bài tập quản trị kế toán

khải minh 111

New Member
Hội viên mới
Chương 2
Bài 1/ Cty C có tài liệu trong tháng sau: (1.000đ)

Loại chi phí PXSX BP Bán hàng BP QL chung
CPNVLTT để SX 1sp 14
CPNCTT trả theo thời gian 20.000/tháng
CP hoa hồng bán hàng (1sp) 15%GB
CP quảng cáo 25.000
TL NV QLSX trả theo thời gian 20.000/tháng
TL NV trả theo DT 10%DT 5%DT
Khấu hao TSCĐ 18.000 6.000 16.000
Chi phí dịch vụ (biến động không đáng kể) 25.000 8.000 14.000
Giả sử trong tháng bán được 7.500sp, giá bán 40/sản phẩm Yêu cầu: Lập BC KQKD theo số dư đảm phí


Bài 2: Tại 1 DN có tài liệu sau:

Giá vốn hàng bán (1 sản phẩm) 14.000
Hoa hồng bán hàng 15% giá bán
Chi phí quảng cáo 25 tr/tháng
Lương quản lý 20 tr/tháng
Chi phí khấu hao TSCĐ 8 tr/tháng
Chi phí dịch vụ mua ngoài ?
Chi phí dịch vụ mua ngoài (vận chuyển, điện, nước, sửa chữa TSCĐ…) là chi phí hỗn hợp. Có số liệu thống kê 6 tháng như sau:

Tháng Khối lượng bán Chi phí dịch vụ mua ngoài
1 4.000 15,2 tr
2 5.000 17 tr
3 6.500 19,4 tr
4 8.000 21,8 tr
5 5.000 20 tr
6 5.500 18,2 tr
Yêu cầu:

1. Sử dụng phương pháp cực đại-cực tiểu để xây dựng công thức ước tính chi phí dịch vụ

mua ngoài của DN

2. Giả sử trong tháng tới dự kiến tiêu thụ được 7.500 sản phẩm với giá bán là 32.000đ/sản

phẩm. Lập BC KQKD theo số dư đảm phí



Bài 3 Có số liệu kết quả hoạt động KD của 1 công ty được lập như sau: (đvt: tr đồng)

Doanh thu 240
(-) các chi phí hoạt động 254
 Tiền lương quản lý DN (ngoài sx) 10
 Tiền lương nhân viên bán hàng 4
 Thuê phương tiện 16
 Mua nguyên liệu trực tiếp 76
 Khấu hao thiết bị bán hàng 4
 Bảo hiểm 3,2
 Chi phí phục vụ 20
 Chi phí nhân công trực tiếp 43,2
 Lương nhân viên phân xưởng 32
 Bảo trì MMTBSX 4,8
 Khấu hao TSCĐ sản xuất 3

 Chi phí quảng cáo 4,8
Lãi (lỗ) (14)
Tuy nhiên chủ DN không nhất trí với kết quả này và yêu cầu xem xét lại báo cáo trên và cho biết thêm 1 số thông tin khác có liên quan đến quá trình hoạt động như sau: 80% tiền thuê phương tiện, 75% chi phí bảo hiểm, 90% chi phí phục vụ được phân bổ cho phân xưởng sản xuất, số còn lại phân bổ cho bộ phận ngoài sản xuất.

Trị giá các loại tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ như sau:

Đầu kỳ Cuối kỳ
Nguyên liệu trực tiếp 6,8 16,8
Sản phẩm dở dang 20 34
Thành phẩm 8 24
Yêu cầu:

1. Tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành và chi phí ngoài sản xuất
2. Lập bảng kê chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ
3. Lập lại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (PP toàn bộ) cho DN.


