Bài tập tình huống về luật

dinhmenh263

Member
Hội viên mới
Các bạn giúp mình giải bài tập tình huống này với .Cảm ơn các bạn nhiều nhiều:dotphao::anhhung::dotphao::dotphao:
Ngày 01/01/2007, bà B chết và để lại khối di sản gồm 150 triệu đồng và 15 cây vàng nhưng không có di chúc. Bà B có 3 người còn là C, D và E. Biết rằng,C chết trước bà B(tức C chết vào ngày 01/07/2006 do bão lũ cùng với người con của mình là N).Ngoài ra C còn có 2 người con khác là H và K và một người vợ là M( cả ba đều còn sống) .Biết rằng N có hai người con còn sống là X và Y.
Ngày 01/05/2007 , con và cháu của bà B ngồi lại phân chia phần di sản của bà B.Theo quy định của Bộ Luật Dân Sự hiện hành, hãy chia thừa kế cho tình huống này.
 
Ðề: Bài tập tình huống về luật

Các bạn giúp mình giải bài tập tình huống này với .Cảm ơn các bạn nhiều nhiều:dotphao::anhhung::dotphao::dotphao:
Ngày 01/01/2007, bà B chết và để lại khối di sản gồm 150 triệu đồng và 15 cây vàng nhưng không có di chúc. Bà B có 3 người còn là C, D và E. Biết rằng,C chết trước bà B(tức C chết vào ngày 01/07/2006 do bão lũ cùng với người con của mình là N).Ngoài ra C còn có 2 người con khác là H và K và một người vợ là M( cả ba đều còn sống) .Biết rằng N có hai người con còn sống là X và Y.
Ngày 01/05/2007 , con và cháu của bà B ngồi lại phân chia phần di sản của bà B.Theo quy định của Bộ Luật Dân Sự hiện hành, hãy chia thừa kế cho tình huống này.
Theo BLDS 2005:

Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ðiều 677. Thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

- Theo những điều trên thì khoản tài sản của bà B chia đều cho 3 người con C, D, E.
- Do C đã chết nên vợ C là M được hưởng tài sản của C.

Hết !
 
Ðề: Bài tập tình huống về luật

Sao hết sớm thế.
Sao chưa ai nói đến cái vụ con chưa thành niên thì được hưởng phân nửa suất thừa kế theo pháp luật nhỉ ??
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top