Bài tập Kiểm toán TSCĐ và chi phí khấu hao

Đan Thy

Member
Hội viên mới
Câu 1: Nêu một số đặc điểm của khoản mục TSCĐ trong doanh nghiệp.
- Giá trị lớn (từ 30 tr). Thời gian sử dụng lâu dài (lớn hơn 1 năm)
- Chiếm tỷ trọng lớn trên phần tổng TS của DN (Đặt biệt là DN sản xuất)
- Số lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều
Câu 2: Nêu các thử nghiệm cơ bản chủ yếu được kiểm toán viên thực hiện trong kiểm toán TSCĐ hữu hình.
- Kiểm tra quyền sở hữu (HĐ mua bán, HĐ tài chính, BB bàn giao, chứng từ thanh toán,..
- Chứng kiến kiểm kê để đảm bảo mục tiêu hiện hữu
- Kiểm tra trình bày vsf công bố đầy đủ trên BCTC (CĐKT…; TM BCTC..;)
- Kiểm tra việc chuyển số dư đầu kỳ …
Câu 3: Làm thế nào để kiểm toán viên có thể phát hiện được các trường hợp chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ nhưng đơn vị ghi nhận vào chi phí sửa chữa, bảo dưỡng trong kỳ?
Để kiểm tra xem liệu chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu có điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ nhưng lại được ghi nhận vào chi phí sửa chữa, bảo dưỡng trong kỳ hay không, kiểm toán viên có thể thực hiện các bước sau đây:
  1. Xác định các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp trong kỳ: Kiểm toán viên cần xác định các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp TSCĐ trong kỳ kiểm toán.
  2. Xem xét các chính sách của đơn vị về chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp: Kiểm toán viên cần xem xét các chính sách của đơn vị về chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp TSCĐ. Các chính sách này có thể đưa ra các hướng dẫn về việc nào được xem là chi phí sửa chữa và bảo dưỡng và việc nào được xem là chi phí nâng cấp.
  3. Kiểm tra các chứng từ liên quan: Kiểm toán viên nên kiểm tra các chứng từ liên quan đến các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp TSCĐ, bao gồm các hóa đơn, phiếu nhập kho, báo cáo sửa chữa, bảo dưỡng, ...
  4. Xem xét hồ sơ TSCĐ: Kiểm toán viên cần xem xét hồ sơ TSCĐ để xác định xem liệu các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp có liên quan đến TSCĐ nào.
  5. So sánh các thông tin: Kiểm toán viên cần so sánh các thông tin về chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp TSCĐ với các thông tin khác, bao gồm nguyên giá ban đầu, giá trị còn lại và thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ.
Nếu kiểm toán viên phát hiện các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp TSCĐ không được ghi nhận đầy đủ và chính xác, kiểm toán viên nên đưa ra các khuyến nghị và kiến nghị cần thiết để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của báo cáo tài chính của đơn vị.


Câu 4: Hãy nêu những thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên thực hiện để đạt được các mục tiêu kiểm toán sau đây:
1. TSCĐHH đơn vị được kiểm toán thể trên BCTC cho năm tài chính 201X là có thật.
- Chứng kiến kiểm kê…
2. Những TSCĐ thể hiện trên BCTC cho năm tài chính 201X là thuộc quyền sở hữu của đơn vị được kiểm toán.
- Thu nhập chứng từ: hợp đồng mua bán, hóa đơn tài chính, bien bản bàn giao chứng từ thanh toán
3. Các thông tin về việc cầm cố, thế chấp TSCĐ được trình bày, thuyết minh đầy đủ trên BCTC.
- Hợp đồng vay, giấy nhận nợ
- Gửi thư xát nhận ngân hàng
4. Tất cả những nv tăng TSCĐHH trong năm đã được ghi nhận là thật sự ph.s (có thật).
- Chứng kiếm kiểm kê
- Kiểm tra chứng từ
Câu 5: Ứng với từng thủ tục KiT sau đây, hãy nêu các mục tiêu kiểm toán có thể đạt được.
1. Thu thập bảng tính KH TSCĐ trong kỳ, đối chiếu bảng tính KH với sổ dư trên sổ cái.

- Ghi chép chính xác
- Sự đầy đủ
2. Phân tích tài khoản thu nhập khác để xác định xem có khoản thu nhập nào phát sinh từ việc bán TSCĐ hay không.
- Sự đầy đủ
3. Kiểm tra các khoản ghi tăng nguyên giá TSCĐ do nâng cấp trong năm.
- Chính xác
4. Tính toán lại mức khấu hao cho một số TSCĐ và lần theo số liệu của nó trên sổ cái.
- Chính xác
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top