Bài 5. Kiểm toán viên Long được giao phụ trách kiểm tra khoản mục hàng tồn kho cho Công ty Trường Sinh cho niên độ kế toán kết thúc vào 30/09/200X. Trường Sinh kinh doanh máy vi tính và áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho và sử dụng phương pháp FIFO để tính giá hàng tồn kho. Các thông tin kiểm toán viên Long thu thập được về mặt hàng BQ của công ty như sau:
Số lượng hàng tồn kho vào 30/9/200X: 150 đơn vị.
Các thông tin thu thập từ sổ kế toán năm 200X như sau:
Tài liệu khác:
- Chi phí bán hàng và quảng cáo ước tính: 3% doanh thu.
- Chi phí vận chuyển hàng bán ước tính: 2% doanh thu.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp ước tính: 7% doanh thu.
Yêu cầu:
Hãy tính giá trị hàng tồn kho của mặt hàng BQ vào ngày 30/9/200X theo
1. Giá gốc.
2. Giá trị thuần có thể thực hiện được.
3. Giá trị trình bày trên báo cáo tài chính theo VAS 02 – Hàng tồn kho.
Biết rằng kiểm toán viên đã kiểm tra việc ghi chép chính xác niên độ và không phát hiện được sai phạm nào đối với hàng mua và hàng bán.
1.Theo giá gốc
2. Tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
- 150 đơn vị hàng cuối kỳ sẽ được bán đầu tiên trong năm sau.
- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối kỳ là: 100% - 3% - 2% = 95% giá bản sau ngày khóa sổ.
Như vậy, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là 74.461.000đ
3. Theo VAS 02- hàng tồn kho: giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được trình bày trên báo cáo tài chính là giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Vậy giá trị của hàng tồn kho trên báo cáo tài chính trong trường hợp này phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được là 74.461.000 đồng.
Số lượng hàng tồn kho vào 30/9/200X: 150 đơn vị.
Các thông tin thu thập từ sổ kế toán năm 200X như sau:
Ngày | Số lượng mua (đơn vị) | Giá mua (1.000đ) | Số lượng bán (đơn vị) | Giá bán (1.000đ) |
02/9 | 100 | 500 | 60 | 530 |
03/9 đến 16/9 | 60 | 503 | 80 | 528 |
17/9 đến 30/9 | 70 | 506 | 50 | 526 |
1/10 đến 14/10 | 50 | 509 | 70 | 524 |
15/10 đến 28/10 | 80 | 512 | 50 | 522 |
29/10 đến 11/11 | 40 | 515 | 50 | 520 |
Tài liệu khác:
- Chi phí bán hàng và quảng cáo ước tính: 3% doanh thu.
- Chi phí vận chuyển hàng bán ước tính: 2% doanh thu.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp ước tính: 7% doanh thu.
Yêu cầu:
Hãy tính giá trị hàng tồn kho của mặt hàng BQ vào ngày 30/9/200X theo
1. Giá gốc.
2. Giá trị thuần có thể thực hiện được.
3. Giá trị trình bày trên báo cáo tài chính theo VAS 02 – Hàng tồn kho.
Biết rằng kiểm toán viên đã kiểm tra việc ghi chép chính xác niên độ và không phát hiện được sai phạm nào đối với hàng mua và hàng bán.
1.Theo giá gốc
Ngày | Số lượng (đơn vị) | Đơn giá (1.000đ) | Tổng giá trị (1.000đ) |
17/9 đến 30/9 | 70 | 506 | 35.420 |
3/9 đến 16/9 | 60 | 503 | 30.180 |
2/9 | 20 | 500 | 10.000 |
Tổng | 150 | 75.600 |
- 150 đơn vị hàng cuối kỳ sẽ được bán đầu tiên trong năm sau.
- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối kỳ là: 100% - 3% - 2% = 95% giá bản sau ngày khóa sổ.
Ngày | Số lượng (đv) | Đơn giá bán (1.000đ) | Giá trị thuần có thể thực hiện được/đv (1.000đ) | Tổng giá trị thuần có thể thực hiện được (1.000đ) |
(1) | (2) | (3) | (4) = (3) x 95% | (5) = (2) x (4) |
1 đến 14/10 | 70 | 524 | 497,8 | 34.846 |
15 đến 28/10 | 50 | 522 | 495,9 | 24.795 |
29 đến 11/11 | 30 | 520 | 494,0 | 14.820 |
Cộng | 150 | 74.461 |
Như vậy, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là 74.461.000đ
3. Theo VAS 02- hàng tồn kho: giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được trình bày trên báo cáo tài chính là giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Vậy giá trị của hàng tồn kho trên báo cáo tài chính trong trường hợp này phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được là 74.461.000 đồng.