Chương 5

Bài 1: Cty A có tài liệu như sau: (1.000đ) Tình hình tiêu thụ năm 20X


Số lượng (chiếc) Đơn giá bán Đơn giá mua
Quý 4 20.000 20 15
Dự kiến tình hình tiêu thụ năm 20X+1:

+ Số lượng quý 1 bằng quý 4 năm trước, các quý sau cao hơn quý trước 20%

+ Giá bán hàng hóa Q1 chưa thay đổi so với Q4 năm trước, nhưng từ Q2 tăng 10% và ổn định đến cuối năm

+ Doanh thu mỗi quý gồm bán lẻ thu tiền mặt 50%, bán sĩ thu trong quý 60% và quý sau 40%, năm trước cũng tương tự

+ Mua hàng trả tiền ngay trong quý 50%, và quý sau 50%, năm trước cũng tương tự

+ Đơn giá mua 20 và ổn định cả năm

+ Định mức hàng tồn kho cuối mỗi quý bằng 10% số lượng hàng bán quý sau, riêng cuối Q4 bằng cuối Q3, năm trước cũng tương tự

Yêu cầu: Lập dự toán tiêu thụ và mua hàng năm 20X+1 ( chi tiết từng quý)

Bài 2: Cty A có dữ liệu tiếp theo dữ liệu bài 1 như sau: (1.000đ) Chi phí bán hàng dự kiến (trả tiền ngay trong quý)


Q1 Q2 Q3 Q4
TL, BH…NV BH 10%DT 10%DT 10%DT 10%DT
CP vận chuyển hàng bán 2/chiếc 2/chiếc 2/chiếc 2/chiếc
CP điện, điện thoại 10.000 8.000 8.000 12.000
CP KH TSCĐ 20.000 20.000 20.000 20.000
Chi phí quản lý doanh nghiệp dự kiến


Q1 Q2 Q3 Q4
TL, BH…NV QL 16.000 18.000 21.000 22.000
CP điện, điện thoại 14.000 12.000 12.000 15.000
CP KH TSCĐ 25.000 25.000 25.000 25.000
CP khác 5.000 6.000 6.000 8.000
Yêu cầu: Lập dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 20X+1 ( chi tiết từng quý)

Bài 3: Cty A có dữ liệu tiếp theo dữ liệu bài 1, 2 như sau: (1.000đ)

- Cuối năm 20X còn tiền ở quỹ và ngân hàng 150.000, nợ vay NH 100.000 và lãi 2%

phải trả trong Q1/20X+1

- Tiền bán hàng thu được, tiền mua hàng phải trả theo số liệu của bài tập 1

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo số liệu của bài tập 2

- Theo kế hoạch phải nộp thuế TNDN mỗi quý là 16.000

- Định mức tiền tồn kho cuối mỗi Q1 là 53.000, Q2 là 43.800, Q3 là 29.760, Q4 là 51.224

- Mỗi quý nếu có nhu cầu vay NH đều chấp nhận, lãi 2% số tiền vay và trả trong quý sau

cả nợ và lãi

Yêu cầu: Lập dự toán thu chi tiền mặt năm 20 X+1 ( chi tiết từng quý)

Chương 6

Bài 1: Công ty A sản xuất 1 loại sản phẩm có tài liệu dự kiến: (đvt: 1.000đ)


Mức sản xuất và tiêu thụ: Nhu cầu vốn: Biến phí NVLTT/sản phẩm: 50.000sp mỗi năm5.000.000150
Biến phí NCTT/sản phẩm: 20
Biến phí SXC/sản phẩm: 30
Biến phí BH và QLDN/sản phẩm: Định phí SXC mỗi năm: Định phí BH và QLDN một năm: Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư hợp lý (ROI) Yêu cầu:152.000.0001.850.00020%
1. Áp dụng PP xác định giá bán toàn bộ, tính tỷ lệ STTT, lập phiếu tính giá bán đơn vị SP

2. Áp dụng PP xác định giá bán đảm phí, tính tỷ lệ STTT, lập phiếu tính giá bán đơn vị SP

3. Giả sử đã tiêu thụ được 45.000sp với giá bán đã tính ( gb =312). Có 1 KH đặt mua 5.000sp còn lại trong năng lực sản xuất của cty với giá 250/sản phẩm, không ảnh hưởng đến giá bán bình thường, có nên bán hay k?

Bài 2: Công ty B làm dịch vụ sửa chữa có tài liệu sau: (đvt: 1.000đ)

- Dự kiến chi phí trong năm


Chi phí Sửa chữa Kinh doanh phụ tùng
TL công nhân sửa chữa 400.000
TL NV QL và Phục vụ 50.000
TL NV Kinh doanh phụ tùng 20.000
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 23.5%TL 23.5%TL
Chi phí quản lý 160.500 16.200
Thuê TS 30.000 8.000
Bảo hiểm TSCĐ 10.000 12.000
Khấu hao TSCĐ 40.000 15.000
Giá mua của phụ tùng sử dụng 300.000
- Dịch vụ sửa chữa có 10 công nhân, 3 nhân viên phục vụ và 1 nhân viên quản lý

- Bộ phận KD phụ tùng có 2 nhân viên.

