Biến phí và định phí

maikun00

New Member
Hội viên mới
Các bạn ơi cho mình hỏi CPCĐ, CPBĐ thì bao gồm những khỏan nào??? Trả lời nhanh hộ mình với. Mai có tiết kiểm tra rồi hjc :lala:
 
Ðề: Biến phí và định phí

biến phí: hoa hồng bán hàng, nhân công trực tiếp, NVL trực tiếp, bao bì sản phẩm, chiết khấu thương mại....
định phí: khấu hao TSCĐ, tiền lương tháng, 1 phần chi phí dịch vụ mua ngoài (cước thuê bao điện thoại bàn, internet...), quảng cáo...........
 
Ðề: Biến phí và định phí

biến phí là những khoản chi phí thay đổi theo sản lượng như nguyên vật liệu trực tiếp , lương nhân viên trả theo sản phẩm,...nói chung là nó thay đổi theo sản lượng.
còn định phí là những khoản chi phí không đổi theo sản lượng mà nó cố định , nếu không sản xuất trong tháng thì vẫn phải chi ra như tiền thuê nhà xưởng, thiết bị, khấu hao , tiền lương trả theo tháng của nhân viên bán hàng, quảnlý doanh nghiệp...
Bạn hãy hiểu là như thế và tuỳ vào đề bài mà xác định
chúc bạn làm bài kiểm tra tốt
 
Ðề: Biến phí và định phí

Mình hiểu đơn giản mong có thể đóng góp chút sức mọn
Biến phí là những khoản chi phí có thể có hoặc có thể không trong quá trình HĐSXKD
Định phí là những khoản chi phí không thể thay đổi được trong quá trình HĐSXKD. VD: tiền lương, KHTSCĐ...
Chúc Bạn thi may mắn!
 
Ðề: Biến phí và định phí

Cách định nghĩa khác:

Biến phí là những chi phí tăng giảm cùng tỷ lệ với tăng giảm doanh thu.
Còn định phí là những chi phí tăng giảm không cùng tỷ lệ với tăng giảm doanh thu.
 
Ðề: Biến phí và định phí

*Biến phí (còn gọi là chi phí khả biến):
Trong các doanh nghiệp sản xuất thì biến phí bao gồm: Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, và một số khoản của chi phí sản xuất chung như Phụ tùng sửa chữa máy móc, chi phí điện thoại, chi phí điện nước... Tổng chi phí này thay đổi tỷ lệ thuận với sự biến động về mức độ hoạt động.
Trong các DN thương mại thì biến phí gồm chi phí cửa hàng, hoa hồng trả cho người bán hàng.
Biến phí có thể chia làm 2 loại:
- Biến phí tỷ lệ : Là các biến phí mà sự biến động của chúng thực sự không thay đổi tỷ lệ thuận với biến động của mức độ hoạt động như: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng.
- Biến phí cấp bậc: Là các biến phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng. Biến phí loại này không thay đổi khi mức độ hoạt động chưa đạt đến một giới hạn nhất định. Như vậy, biến phí cấp bậc có quan hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính vói mức độ hoạt động thay đổi, cho phép chi phí thay đổi để tương ứng với mức độ hoạt động mới.
* Định phí (còn gọi là chi phí bất biến):
Định phí có 2 đặc điểm:
- Tổng định phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp.
- Định phí trên 1 đơn vị (sản phẩm, dịch vụ thay đổi khi thay đổi mức độ hoạt động)
Trong các doanh nghiệp thì định phí thường là các chi phí khấu hao TSCD, chi phí thuê tài sản, lương nhân viên, cán bộ quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, nghiên cứu...
Có 2 loại định phí:
- ĐỊnh phí bắt buộc: Là những chi phí có bản chất sử dụng lâu dài và không thể giảm bớt đến số 0 trong một thời gian ngắn.
- Định phí tuỳ ý: Là các định phí có thể đựơc thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp (vd chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo...)
 
Ðề: Biến phí và định phí

Định phí là chi phí cố định, không thay đổi, trên tổng thể. VD: 1 tháng bạn phải trả 1tr cho tiền thuê mặt bằng cho dù bạn có bán hàng hay đóng cửa. Nhưng thay đổi trên từng đơn vị sản phẩm. VD: bạn làm ra 1000 sp thì chi phí sẽ là A/1000, còn nếu 10000sp thì rõ ràng chi phí trên sản phẩm sẽ rẻ hơn.
Biến phí là chi phí biến đổi. VD: chi phí điện nước...đâu ai biết tháng này sd bao nhiêu đến khi có hoá đơn.
 
Ðề: Biến phí và định phí

Ừm!!!
Biến phí:là các khoản chi phí bị thay đổi tăng hoặc giảm giá trị theo khối lượng sản phẩm, dịch vụ (VD: CP Nguyên vật liệu, nhân công....)
Định phí : Dù khối lượng sản phẩm, dịch vụ có tăng giảm như thế nào nhưng chi phí đó vẫn không thay đổi (VD: tiền lương quản lý, khấu hao TSCĐ....)
Chắc muộn rồi nhưng có vẫn còn hơn không nha!
Thân ái!
 
