Ðề: Bổ nhiệm Phó Giám Đốc và sau đó uỷ quyền Cho Phó Giám đốc Ký tên các loại giấy tờ ?
Tại Điều 10 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của chính phủ về công tác văn thư quy định thẩm quyền ký văn bản:
“1. Ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
...
3. Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho một cán bộ phụ trách dưới mình một cấp ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa uỷ quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác ký.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.”.
Căn cứ các quy định trên, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh trực tiếp ký hoặc giao cho cấp phó của mình ký thay trên các văn bản giao dịch, tờ khai thuế, bảng biểu, mẫu biểu kèm theo tờ khai thuế gửi cho cơ quan thuế thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
Trường hợp đặc biệt, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có thể uỷ quyền bằng văn bản cho cán bộ phụ trách dưới mình một cấp ký thừa uỷ quyền các văn bản nêu trên. Khi thực hiện quan hệ giao dịch với cơ quan thuế, người được uỷ quyền phải thông báo cho cơ quan thuế biết về thời hạn, phạm vi uỷ quyền hoặc khi có thay đổi về thời hạn, phạm vi được uỷ quyền.
Riêng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập thì các văn bản trong trong hồ sơ đăng ký thuế lần đầu, văn bản trong hồ sơ mua hoá đơn lần đầu phải do người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên, đóng dấu mới được coi là hợp lệ.