Nghị định 129 là quy định. Cụ thể điều 10 khoản 1 là:
Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 21 của Luật Kế toán, trường hợp bán hàng và mức tiền bán hàng không phải lập hoá đơn bán hàng được quy định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân thuộc hoạt động kinh doanh có sử dụng hóa đơn bán hàng, khi bán lẻ hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ một lần có giá trị dưới mức quy định của Bộ Tài chính thì không bắt buộc phải lập hoá đơn bán hàng, trừ khi người mua hàng yêu cầu giao hoá đơn thì người bán hàng phải lập và giao hoá đơn theo đúng quy định. Hàng hoá bán lẻ hoặc cung cấp dịch vụ một lần có giá trị dưới mức quy định tuy không bắt buộc phải lập hoá đơn nhưng vẫn phải lập bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ hoặc có thể lập hoá đơn bán hàng theo quy định để làm chứng từ kế toán. Trường hợp lập bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ thì cuối mỗi ngày phải căn cứ vào số liệu tổng hợp của bảng kê để lập hoá đơn bán hàng trong ngày theo quy định.
Mà quy định về "lập hoá đơn bán hàng trong ngày" cụ thể là lập như thế nào?
Hiển nhiên phải xem cụ thể ở NĐ89 và TT120.
Còn hướng dẫn cụ thể thực hiện "theo quy định" như thế nào thì TT120 nói là:
không bắt buộc phải lập hoá đơn nếu giá trị dưới 100.000 đ.
Nhưng NĐ129 ra sau TT120 và hình như cho đến nay chưa có văn bản nào sửa đổi điều này.
Để ý: NĐ129 là quy định về Luật kế toán.
Việc sử dụng hoá đơn chắc chắn là ta phải đọc kỹ NĐ89 và TT120 chứ không chỉ xem NĐ129 mà thôi.