđ17.500 giờ
Cực tiểu11.62510.000
Chênh lệch6.325ngđ7.500 giờ

=> BP bảo trì/ giờ = (18.000 -11625)/(17500-10000) hoặc 6325/7500 giờ = 0.85 ngđ/ giờ

Định phí bảo trì = CP bảo trì max - BP bảo trì max
= 18.000 - 17.500giờ x 0.85 ngđ/giờ = 3125

=>Phương trình cp bảo trì có dạng y=0.85x + 3125
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top