Câu 1: Ngoài việc phân loại kiểm toán theo hai tiêu chí quen thuộc là theo mục đích kiểm toán và theo chủ thể kiểm toán, theo bạn, còn có thể phân loại kiểm toán theo tiêu chí nào khác hay không?
Ngoài hai tiêu chí trong đề bài, nếu dựa vào tính chất pháp lý của kiểm toán, ta còn có thể chia kiểm toán thành hai loại là: kiểm toán bắt buộc và kiểm toán không bắt buộc. Thí dụ như đối với kiểm toán báo cáo tài chính:
Kiểm toán bắt buộc (còn gọi là kiểm toán theo luật định) khi bảo cáo tài chính của doanh nghiệp phải kiểm toán theo yêu cầu của pháp luật. Đối tượng bắt buộc kiểm toán tùy thuộc vào luật pháp của từng quốc gia. Ví dụ tại Việt Nam, căn cứ Luật Kiểm toán độc lập, Điều 37, đơn vị được kiểm toán bao gồm:
1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán;
a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng,
c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm,
d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
b) Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
c) Doanh nghiệp, tổ chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy định phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
d) Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản.
Điều này không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Kiểm toán không bắt buộc: khi cuộc kiểm toán báo cáo tài chính không theo yêu cầu của pháp luật mà xuất phát từ yêu cầu của một hay nhiều bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Ví dụ chủ doanh nghiệp có thể yêu cầu kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình khi họ thuê người bên ngoài làm giám đốc, hay các cổ đông yêu cầu phải kiểm toán.
Câu 2: Nêu tóm tắt lợi ích của kiểm toán báo cáo tài chính đối với công ty không phải là công ty cổ phần niêm yết
Các công ty không phải là công ty cổ phần có niêm yết, kiểm toán báo cáo tài chính có thể mang lại những lợi ích sau:
- Giảm được những tranh chấp giữa các bên góp vốn về phần lợi nhuận sẽ phân phối, nhờ báo cáo tài chính năm được kiểm tra về tính trung thực và hợp lý.
- Tạo thuận lợi hơn khi cần mời các nhà đầu tư bên ngoài góp vốn vào doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính được kiểm toán sẽ đạt được sự tin cậy cao hơn đối với ngân hàng khi vay vốn, hoặc có thể sẽ tạo niềm tin nơi cơ quan thuế khi họ kiểm tra tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Ngoài các lợi ích trên, doanh nghiệp còn nhận được sự trợ giúp khác từ kiểm toán viên độc lập. Thông qua quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên có thể sẽ góp ý để doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán, trình tự luân chuyển chứng từ, khắc phục những yếu kém trong hệ thống kiểm soát nội bộ.
Câu 3: Có một số ý kiến cho rằng: “Hoạt động kiểm toán độc lập không đóng góp gì cho sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, cũng như sự thịnh vượng nói chung của xã hội bởi vì các kiểm toán viên không sáng tạo ra cái mới mà chỉ đơn thuần là kiểm tra những gì người khác đã làm”. Bạn có đồng ý với ý kiến trên hay không? Tại sao?
- Kiểm toán độc lập ra đời xuất phát từ yêu cầu khách quan của xã hội và trong thực tế nó đã mang lại một số lợi ích nhất định cho xã hội. Lịch sử phát triển hàng trăm năm của hoạt động này đã chứng minh cho vai trò quan trọng không thể phủ nhận của nghề nghiệp này trong nền kinh tế. Cụ thể:
- Báo cáo tài chính được kiểm toán sẽ giúp tăng cường sự tin cậy của người sử dụng báo cáo tài chính (nhà đầu tư, ngân hàng... ) đối với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy sự gia tăng đầu tư, cho vay đối với doanh nghiệp.
- Thông qua kiểm toán, các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể được phát hiện, nhờ đó đã giúp xã hội tránh được các thiệt hại kinh tế có tác động dây chuyền. Bởi nếu không có kiểm toán, người sử dụng có thể ra các quyết định kinh tế không đúng dẫn dẫn đến họ có thể bị phá sẵn hàng loạt.
- Nhờ kiểm toán, những điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có thể được thông báo kịp thời cho nhà quản lý, từ đó họ có thể áp dụng các biện pháp chân chính. Mặt khác, do có kiếm toàn, ý thức chấp hành những quy định của các nhân viên, các bộ phận , doanh nghiệp sẽ tốt hơn vì họ biết rằng kết quả công việc của họ trong có thể sẽ bị người khác kiểm tra lại.
- Những kỹ thuật kiểm toán cũng ngày càng phải được hoàn thiện để thích nghi với sự phát triển không ngừng của môi trường kinh doanh, như kỹ thuật lấy mẫu, kỹ thuật kiểm toán trong môi trường máy tính... Chúng làm phong phú thêm kho tàng kiến thức của nhân loại, và được áp dụng rộng rãi trong cả kiểm toán nội bộ và kiểm toán của nhà nước.
- Không chỉ kiểm tra những gì người khác đã thực hiện, kiểm toán viên còn phải phán đoán, dự báo về những khoản chi phí, công nợ có thể phát sinh trong tương lai, về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng... để yêu cầu doanh nghiệp khai báo nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng.
- Tương tự như nhiều nghề nghiệp khác, nghề kiểm toán cũng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, gia tăng thu nhập của một bộ phận người lao động, đồng thời cũng góp phần đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính kế toán: như giám đốc tài chính, kế toán trưởng, chuyên viên phân tích tài chính...