Ðề: Biến phí và định phí

Các bạn ơi cho mình hỏi CPCĐ, CPBĐ thì bao gồm những khỏan nào??? Trả lời nhanh hộ mình với. Mai có tiết kiểm tra rồi hjc :lala:

Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay...đây cũng là 1 trong các lý do tại sao sản xuất nhiều trong 1 ngưỡng nào đó lại có lợi thế hơn sản xuất ít, do chi phí cố định không thay đổi trong 1 phạm vi nào đó(chẳng hạn thay vì SX 100 sản phẩm mà lại SX 150sp, chi phí cố định không thay đổi mà chỉ phần chi phí khả biến thay đổi...) nếu vượt quá 1 ngưỡng sản phẩm nào đó chẳng hạn 2000sp thì lúc đố có thể chi phí cố định sẽ thay đổi( thuê thêm máy móc,nhà xưởng mới đáp ứng được SX 2000 sp...)
Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu,nhiên liệu,chi phí bao bì....
 
Ðề: Biến phí và định phí

Mọi người ơi giúp mình câu này nhé! Chi phí bao bì sản phẩm cho vào 641 hay 621?
 
Ðề: Biến phí và định phí

Tùy theo cách thức bên bạn bán sản phẩm. Nếu giá thành sản phẩm bao gồm cả bao bì ( VD: vỏ hộp bánh kẹo) thì tính chung vào chi phí sản xuất cho sản phẩm đó. Nếu bao bì không được tính vào giá thành sản phẩm ( vỏ chai bia, bom bia...) thì lúc đó hạch toán lại khác.
Thân!
 
Ðề: Biến phí và định phí

cho mjk hỏi cách xây dựng công thức dự đaón chi phí thế nào k? giup mjk vs
 
Ðề: Biến phí và định phí

chi phí bao bì phải hạch toán vào chi phí bán hàng chứ 641
 
Ðề: Biến phí và định phí

Các bạn ơi cho mình hỏi CPCĐ, CPBĐ thì bao gồm những khỏan nào??? Trả lời nhanh hộ mình với. Mai có tiết kiểm tra rồi hjc :lala:
Ví dụ:
Định phí: Chi phí khấu hao theo đường thẳng
Biến phí: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công tt ( lương theo sp)

---------- Post added at 05:22 ---------- Previous post was at 05:20 ----------

Chi phí bao bì nếu giá trị lớn thì bạn hạch toán vào 142, 242 rồi pbổ dần vào 627 để tính vào giá thành sản phẩm.
Nếu giá trị nhỏ thì cho vào 627 luôn. Nợ 627/có 1532
 
Ðề: Biến phí và định phí

Để lấy được ví dụ về nó. Cái quan trọng nhất bạn phải hiểu bản chất của nó
- CPCD: Cái khó thay đổi, Nếu xét về kế toán quản trị thì sự lựa chọn của các nhà quản trị DN sẽ là khi không thể thay đổi CPBD mới nghĩ tiếp đến việc thay đổi về CPCD bởi:
+) CPCD thường là những khoản để có được những cái lớn, có giá trị lâu dài. Và nếu có sự thay đổi về CPCD có thể dẫn đến 1 sự xáo trộn lớn của DN
+) Theo KTQT thì CPCD tương đương với Định phí. ĐP lại được chia làm 2 loại là định phí bắt buộc và định phí tùy ý. Lại phân tích tương tự đến quyết định của nhà quản trị khi có quyết định thay đổi về CP thì sẽ tác động lên cái nào trước cái nào sau . Vì sao?
* Biến phí làm tương tự!

---------- Post added at 08:08 ---------- Previous post was at 08:06 ----------

Ví dụ:
Định phí: Chi phí khấu hao theo đường thẳng
Biến phí: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công tt ( lương theo sp)

---------- Post added at 05:22 ---------- Previous post was at 05:20 ----------

Chi phí bao bì nếu giá trị lớn thì bạn hạch toán vào 142, 242 rồi pbổ dần vào 627 để tính vào giá thành sản phẩm.
Nếu giá trị nhỏ thì cho vào 627 luôn. Nợ 627/có 1532
Đồng ý với cách phân bổ chi phí bao bì của anh/ chị phongvan
 
Ðề: Biến phí và định phí

help me.... chí phí cố định sẽ thay đổi khi nào vậy mấy bác, mai tới giờ trả bài rồi...
 
Ðề: Biến phí và định phí

anh chị ơi cho em hỏi : tài liệu có khoản mỗi thág chi 12,5tr tiền thưởng cho 5nv, vậy minh đưa vào Định phí hay biến phí.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top