- Mỗi người làm việc 40 giờ/tuần, 50 tuần/năm

- Dự kiến lợi nhuận 1 giờ lao động trực tiếp sửa chữa: 5

- Dự kiến ROI của KD phụ tùng là 15% giá mua phụ tùng.

Yêu cầu:

1. Tính giá 1 giờ lao động trực tiếp ước tính

2. Tính tỷ lệ % STTT để tính giá bán phụ tùng (gb hàng hóa theo phương pháp toàn bộ)

3. Tính giá cho 1 công việc sửa chữa cần 16 giờ lao động trực tiếp và phụ tùng sử dụng có giá mua là 200.

Bài 3: Công ty A sản xuất 1 loại sản phẩm có tài liệu dự kiến: (đvt: đ)

- Bảng KQHĐKD năm 20X


Doanh thu (100.000sp) 20.000.000
Biến phí 15.000.000
- Biến phí NVLTT 8.000.000
- Biến phí NCTT 4.000.000
- Biến phí SXC 2.000.000
- Biến phí BH và QLDN 1.000.000
SDĐP 5.000.000
Định phí (trong đó có lãi tiền vay 1.000.000) 3.000.000
Lợi nhuận 2.000.000
- Vốn hoạt động bình quân 20X: 30.000.000

- Dự kiến năm 20X+1, chi phí (biến phí, định phí) tăng 10%, riêng lãi tiền vay, vốn hoạt

động bình quân, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư và sản lượng tiêu thụ vẫn như năm 20X

- Sản lượng tồn cuối các năm ổn định

Yêu cầu:

1. Áp dụng phương pháp xác định giá bán đảm phí, tính tỷ lệ STTT, lập phiếu tính giá bán đơn vị sản phẩm cho năm 20 X+1

2. Xác định khoản linh hoạt trong quyết định giá bán.

3. Nếu năm 20X+1 gặp khó khăn thì sản lượng tiêu thụ trên mức nào có thể bán theo giá chỉ cần lớn hơn chi phí nền để có lợi nhuận

Bài 4: Công ty A sản xuất 1 loại sản phẩm, dự kiến năng lực sản xuất và tiêu thụ năm 20 X+1 là 100.000 sản phẩm, có tài liệu: (đvt: 1.000đ)

- Chi phí NVLTT/sản phẩm: 144

- Chi phí NCTT/sản phẩm (trả lương theo sản phẩm): 124

- Biến phí SXC /sản phẩm 102

- Biến phí BH và QLDN/sản phẩm: 30

- Định phí SXC một năm: 4.000.000

- Định phí BH và QLDN một năm: 2.100.000

- Lãi tiền vay một năm: 1.000.000

- Nhu cầu vốn đầu tư (không đổi đến cuối năm) 19.500.000

- Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI): 20%/năm

Yêu cầu:

1. Lập phiếu tính giá bán nếu xác định bằng phương pháp trực tiếp

2. Với giá bán đã tính, xác định SDAT

3. Giả sử năm 20 X+1 tiêu thụ được 100.000 sản phẩm với giá bán 500/sản phẩm, xác định lợi nhuận trước thuế và tỷ lệ hoàn vốn đầu tư

Bài 5: Công ty dịch vụ sửa chữa có 20 công nhân sửa chữa, 10 nhân viên quản lý, phục vụ sửa chữa và kinh doanh phụ tùng, trung bình mỗi người làm việc 40 giờ 1 tuần, 50 tuần 1 năm. Có tài liệu sau: (đvt: 1.000đ)

- Lợi nhuận dự kiến của một giờ sửa chữa là 15, hoạt động KD phụ tùng là 10% giá mua

- Tiền lương công nhân sửa chữa theo giờ lao động, tiền lương NV quản lý và phục vụ kinh doanh phụ tùng trả theo doanh thu, giá mua phụ tùng tính theo đơn vị, các CP khác là định phí
- Dự kiến chi phí phát sinh trong năm:

Sửa chữa Kinh doanh phụ tùng
Tiền lương công nhân sửa chữa 300.000
Tiền lương NV quản lý và phục vụ 60.000 50.000
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 23.5%TL 23.5%TL
Chi phí khấu hao TSCĐ 50.000 40.000
Chi phí điện, nước, điện thoại 27.976 41.000
Chi phí thuê nhà 5.000 8.000
Chi phí công cụ dụng cụ 16.600 1.500
Trị giá mua phụ tùng thay thế (để bán)500.000
Yêu cầu:

1. Tính giá bán dự kiến cho một công việc sửa chữa phải thực hiện hết 10 giờ công sửa chữa và trị giá mua phụ tùng thay thế là 100

2. Với giá giờ công sửa chữa, tỷ lệ % STTT đã tính hãy xác định giờ công sửa chữa hòa vốn và doanh thu sửa chữa hòa vốn

3. Tại sao định giá bán dịch vụ bao gồm 2 bộ phận (tiền công và giá bán phụ tùng) riêng biệt? Tại sao giá dịch vụ phải dựa vào căn cứ thời gian lao động trực tiếp?

Bài 6: Công ty A sản xuất có tài liệu: (đvt: 1.000đ)

`Công suất sản xuất trung bình 200.000 sản phẩm/năm, nhưng hiện nay chỉ mới sản xuất và tiêu thụ: 150.000 sản phẩm, chưa có khả năng tiêu thụ cao hơn


Biến phí NVLTT/sản phẩm: 20
Biến phí NCTT/sản phẩm: 10
Biến phí SXC/sản phẩm: 6
Biến phí bán hàng: 4
Giá bán: Định phí SXC mỗi năm: Định phí bán hàng: Định phí QLDN một năm: 60800.0001.400.000600.000
- Có 1 KH đặt mua thường xuyên mỗi năm 50.000 sản phẩm, yêu cầu giá 56/sản phẩm và
chi phí giao hàng 100.000

Yêu cầu:

1. Người quản lý cho biết giá bán lô hàng này không làm ảnh hưởng giá bán sản phẩm còn lại trên thị trường. Vậy muốn sau khi bán thêm 50.000 sản phẩm phải có lợi nhuận. Có chấp nhận đơn đặt hàng này không?

2. Người quản lý cho biết nếu bán lô hàng này thì giá bán sản phẩm trong năm sau toàn bộ là 56/sản phẩm. Có chấp nhận đơn đặt hàng này không?

Bài 7: Cty đang nghiên cứu sản xuất và tính giá cho sản phẩm mới. Quá trình sản xuất cần 500.000.000đ vốn đầu tư. Cty muốn đạt ROI = 10%. Các chi phí khác liên quan đến sản phẩm mới như sau: biến phí sản xuất: 19.000đ/sp; biến phí ngoài sản xuất:1.000đ/sp. Định phí sản xuất chung: 250.000.000đ/năm; định phí ngoài sản xuất: 150.000.000đ/năm. Cty tính giá bán theo phương pháp trực tiếp.

Yêu cầu:

1. Giả sử cty dự kiến sản xuất và bán 50.000 sản phẩm mỗi năm. Tính STTT và giá bán

2. Giả sử cty dự kiến sản xuất và bán 30.000 sản phẩm mỗi năm. Tính STTT và giá bán Bài 8: DN sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Q có số liệu như sau:


DT (10.000sp x 30.000đ/sp) 300.000
GVHB 180.000
Lãi gộp 120.000
CP ngoài sản xuất 70.000
Lãi thuần 50.000
Biến phí sản xuất 1 sản phẩm gồm: NVLTT: 3.000đ, NCTT: 4.000đ, SXC: 1.000đ. ĐP SXC chiếm 100.000.000đ trong GVHB và 50.000.000đ định phí ngoài sản xuất.

Yêu cầu:

1. Tính giá bán và lập phiếu tính giá bán, lập bảng BCKQKD theo phương pháp toàn bộ

2. Tính giá bán và lập phiếu tính giá bán, lập bảng BCKQKD theo phương pháp trực tiếp.

3. Giả sử DN có đủ năng lực sản xuất thêm 12.500 sp mỗi năm. Có 1 DN muốn mua

12.500sp với giá 15.000đ/sp.