Như vậy, có thể nói nghề kiểm toán đã đóng góp vào sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, cũng như vào sự thịnh vượng chung của xã hội.
Ngoài hai tiêu chí trong đề bài, nếu dựa vào tính chất pháp lý của kiểm toán, ta còn có thể chia kiểm toán thành hai loại là: kiểm toán bắt buộc và kiểm toán không bắt buộc. Thí dụ như đối với kiểm toán báo cáo tài chính:
Kiểm toán bắt buộc (còn gọi là kiểm toán theo luật định) khi bảo cáo tài chính của doanh nghiệp phải kiểm toán theo yêu cầu của pháp luật. Đối tượng bắt buộc kiểm toán tùy thuộc vào luật pháp của từng quốc gia. Ví dụ tại Việt Nam, căn cứ Luật Kiểm toán độc lập, Điều 37, đơn vị được kiểm toán bao gồm:
1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán;
a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng,
c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm,
d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
b) Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
c) Doanh nghiệp, tổ chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy định phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
d) Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản.
Điều này không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Kiểm toán không bắt buộc: khi cuộc kiểm toán báo cáo tài chính không theo yêu cầu của pháp luật mà xuất phát từ yêu cầu của một hay nhiều bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Ví dụ chủ doanh nghiệp có thể yêu cầu kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình khi họ thuê người bên ngoài làm giám đốc, hay các cổ đông yêu cầu phải kiểm toán.
Câu 2: Nêu tóm tắt lợi ích của kiểm toán báo cáo tài chính đối với công ty không phải là công ty cổ phần niêm yết
Các công ty không phải là công ty cổ phần có niêm yết, kiểm toán báo cáo tài chính có thể mang lại những lợi ích sau:
- Giảm được những tranh chấp giữa các bên góp vốn về phần lợi nhuận sẽ phân phối, nhờ báo cáo tài chính năm được kiểm tra về tính trung thực và hợp lý.
- Tạo thuận lợi hơn khi cần mời các nhà đầu tư bên ngoài góp vốn vào doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính được kiểm toán sẽ đạt được sự tin cậy cao hơn đối với ngân hàng khi vay vốn, hoặc có thể sẽ tạo niềm tin nơi cơ quan thuế khi họ kiểm tra tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Ngoài các lợi ích trên, doanh nghiệp còn nhận được sự trợ giúp khác từ kiểm toán viên độc lập. Thông qua quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên có thể sẽ góp ý để doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán, trình tự luân chuyển chứng từ, khắc phục những yếu kém trong hệ thống kiểm soát nội bộ.
Câu 3: Có một số ý kiến cho rằng: “Hoạt động kiểm toán độc lập không đóng góp gì cho sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, cũng như sự thịnh vượng nói chung của xã hội bởi vì các kiểm toán viên không sáng tạo ra cái mới mà chỉ đơn thuần là kiểm tra những gì người khác đã làm”. Bạn có đồng ý với ý kiến trên hay không? Tại sao?
- Kiểm toán độc lập ra đời xuất phát từ yêu cầu khách quan của xã hội và trong thực tế nó đã mang lại một số lợi ích nhất định cho xã hội. Lịch sử phát triển hàng trăm năm của hoạt động này đã chứng minh cho vai trò quan trọng không thể phủ nhận của nghề nghiệp này trong nền kinh tế. Cụ thể:
- Báo cáo tài chính được kiểm toán sẽ giúp tăng cường sự tin cậy của người sử dụng báo cáo tài chính (nhà đầu tư, ngân hàng... ) đối với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy sự gia tăng đầu tư, cho vay đối với doanh nghiệp.
- Thông qua kiểm toán, các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể được phát hiện, nhờ đó đã giúp xã hội tránh được các thiệt hại kinh tế có tác động dây chuyền. Bởi nếu không có kiểm toán, người sử dụng có thể ra các quyết định kinh tế không đúng dẫn dẫn đến họ có thể bị phá sẵn hàng loạt.
- Nhờ kiểm toán, những điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có thể được thông báo kịp thời cho nhà quản lý, từ đó họ có thể áp dụng các biện pháp chân chính. Mặt khác, do có kiếm toàn, ý thức chấp hành những quy định của các nhân viên, các bộ phận , doanh nghiệp sẽ tốt hơn vì họ biết rằng kết quả công việc của họ trong có thể sẽ bị người khác kiểm tra lại.
- Những kỹ thuật kiểm toán cũng ngày càng phải được hoàn thiện để thích nghi với sự phát triển không ngừng của môi trường kinh doanh, như kỹ thuật lấy mẫu, kỹ thuật kiểm toán trong môi trường máy tính... Chúng làm phong phú thêm kho tàng kiến thức của nhân loại, và được áp dụng rộng rãi trong cả kiểm toán nội bộ và kiểm toán của nhà nước.
- Không chỉ kiểm tra những gì người khác đã thực hiện, kiểm toán viên còn phải phán đoán, dự báo về những khoản chi phí, công nợ có thể phát sinh trong tương lai, về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng... để yêu cầu doanh nghiệp khai báo nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng.
- Tương tự như nhiều nghề nghiệp khác, nghề kiểm toán cũng tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, gia tăng thu nhập của một bộ phận người lao động, đồng thời cũng góp phần đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính kế toán: như giám đốc tài chính, kế toán trưởng, chuyên viên phân tích tài chính...
Như vậy, có thể nói nghề kiểm toán đã đóng góp vào sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, cũng như vào sự thịnh vượng chung của xã hội.