BT - Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán 4

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Bài 6. Kiểm toán viên Hồ được giao kiểm toán khoản mục hàng tồn kho của công ty thương mại bán sỉ hóa chất Sao Việt cho niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/200X. Sao Việt áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ trong hạch toán hàng tồn kho và sử dụng phương pháp FIFO để tính giá hàng tồn kho. Giá bán các hóa chất thường được xác định bằng giá mua cộng lãi gộp bán hàng (tỷ suất lãi gộp bình quân là 25%).

Kiểm toán viên Hồ nhận thấy rằng vào ngày 31/12/200X, phiếu nhập kho cuối cùng mang số 1.063 và không có chuyển gửi hàng nào cho hóa đơn bán hàng có số lớn hơn 968.

Tài liệu trích từ Nhật ký bán hàng và nhật ký mua hàng của công ty năm 200X như sau:
Đơn vị tính: 1.000đ

Ngày tháng ghi sổHóa đơn ngàyHóa đơn ngàyDiễn giảiGhi NợGhi có TK Doanh thu bán hàng
1/1 đến 26/12Tổng cộng658.320
27/12 đến 31/1227/12
965Bán hàng từ 27/12 đến 31/125.195
28/1296619.270
28/129671.302
31/129695.841
31/129707.922
31/129712.010
699.860


Ngày tháng ghi sổPhiếu nhập kho Ngày Phiếu nhập kho SốDiễn giảiTài khoản ghi nợ (hàng hóa)Phải trả người (ghi có)
1/1 đến 27/12Tổng cộng360.300
28/121059Mua hàng từ 28/12 đến 31/123.100
30/1210618.965
31/1210624.861
31/1210638.120
385.346


Khi chứng kiến kiểm kê vào ngày 31/12/200X và đối chiếu với các tài liệu trên sổ sách kế toán, kiểm toán viên Hồ chú ý đến một số nghiệp vụ là: Trên thẻ kho, có một số hóa chất đã mua, đã nhận (phiếu nhập kho số 1.060) nhưng do hóa đơn bị thất lạc nên kế toán đã không ghi nhận vào số. Số hàng này trị giá 2.183.000 đồng.

Trong kho có một số hàng công ty đã bán và đã được khách hàng trả tiền, được phản ánh trên hóa đơn số 965 nhưng khách hàng chưa nhận. Số hàng này không được đếm khi kiểm kê và hàng được bảo quản riêng.

Ngoài hàng hóa chứa trong kho, còn một số hàng khác trên xe (nằm tại bãi đậu xe của công ty) không được kiểm kê bao gồm:

a) Xe 30-AR-3816 nhận hàng từ nhà cung cấp, hàng được bốc. dỡ vào 2/1/200X+1. Số hàng nhận được ghi trên phiếu nhập kho số 1.063. Nhà cung cấp chịu phi tổn chuyên chở.

b) Xe 54-AE-7412 chở hàng giao cho khách hàng. Số hàng này công ty đã bán và đã được khách hàng trả tiền, được phản ánh trên hóa đơn số 968. Xe rời khỏi công ty vào 2/1/0200X+1. Giá bán là 12.700.000 đồng, khách hàng chịu phí chuyên chở.

c) Xe 54-BC-1902 chở hàng giao cho khách hàng B theo hóa đơn bán hàng số 966, điều kiện bán hàng. Hàng giao tại kho người mua.

d) Vào cuối ngày 31/12, một xe chở hàng đến công ty, số hàng nhận được đã ghi trong phiếu nhập kho số 1064. e) Khi quan sát kiểm kê, kiểm toán viên phát hiện một số hàng hư hỏng và không bán được có giá gốc là 1.250.000 đồng.

Yêu cầu

Bạn hãy nhận xét về phương pháp xử lý của công ty đối với các trường hợp mà kiểm toán viên Hồ phát hiện và bạn hãy đề nghị các bút toán điều chỉnh (nếu cần thiết) đối với các bút toán ghi sai. Giả sử không xem xét đến ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng.

Nhận xét về phương pháp xử lý của công ty đối với các trường hợp mà kiểm toán viên Hồ phát hiện và các bút toán điều chỉnh đề nghị (giả sử không có bút toán ghi nhận về thuế VAT):

- Nghiệp vụ 1: Kế toán không ghi số nghiệp vụ mua hàng là sai. Cần phải ghi sổ nhật ký mua hàng đối với số hàng mua đã nhập kho nhưng thất lạc hóa đơn với bút toán điều chỉnh như sau:

Nợ TK Mua hàng / Có TK Nợ phải trả người bán: 2.183.000 đồng
- Nghiệp vụ 2: Số hàng không được đếm khi kiểm kê là đúng vì quyền sở hữu đã được chuyển giao.

- Nghiệp vụ 3a: Công ty đã lập phiếu nhập kho số 1,063 và ghi vào nhật ký mua hàng nhưng số hàng này không được kiểm kê để tính vào số tồn kho thực tế là sai. Cần phải điều chỉnh tăng số liệu kiểm kê.

- Nghiệp vụ 3b: Số hàng này không được tính khi kiểm kê là đúng vì quyền sở hữu đã được chuyển giao. Tuy nhiên đơn vị không ghi vào nhật ký bán hàng là thiếu, vì vậy cần ghi nghiệp vụ này vào nhật ký bán hàng với bút toán điều chỉnh:

Nợ TK Phải thu Khách hàng / Có TK Doanh thu: 12.700.000 đồng

- Nghiệp vụ 3c: Do bán hàng theo phương thức Hàng giao tại kho người mua, vì vậy khi chưa giao hàng (chưa chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua), doanh nghiệp chưa được phép ghi nhận doanh thu bán hàng.

Cần điều chỉnh giảm doanh thu trong sổ nhật ký bán hàng như sau:

Nợ TK Doanh thu / Có TK Phải thu khách hàng: 19.270.000 đồng


Ngoài ra cần cộng số hàng này vào số hàng tồn kho khi kiểm kê (tính theo giá vốn hàng bán). Giá vốn hàng bán của lô hàng là: (19.270.000 đồng x 100%): 125%= 15.416.000 đồng

- Nghiệp vụ 3d: Kế toán đã ghi nhận đúng nên không cần điều chỉnh.

- Nghiệp vụ 4: Cần lập dự phòng giảm giá cho số hàng không bán được là 1.250.000 đồng.

Các bút toán điều chỉnh khác:

- Do áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ trong việc hạch toán hàng tồn kho, công ty đã dựa vào số liệu trên biên bản kiểm kê để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. Vì vậy, đối với hàng tồn kho cuối kỳ, kiểm toán viên sẽ đề nghị số tiền cần điều chỉnh ở nghiệp vụ 3a và nghiệp vụ 3c là:

8.120.000 +15,416.000 = 22.286.000 đồng

Bút toán điều chỉnh:

Nợ TK Hàng tồn kho / Có TK Giá vốn hàng bán: 22.286.000 đồng

- Hóa đơn bán hàng cuối cùng của niên độ mang số 968. Khi kiểm kê số hàng của các hóa đơn 969, 970, 971 vẫn còn trong kho. Do vậy, cần lập bút toán điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng của các hóa đơn này. Giá trị của 3 hóa đơn là:

(5.841.000 +7.922.000 +2.010.000) = 15.733.000 đồng

Bút toán điều chỉnh:

Nợ TK Doanh thu / Có TK Phải thu khách hàng: 15.733.000 đồng
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top