- Sử dụng phiếu lập giá bán ở câu 1 thì DN có nên chấp nhận đề nghị này hay k? hãy giải thích.

- Hãy giải thích vì sao mẫu định giá bán ở câu 2 có thể tiện dụng đối với nhà quản trị trong việc ra quyết định đặc biệt. Sử dụng phiếu định giá này DN có chấp nhận đề nghị không?



Chương 7:

Bài 1: Công ty A có tài liệu sau: (đvt: 1.000đ)

Trong dây chuyền sản xuất có một chiếc máy thường bị hỏng, cty dự tính sửa máy cũ hoặc mua máy mới với thông tin thu thập được:


Máy cũ Máy mới
Nguyên giá 200.000 250.000
Giá trị hao mòn 20.000
Chi phí hoạt động 40.000 44.000
Chi phí sửa chữa, bảo trì 50.000 20.000
Giá trị tận dụng 1.000 5.000
Chi phí thuê gia công t/g sửa máy 30.000
Giá bán máy cũ hiện tại 160.000
Thời gian sd 5 năm 5 năm
Yêu cầu: cung cấp thông tin thích hợp và quyết định nên sử dụng máy cũ hay mua máy mới?

Bài 2: Công ty C có tài liệu năm 200X như sau: (đvt: 1.000đ)


Chỉ tiêu Tổng cộngsản phẩm
X Y Z
Doanh thu 250,000 125,000 75,000 50,000
Biến phí 105,000 50,000 25,000 30,000
SDĐP 145,000 75,000 50,000 20,000

Định phí bộ phận 92,000 44,000 29,000 19,000
- tiền lương 50,000 29,500 12,500 8,000
- Khấu hao TSCĐ 27,000 11,500 8,500 7,000
- Quảng cáo 12,000 1,000 7,500 3,500
- BH TSCĐ 3,000 2,000 500 500
Số dư bộ phận 53,000 31,000 21,000 1,000
Đp chung 30,000
Lãi (lỗ) 23,000
Yêu cầu:

1. Người quản lý dự tính ngừng kinh doanh sản phẩm Z và cho thuê TSCĐ hàng năm được

20.000, chi phí bảo hiểm 1.000, nhân viên thôi việc, không quảng cáo, định phí chung không

đổi, sản phẩm X, Y tiêu thụ bình thường như cũ. Cung cấp thông tin thích hợp và quyết định

như thế nào?

2. Người quản lý dự tính ngừng kinh doanh sản phẩm Z, sd tài sản đó kinh doanh sản phẩm

K có dth 100.000, biến phí 60.000, chi phí bảo hiểm 1.000, tiền lương không đổi, không quảng

cáo, định phí chung không đổi. Cung cấp thông tin thích hợp và quyết định như thế nào?

3. Kinh doanh sản phẩm Z, cho thuê TSCĐ, kinh doanh sản phẩm K, nên quyết định phương

án nào?

Bài 3: Công ty D có tài liệu như sau: (đvt: 1.000đ)

- Có dự án sản xuất sản phẩm J cần 4.000 chi tiết M, 2.000 chi tiết N, có thể mua hoặc tự

sản xuất, thông tin dự kiến như sau:


Sản xuất Mua
M N M N
Biến phí 80 50 90 60
Định phí bộ phận
- KH TSCĐ 16.000 25.000
- TL NV QLSX 20.000
- Bảo hiểm TSCĐ 10.000
- Nếu mua cả 2 loại chi tiết thì định phí bộ phận không có

- Nếu mua chi tiết M, sản xuất chi tiết N thì tiền lương nhân viên quản lý giảm 4.000, chi

phí bảo hiểm TSCĐ giảm 6.000

- Nếu mua chi tiết N, sản xuất chi tiết M thì tiền lương nhân viên quản lý giảm 8.000, chi

phí bảo hiểm TSCĐ giảm 4.000

Yêu cầu: Cung cấp thông tin thích hợp và quyết định như thế nào?
 

Đính kèm

  • 2.1-Bai tap KTQT-NCT.pdf
    502.5 KB · Lượt xem: 4

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top